Tin khắp nơi – 30/06/2019


Tin khắp nơi – 30/06/2019

Tổng thống Trump đặt chân sang đất Bắc Hàn

Cuộc gặp bất ngờ và lịch sử
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un tại khu phi quân sự (DMZ) trong một cuộc gặp mà lần đầu tiên có tổng thống Mỹ đương nhiệm đặt chân sang đất Bắc Hàn.
Cuộc gặp vốn chưa từng được biết đến sau khi ông Trump viết trên Twitter hôm 29/6 về lời mời dành cho ông Kim trong lúc đang dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhật.
Tại cuộc họp báo chung không định trước với Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in sau cuộc gặp với Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn, ông Trump cho biết Những điểm chính như sau:
Các nhà đàm phán từ hai nước sẽ gặp nhau trong hai hoặc ba tuần tới.
Ông Trump đã hỏi Kim Jong-un rằng ông có muốn ông đi qua ranh giới phân chia Bắc và Nam Hàn hay không và ông Kim nói ông sẽ coi đó là niềm vinh dự.
Ông Trump cảm ơn ông Kim vì đã gặp gỡ trong một thông báo ngắn như vậy, tiết kiệm cho ông một số báo chí tiêu cực.
Ông Trump xác nhận rằng ông đã mời ông Kim tới Nhà Trắng, nhưng không có gì chính thức được đồng ý.
Ông Trump nói rằng ông không coi các vụ phóng tên lửa của Bắc Hàn vào tháng Năm là các vụ thử tên lửa.
Ông Trump nói rằng các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Hàn vẫn được áp dụng, mặc dù ông muốn loại bỏ.
Nhà bình luận Ankit Panda chỉ ra rằng đây là cuộc gặp gỡ ba bên đầu tiên giữa lãnh đạo hai miền Triều Tiên và Hoa Kỳ. Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-in đã cố gắng đóng vai trò trung gian hòa giải giữa hai nước trong nhiều năm.
Khoảnh khắc này là thứ chúng ta chưa từng thấy trước đây. Bình Nhưỡng vốn thích sự kiện ngoại giao được lên kế hoạch cẩn thận.
Ông John Delury của Đại học Yonsei ở Seoul nói với BBC rằng việc ông Kim cùng nói chuyện với ông Moon và ông Trump “là điều rất phi thường”.
Cũng tại sự kiện hôm 30/6, người ta thấy ông Trump bước qua lằn ranh biên giới vào lãnh thổ Bắc Hàn. Ông Kim Jong-un nói: “Đó là một hành động rất can đảm và quyết đoán”.
Ông Trump cũng dẫn Kim vào lãnh thổ Nam Hàn.
Chưa từng có tổng thống Mỹ đương nhiệm nào từng bước vào lãnh thổ Bắc Hàn trước đây.
Bình Nhưỡng ‘vẫn giữ vũ khí hạt nhân’?
Tập Cận Bình nói gì trước chuyến thăm Bình Nhưỡng?
Mỹ ‘theo dõi’ việc Bắc Hàn thử tên lửa tầm ngắn
Trump đã yêu cầu Kim chuyển giao hạt nhân qua một tờ giấy
Bình Nhưỡng mô tả đề nghị này là “thú vị”, nhưng chưa cho biết liệu ông Kim có nhận lời hay không.
Ông Trump đang ở Nam Hàn để thảo luận về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa và vấn đề thương mại.
Một cuộc gặp với ông Kim sẽ là cuộc gặp gỡ mang tính biểu tượng, tiêu biểu cho phong cách ngoại giao khác thường của ông Trump.
Bắc Hàn: ‘Mỹ vứt đi cơ hội vàng’
Trump lo ngại bãi phóng tên lửa của Bắc Hàn
Đến nay đã hai hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim diễn ra tại Singapore và Việt Nam – và thất bại trong việc thu hẹp sự khác biệt về tham vọng hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Các nhà bình luận nói rằng một cuộc họp thứ ba giữa hai người tại DMZ sẽ đem lại tiếng vang nhưng tác động tối thiểu đến tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa.
Ông Trump chưa xác nhận ông Kim sẽ ở đó mà chỉ nói ông mong đợi có chuyến thăm DMZ “thực sự thú vị”.
Bình Nhưỡng mô tả đề nghị này là một “gợi ý rất thú vị”, nhưng nhấn mạnh rằng họ chưa nhận được yêu cầu chính thức.
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48769759

Donald Trump: Tổng thống Mỹ đương nhiệm

đầu tiên đặt chân lên Bắc Triều Tiên

Trọng NghĩaThùy Dương
Ngày 30/06/2019 có thể được ghi vào lịch sử như là ngày mà một tổng thống Hoa Kỳ đang tại chức đặt chân trên lãnh thổ Cộng Hòa Nhân Dân Triều Tiên. Đáp ứng lời mời qua Twitter của tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra trước đó một hôm, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã đến Bàn Môn Điếm để tiếp xúc với đồng nhiệm Hoa Kỳ. Nhân dịp này tổng thống Mỹ đã có một cử chỉ đầy biểu tượng : Bước qua lằn ranh biên giới, đặt chân lên phần đất của Bắc Triều Tiên.
Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường thuật :
« Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến đến từ phía nam. Ông ấy bước về phía lằn ranh biên giới hai miền nam bắc Triều Tiên, giữa hai tòa nhà màu xanh da trời, trên lối đi lát bê tông cắt ngang đường giới tuyến. Phía bên này đường ranh giới, Donald Trump chờ đợi vài giây, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đang tiến lại từ phía bắc.
Hai nhà lãnh đạo bắt tay nhau qua đường giới tuyến. Họ vượt qua biên giới rồi bước sang phần đất miền bắc. Đây thực sự là thời khắc lịch sử. Donald Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên đặt chân đến Bắc Triều Tiên khi đang tại chức.
Sau đó, hai nhà lãnh đạo nhanh chóng quay trở lại phần đất phía nam. Họ tươi cười nói chuyện trước rất đông nhiếp ảnh gia đang tìm cách ghi lại khoảnh khắc lịch sử nói trên.
Phát biểu với các nhà báo, tổng thống Mỹ cho biết là bước qua lằn ranh biên giới là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, ông Trump cũng không thể chắc chắn là hình ảnh đẹp, ngón đòn truyền thông đó có thực sự cho phép hai bên quay lại bàn đàm phán hay không.
Hai nhà lãnh đạo sau đó đã gặp tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In. Và cả ba nhà lãnh đạo vào thảo luận bên trong tòa nhà nằm bên cạnh lằn ranh biên giới, trên đất Hàn Quốc ».
Thách thức các quy tắc ngoại giao
Trung thành với thói quen của mình, tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa thách thức các quy tắc ngoại giao : ông Trump đã đề nghị lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tới cuộc gặp thông qua tin nhắn trên mạng Twitter để « bắt tay và chào nhau ».
Với một phản ứng nhanh chóng khác thường, Bắc Triều Tiên thể hiện thái độ quan tâm. Thứ trưởng Ngoại Giao Choe Son Hui tuyên bố một thượng đỉnh như vậy sẽ là « một dịp có ý nghĩa nhằm thắt chặt quan hệ cá nhân giữa hai nhà lãnh đạo, và để thúc đẩy các quan hệ song phương ».
Seoul nhận định cuộc gặp tại nơi biểu tượng cho 7 thập kỷ chia cắt và thù địch sẽ mang ý nghĩa quan trọng. Diễn ra khi không có nhiều thời gian chuẩn bị, một thượng đỉnh như vậy có thể sẽ không cho phép đạt được những bước tiến ngay lập tức về vấn đề hạt nhân, nhưng có thể sẽ góp phần tái khởi động các cuộc đàm phán vốn đang bị tắc nghẽn từ nhiều tháng nay.
Không chỉ là để bắt tay và chào hỏi
Khi mời ông Kim Jong Un đến gặp mặt ở vùng phi quân sự phân chia hai nước Nam và Bắc Triều Tiên, tổng thống Mỹ cho biết mục tiêu « chỉ là để bắt tay và chào hỏi nhau » (just to shake hand and say hello), nhưng trong thực tế cuộc gặp đã trở thành một sự kiện lịch sử.
Ông Donald Trump đã nhận lời mời của ông Kim Jong Un, bước qua vạch kẻ phân cách Hàn Quốc với Bắc Triều Tiên và đi vài bước trên lãnh thổ Bắc Triều Tiên trước khi cùng ông Kim quay trở lại phần đất của Hàn Quốc.
Ông Donald Trump như vậy đã trở thành tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Bắc Triều Tiên, một sự kiện chưa từng thấy trong lịch sử. Vào năm 1994, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng đã từng đến Bắc Triều Tiên, nhưng khi ấy ông Carter không còn tại chức.
Cuộc gặp gọi là để chào hỏi xã giao sau đó đã biến thành một tiểu thượng đỉnh ở Bàn Môn Điếm, kéo dài khoảng 50 phút, chứ không đơn thuần là một cái bắt tay và một tiếng Hello như ông Trump gợi lên trong lời mời.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190630-donald-trump-tong-thong-my-duong-nhiem-dau-tien-dat-chan-len-bac-trieu-tien

Sau hội kiến với Kim tại Bàn Môn Điếm,

Trump tuyên bố đàm phán tiếp

Trọng Thành
Ngoài hành động mang tính biểu tượng bước qua lằn ranh giới tuyến Nam Bắc Triều Tiên, dấu ấn chia cắt sâu đậm nhất còn lại của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cuộc gặp bất ngờ giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên còn để lại những kết quả cụ thể gì ?
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, sau cuộc họp kín kéo dài 53 phút, với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, tại ngôi nhà mang tên Tự Do, trên đường giới tuyến Liên triều, bên phía lãnh thổ Hàn Quốc, trong cuộc họp báo chung với tổng thống Hàn Quốc, nguyên thủ Mỹ tuyên bố: « Chúng tôi đã đạt thỏa thuận về việc thành lập các ê kíp », để chuẩn bị trong hai ba tuần lễ tới sẽ mở lại các đàm phán.
Cũng như những lần hội kiến trước, tổng thống Mỹ tỏ ra tin tưởng. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In tham gia vào cuộc gặp mặt tay ba lịch sử này, và cũng là người tham gia kiến thiết cuộc hội kiến bất ngờ, ghi nhận : với cuộc gặp mặt trực tiếp Trump – Kim lần thứ ba, tại Bàn Môn Điếm, « tiến trình hòa bình nhằm hướng đến phi hạt nhân hóa hoàn toàn, và thiết lập một nền hòa bình vĩnh viễn trên bán đảo Triều Tiên, đã vượt qua được một trở lực lớn ».
Vẫn theo Yonhap, sau khi thông báo về nhân sự đứng đầu đoàn đàm phán mỗi bên, Donald Trump và Kim Jong Un đã quyết định sẽ nhanh chóng tái khởi động tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa. Tổng thống Mỹ cho biết đặc sứ về Bắc Triều Tiên Stephen Biegun sẽ tiếp tục dẫn dắt đoàn đàm phán Hoa Kỳ, đồng thời bày tỏ hy vọng Bình Nhưỡng thay đổi một số thành phần trong đoàn.
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên không đưa ra tuyên bố nào sau cuộc họp kín.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, nhiều chuyên gia chính trị quốc tế và chính trị gia tỏ ra ngờ vực về cuộc hội kiến bất ngờ Trump – Kim lần thứ ba, mà tổng thống Mỹ thoạt tiên nhấn mạnh chỉ là một cuộc gặp thân mật nhằm duy trì quan hệ song phương, chứ hoàn toàn không phải là một cuộc thượng đỉnh lần thứ ba.
Mintaro Oba, một cựu quan chức bộ Ngoại Giao Mỹ, chuyên gia về khu vực châu Á – Thái Bình Dương, phê phán lối ngoại giao mang tính quảng cáo, không nhằm giải quyết các vấn đề thực chất của tổng thống Mỹ. Trả lời ABC, ứng cử viên sơ bộ tranh cử tổng thống Mỹ, đảng Dân Chủ, thượng nghị sĩ Bernie Sanders khẳng định bản thân ông không hề thấy có vấn đề gì khi gặp gỡ lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un tại Bắc Triều Tiên hay nơi khác, đồng thời lên án phong cách ngoại giao « trưng ảnh » của tổng thống Mỹ, và « sự bất nhất không thể tin nổi » của tổng thống Trump đã làm suy yếu nền ngoại giao Hoa Kỳ.
Món quà tráo đổi
Theo nhà phân tích Go Myong Hyun, Viện nghiên cứu chính trị Asan, Seoul, cuộc gặp nói trên là « một món quà rất lớn của Kim dành cho Trump », trong bối cảnh đàm phán bế tắc sau thượng đỉnh Hà Nội, bởi cho đến nay Washington không hề đáp ứng đòi hỏi của Bình Nhưỡng, là cần dỡ bỏ một số trừng phạt quốc tế để nối lại các đàm phán. Chế độ Bình Nhưỡng đã « mang lại một cơ hội mới » cho tổng thống Mỹ, muốn khẳng định là quan hệ ngoại giao có thể duy trì, chủ yếu nhờ mối quan hệ cá nhân giữa hai lãnh đạo.
Ngược lại, vẫn theo vị chuyên gia này, cuộc gặp này cũng là món quà của tổng thống Mỹ tặng lãnh đạo họ Kim, từ lâu vẫn trông đợi một tổng thống Mỹ đặt chân lên đất Bắc Triều Tiên, và được Hoa Kỳ đối xử bình đẳng. Trước cuộc họp kín, lãnh đạo Bắc Triều Tiên tỏ ý tin tưởng là mối quan hệ mật thiết của mình với tổng thống Mỹ « sẽ cho phép vượt qua nhiều trở ngại », và chỉ có một mối quan hệ như vậy mới cho phép hai bên tổ chức trong chớp nhoáng một cuộc hội kiến được đánh giá là lịch sử này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190630-sau-hoi-kien-voi-kim-tai-ban-mon-diem-trump-tuyen-bo-dam-phan-tiep

Mỹ-BTT: Vì sao Trump

bất ngờ muốn gặp Kim Jong Un ở Bàn Môn Điếm?

Trọng Thành
Cuộc hội kiến lịch sử giữa một tổng thống đương nhiệm Mỹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên trên lãnh thổ Bắc Hàn diễn ra bất ngờ. Donald Trump tung ra lời mời chỉ ngay trước khi từ Nhật Bản sang Hàn Quốc, còn Kim Jong Un thông báo nhận lời ít giờ trước thời điểm dự kiến ngày 30/06/2019. Vì sao lại có cuộc hội kiến có vẻ như đầy ngẫu hứng này ?
Trả lời RFI, nhà chính trị học Pascal Dayez-Burgeon, từng là một nhà ngoại giao tại Hàn Quốc, nhấn mạnh đến việc Washington không muốn để Trung Quốc thao túng hồ sơ Bắc Triều Tiên, đặc biệt với việc bất ngờ tổ chức thượng đỉnh Tập – Kim, chỉ ít ngày trước cuộc gặp Donald Trump – Tập Cận Bình tại Nhật Bản :
« Có thể là do ông Trump khá lo ngại về cuộc thượng đỉnh giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên với chủ tịch Trung Quốc tại Bình Nhưỡng (ngày 20/06/2019). Ông Trump không muốn hồ sơ Bắc Triều Tiên thoát khỏi tay ông ta để rơi trở lại vào vòng kiềm tỏa của Bắc Kinh. Tổng thống Mỹ đã quyết định phải phản ứng một cách nhanh chóng, với những gì có trong tầm tay.
Đối với Trung Quốc, điều thực sự quan trọng là các đàm phán với Mỹ nhằm chấm dứt cuộc chiến thương mại. Nếu Trung Quốc để ngỏ cho Hoa Kỳ một vùng tự do hành động trong hồ sơ Bắc Triều Tiên, Bắc Kinh hy vọng Washington sẽ bớt cứng rắn hơn trong các thương lượng về thương mại. Đây là một khía cạnh của vấn đề.
Nhưng cũng không nên quên rằng, đối với Bắc Kinh, Bắc Triều Tiên trong một chừng mực nào đó là một quốc gia mang tính chiến lược, giống như Cuba. Nếu như Hoa Kỳ đặt chân được vào Bắc Triều Tiên, như vậy họ chỉ còn cách Trung Quốc chừng 200 km. Điều rất quan trọng đối với Bắc Kinh là phải tiếp tục ở trong cuộc chơi, do sự gần gũi với Bắc Triều Tiên về mặt lãnh thổ, miền bắc Trung Quốc tiếp giáp với Bắc Triều Tiên.
Như vậy, Trung Quốc cũng không thể để phó mặc hoàn toàn Bắc Triều Tiên cho nước Mỹ… Vấn đề ở đây như vậy là rộng lớn hơn nhiều chủ đề cụ thể (phi hạt nhân hóa) Bắc Triều Tiên. Theo góc nhìn này, hồ sơ Bắc Triều Tiên chỉ là khía cạnh mang tính chiến thuật trong các thương lượng mang tính toàn cầu ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190630-my-btt-vi-trump-bat-ngo-muon-gap-kim-jong-un-o-ban-mon-diem

TT Trump ‘cho thấy ý định

tăng cường đối thoại’ với ông Putin

Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý tăng cường đối thoại với người đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Osaka, Nhật Bản, hãng tin Interfax dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm 30/6.
Theo Reuters, ông Trump và ông Putin gặp nhau một tiếng rưỡi hôm 28/6 bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên hai ông gặp lại nhau kể từ cuộc gặp chính thức đầu tiên ở Helsinki một năm trước.
Hãng tin Anh nói rằng có ít thông tin về cuôc thảo luận ở Osaka được công bố. Ông Peskov nói hôm 28/6 rằng ông Trump tỏ ra sẵn sàng bắt đầu đối thoại với Nga về vấn đề ổn định chiến lược và giải trừ vũ khí. Ngoài ra, hai ông cũng thảo luận về việc các thủy thủ Ukraine bị Nga bắt vào cuối năm 2018.
XEM THÊM:
Putin nói Nga sẽ làm mọi điều có thể để cải thiện quan hệ với Mỹ
“Tổng thống Mỹ rõ ràng cho thấy ý định tăng cường đối thoại. Còn về phía ông Putin, lâu nay ông đã nói về mong muốn theo đuổi việc bình thường hóa quan hệ [với Mỹ]”, ông Peskov nói, theo Interfax.
Ông Peskov cũng nói rằng ông Trump dường như không vui về quy mô kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Nga, đồng thời tại cuộc gặp, chỉ đạo trực tiếp Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin làm việc với người đồng nhiệm Nga Anton Siluanov nhằm vượt qua các rào cản thương mại.
https://www.voatiengviet.com/a/tt-trump-cho-th%E1%BA%A5y-%C3%BD-%C4%91%E1%BB%8Bnh-t%C4%83ng-c%C6%B0%E1%BB%9Dng-%C4%91%E1%BB%91i-tho%E1%BA%A1i-v%E1%BB%9Bi-%C3%B4ng-putin/4979514.html

Nhiều ứng viên tổng thống Mỹ

coi TQ là ‘mối đe dọa lớn nhất’

Chiến tranh thương mại căng thẳng khiến các ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ nghi ngại về Trung Quốc trong lần tranh luận đầu tiên.
Tại cuộc tranh luận đầu tiên ở Miami hôm 26/6, khi các ứng viên tranh cử tổng thống Mỹ đảng Dân chủ đã nhận được câu hỏi họ coi đâu là mối đe dọa địa chính trị lớn nhất đối với quốc gia, 4 trong 10 người tham gia tranh luận đã gọi tên Trung Quốc.
Hạ nghị sĩ bang Ohio Tim Ryan tuyên bố “không còn gì bàn cãi” về việc Trung Quốc chính là mối đe dọa lớn nhất với Mỹ vì họ “đang lấn át người Mỹ” về mặt kinh tế trên toàn thế giới.
Cựu bộ trưởng phát triển nhà ở và đô thị Julian Castro trong khi đó trả lời câu hỏi của người dẫn chương trình một cách ngắn gọn: “Trung Quốc và biến đổi khí hậu”.
Hạ nghị sĩ bang Maryland John Delaney cho rằng “thách thức địa chính trị lớn nhất là Trung Quốc nhưng mối đe dọa địa chính trị lớn nhất vẫn là vũ khí hạt nhân”.
Amy Klobuchar, thượng nghị sĩ bang Minnesota, nói Mỹ hiện phải đối mặt với hai mối đe dọa là Trung Quốc và căng thẳng với Iran.
Vòng tranh luận sơ bộ thứ hai diễn ra ngày 27/6 có sự tham gia của nhiều ứng viên nặng ký như cựu tổng thống Joe Biden hay thượng nghị sĩ bang Vermont Bernie Sanders, người tin rằng “sẽ là sai lầm nếu giả vờ Trung Quốc không phải một trong 4 đối thủ kinh tế hàng đầu của Mỹ”.
Giới phân tích đánh giá chính sách đối ngoại không đóng vai trò lớn trong các cuộc tuyển chọn ứng viên tổng thống sơ bộ của Mỹ, nơi cử tri hầu như chỉ quan tâm tới những vấn đề sát sườn với cuộc sống của họ, song chiến tranh thương mại với Trung Quốc sẽ là một tiêu điểm khi cuộc bầu cử tổng thống đang tới gần.
Thời gian qua, ngày càng xuất hiện nhiều tiếng nói chống Trung Quốc ở Washington, trong đó các thành viên đảng Dân chủ cùng đồng tình trước quan điểm của chính quyền Tổng thống Donald Trump rằng Trung Quốc đang hưởng lợi từ thương mại bất bình đẳng với Mỹ. Tuy nhiên, họ phản đối chiến lược mà Trump đang sử dụng nhằm đối phó với Bắc Kinh gồm đơn phương áp đặt hàng rào thuế quan và liên tiếp tung ra những lời đe dọa. Trump đổ lỗi cho Trung Quốc khiến việc làm của Mỹ sụt giảm và khẳng định Trung Quốc đã lợi dụng nước Mỹ về thương mại suốt nhiều năm.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28995-nhieu-ung-vien-tong-thong-my-coi-tq-la-moi-de-doa-lon-nhat.html

2 Phụ Nữ Sẵn Sàng Làm Chứng

Tố Trump Sàm Sỡ Nhà Báo Carroll

WASHINGTON   -     TT Trump tiếp tục chối cãi tố giác của ký mục gia E. Jean Carroll về vụ xâm phạm tình dục giữa thập niên 1990. Nhưng 2 người bạn của Carroll nói sẵn sàng làm chứng .
Ghi âm cuộc phỏng vấn của New York Times với Carol Martin và Lisa Birnbach, cùng là bạn của nhà báo Carroll, đã được đăng trên trang mạng “The Daily” hôm Thứ Năm 27/06. Trong ghi âm mày, Martin và Birnbach đã kể lại các đối thoại với Carroll 1 ngày sau vụ sàm sỡ của Trump. Hồi đầu tuần, ông Trump đã phản bác, với mô tả Carroll không là mẫu người ông ưa thích, và cả quyết vụ đó không xẩy ra.
Trong cuộc phỏng vấn tối Thứ Hai của Anderson Cooper, Carroll cười lớn và nói “Tôi không là loại của ông ta? Tôi vui”.
Trong 1 cuộc phỏng vấn trước của CNN, bà Carroll nhận xét: phản ứng của Trump trước các tố cáo của 15 phụ nữ khác là tương tự, là chối cãi, là đe dọa và tấn công.
Tố cáo của bà Carroll cũng là 1 phần của tập sách sắp xuất bản đăng trên tờ New York Magazine với 1 bức ảnh chụp năm 1987 có mặt Trump, Ivanka (vợ Trump lúc ấy), Carroll và chồng lúc ấy là John Johnson. Trump cả quyết không hề gặp Carroll, mọi tố cáo là dối trá … Trump nói với phóng viên “1 tấm ảnh không chứng thực điều gì”.

https://vietbao.com/p114a295900/2-phu-nu-san-sang-lam-chung-to-trump-sam-so-nha-bao-carroll

Thẩm phán ngăn Trump lấy tiền của quân đội

xây tường biên giới

Một thẩm phán liên bang hôm thứ Sáu phán quyết ngăn chặn Tổng thống Donald Trump lấy 2,5 tỉ đôla ngân khoản dành cho quân đội để xây những đoạn tường biên giới mà ông dành ưu tiên ở các bang California, Arizona và New Mexico.
Thẩm phán Haywood S. Gilliam, Jr. ở Oakland ra phán quyết trong hai vụ kiện do bang California và các nhà hoạt động đệ trình. Họ lập luận rằng việc chuyển tiền là bất hợp pháp và việc xây dựng bức tường sẽ đe dọa tới môi trường.
Phát biểu hôm thứ Bảy tại một cuộc họp báo vào cuối hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, ông Trump gọi phán quyết là một “nỗi ô nhục” và tuyên bố sẽ kháng án ngay lập tức.
Phán quyết này nhất quán với các phán quyết vào tháng trước của Thẩm phán Gilliam ngăn chặn khởi công những dự án được ưu tiên cao nhất – một đoạn tường trải dài 74 km ở New Mexico và một đoạn tường bao gồm 8 km ở Yuma, Arizona.
Nhưng cuộc chiến pháp lí còn lâu mới kết thúc. Tòa án Phúc thẩm Liên bang Khu vực 9 dự kiến sẽ thẩm xét một vấn đề tương tự liên quan tới việc sử dụng tiền của quân đội vào tuần sau.
Vấn đề đang tranh chấp là tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia vào tháng 2 của ông Trump cho phép ông chuyển 6,7 tỉ đôla từ quân đội và các nguồn khác để bắt đầu xây dựng bức tường biên giới, có thể bắt đầu sớm nhất là ngày thứ Hai.
Ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi thất bại trong cuộc chiến với Hạ viện do phe Dân chủ kiểm soát dẫn đến việc chính phủ đóng cửa trong 35 ngày.
https://www.voatiengviet.com/a/tham-phan-ngan-trump-lay-tien-cua-quan-doi-xay-tuong-bien-gioi/4979050.html

Tuần hành khắp nơi kỷ niệm 50 năm

dân đồng tính nổi dậy ở New York

Trọng Thành
Kỷ niệm nửa thế kỷ cuộc nổi dậy của người đồng tính tại Mỹ, tại Paris, gần nửa triệu người chiều nay, 29/06/2019, tham dự cuộc tuần hành của cộng đồng LGBTQ (những người đồng tính, chuyển giới, lưỡng tính…). Nhiều cuộc tuần hành tương tự diễn ra tại Manila (Philippines), Lisboa (Bồ Đào Nha), hay thủ đô Mêhicô…
Gay Pride năm nay được tổ chức rộng rãi trên khắp thế giới để kỷ niệm 50 năm cuộc chiến vì quyền của người đồng tính. Dịp kỷ niệm chính thức khai màn vào thứ Tư 26/06, tại New York.
Cách đây 50 năm, ngày 28/06/1969, tại khu phố Greenwich Village, New York, nổ ra đụng độ giữa hàng trăm người đồng tính và chuyển giới với cảnh sát, màn mở đầu cho cuộc bạo động kéo dài sáu ngày liên tiếp. Bạo động bùng phát từ quán bar Stonewall Inn, trung tâm khu phố Greenwich Village, tạo nên một xung lực mới cho phong trào đấu tranh vì quyền của người đồng tính tại Mỹ và trên toàn thế giới.
Tối hôm qua, 28/06, tại quán bar Stonewall (nơi được tổng thống Obama công nhận là « di sản quốc gia »), trước hàng nghìn người thuộc mọi lứa tuổi, đến từ khắp nơi trên thế giới, thị trưởng New York Bill de Blasio và nữ thượng nghĩ sĩ Kirsten Gillibrand (hai ứng cử viên sơ bộ đảng Dân Chủ tranh cử tổng thống 2020) kêu gọi tiếp tục cuộc chiến vì quyền của những người đồng tính và chuyển giới, gián tiếp lên án tổng thống Trump và chính quyền Mỹ hiện nay.
Thị trưởng Bill de Blasio khẳng định ông tự hào là người đứng đầu một thành phố, nơi có cộng đồng LGBT lớn nhất thế giới, và kêu gọi hãy « giữ gìn ngọn lửa của cuộc cách mạng » 1969. Thượng nghị sĩ Kirsten Gillibrand lớn tiếng cảnh báo về thời điểm đặc biệt của lịch sử hiện nay, nếu không tiếp tục cuộc tranh đấu, các quyền của phụ nữ, của người đồng tính, chuyển giới… sẽ có nguy cơ tụt lùi về tình trạng hơn 50 năm về trước.
Chiều hôm qua, nghệ sĩ Lady Gaga, nổi tiếng với những ủng hộ nhiệt thành cộng đồng LGBT, tác giả ca khúc « Born This Way », được coi là một bài tụng ca của cộng đồng LGBT, đã bất ngờ xuất hiện tại Stonewall với trang phục bẩy sắc cầu vồng.
Đỉnh điểm của đợt kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy tại New York là cuộc tuần hành ngày mai, Chủ Nhật 30/06, tại New York (NYC Pride March). Dự kiến sẽ có hơn 3 triệu người trên khắp thế giới đổ về.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190629-ky-niem-50-nam-cuoc-noi-day-cua-dan-dong-tinh-tai-new-york

Triển vọng các cuộc đàm phán song phương

bên lề Hội nghị G20 tại Osaka

Đỗ Kim Thêm
Thuơng chiến Mỹ-Hoa còn tiếp diển, xung đột an ninh Mỹ-Iran đang leo thang và dân Hồng Kông tiếp tục phản đối Trung Quốc về Dự Luật Dẫn độ. Các biến động dồn dập và nguy hiểm này làm cho nghị trình chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh G20 không còn thu hút cho chính giới và công luận.
Ngược lại, ngoài cuộc gặp gở trong khuôn khổ nghị trình, các nhà lãnh đạo  phải thu xếp các cuộc họp song phương trước và sau hội nghị để giải quyết các tranh chấp liên quan, đây là sự kiện quan trọng hơn.
Donald Trump và Tập Cận Bình 
Tập Cận Bình và Donald Trump đã đồng ý gặp nhau vào thứ Bảy 29 tháng Sáu năm 2019 để thảo luận về giải pháp bằng thuế quan, hạn chế mở rộng cuộc xung đột sang lĩnh vực công nghệ truyền thông, mà tương lai của doanh nghiệp Huawei và năm đại doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng. Cả hai không bàn về biến đổi khí hậu hoặc cải cách WTO và nhượng bộ vì sự ổn định toàn cầu.
Chính giới diều hâu và công luận bài Hoa mong rằng Donald Trump sẽ không nhường bước cho Trung Quốc. Hiện nay, thành quả của Donald Trump là nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong vòng 40 năm qua, mà cụ thể là GDP tăng 3,2% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Các biện pháp tăng mức thuế hiện tại đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ từ 10% lên 25%, các thủ tục áp thuế đối với hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD và khống chế doanh nghiệp viễn thông Huawei đang làm tổn thương cho nền kinh tế của Trung Quốc trầm trọng. Bằng chứng là Trung Quốc đã điều chỉnh lại dự báo GDP là 6,2% cho năm 2019 (giảm 0,2%) và 6,0% cho năm 2020 (giảm
0,1%). Do đó, Mỹ nên tiếp tục phương sách này, cho dù về lâu dài Mỹ cũng không tránh khỏi tổn thương, nhưng ít hơn.
Bắc Kinh trả đũa bằng cách tăng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ và lập danh sách các công ty nước ngoài không đáng tin cậy. Hiệu ứng có thể xảy ra là hạn chế xuất khẩu đất hiếm và các khoáng sản quan trọng cho chuổi cung ứng toàn cầu và sản xuất của Mỹ. Đây là một ưu thế dành cho Trung Quốc.
Bất ngờ nhất là Trung Quốc tặng cho Trump một vũ khí mới: hiệu ứng của các cuộc biểu tình tại Hồng Kông mà Trump có thể tận dụng là quốc tế hoá vấn đề. Nhìn chung, uy tín quốc tế của Trung Quốc đang xuống thấp, hình ảnh an ninh nội địa và tôn trọng nhân quyền xấu hơn.
Donald Trump chưa nghĩ đến kế sách thu hồi các đặc quyền dành cho Hồng Kông mà một đạo luật của Quốc hội trước đây cho phép. Nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt nhiên không thể không xảy ra đối với Donald Trump. Đến nay, lập luận bào chửa của Tập là Luật Dẫn độ là vấn đề nội bộ Trung Quốc và ổn định của Hồng Kông cũng là quyền lợi kinh tế lâu dài của Hoa Kỳ. Tập Cận Bình không tài nào lường đoán được các diễn biến và yêu sách của Donald Trump trong thời gian tới.
Trong cuộc gặp gở tiền hội nghị G20, nhiều đối sách đang đuợc cả hai phái đoàn tiền trạm của hai phe ráo riết thương thảo. Kết qủa sơ khởi mà phái đoàn Hoa Kỳ cho biết là tiến trình đàm phán đã đạt được khoảng 90% cho nội dung thỏa thuận, nhưng không nêu ra chi tiết 10% còn lại của vấn đề là gì.
Trước ngày đi Osaka, Trump đe doạ sẽ kiên quyết trong hai giải pháp: tỷ lệ áp thuế là 10% và 25% và còn nhiều biện pháp khác. Nhưng Qủy Tiền tệ Quốc tế cảnh báo là hiệu ứng thắng thua không chỉ dành cho riêng cho nền kinh tế của hai nước mà là toàn cầu. Thương chiến còn kéo dải có thể làm chậm tăng trưởng toàn cầu tới 0,5%, tương đương khoảng 455 tỷ, lớn hơn cả nền kinh tế Nam Phi.
Có nhiều suy đoán về bế tắc mậu dịch với Trung Quốc lại được Donald Trump tương nhượng vì tiến trình phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên lâm vào cảnh bế tắc sau cuộc họp tại Hà Nội. Chuyến thăm của Tập Cận Bình tại Bình Nhưỡng trước ngày đi Osaka mang đến một tín hiệu lạc quan. Mỹ cần quyết định có nên tiếp tục hợp tác với Trung Quốc hay không, vì Bắc Kinh là một trung gian hòa giải quan trọng, đó là vấn đề. Trump biết rõ hơn ai hết là không có Bắc Kinh, sẽ không có giải pháp. Trong khi đó, Nam Hàn đính chính tình trạng bế tắc này và cho biết đang giúp cho Trump chuẩn bị cho lần họp thứ ba.
Kinh nghiệm cho thấy biện pháp hưu chiến tại Buenos Aires vào tháng 12 năm 2018 có thể sẽ xảy ra. Trump và Tập Cận Bình sẽ đồng ý với một thỏa thuận tạm thời trong khi các nhà đàm phán thương mại tiếp tục làm việc. Mục tiêu chủ yếu là sẽ hoãn lại sự leo thang. Kéo dài thời gian là cách để  tránh thêm rạn nứt trong quan hệ Mỹ-Hoa.
Các vấn đề này nằm ngoài khuôn khổ nghị trình của G20 nên Nhật Bản cũng không thể tác động cho cả hai, cho dù diễn tiến của biến động Hồng Kông và mậu dịch Mỹ-Hoa có liên quan đến quyền lợi của Nhật trong lâu dài.
Donald Trump và Vladamir Putin
Các vấn đề liên quan đến Iran, Ukraine, Trung Đông và Venezuela sẽ  được thảo luận trong cuộc gặp gở Donald Trump và Vladimir Putin.
Nhìn chung, bang giao Nga-Mỹ tùy thuộc vào các diển biến nội chính của Mỹ. Phúc trình của Robert Mueller và sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 là hai đề tài mà Đảng Dân chủ và truyền thông cánh Tả không thể buông tha cho Donald Trump. Bang giao Mỹ-Nga sẽ không có bước đột phá trong cuôc gặp bên lề tại Osaka và thâm tình của Trump và Putin chưa có dấu hiệu thay đổi.
Trước ngày đi Osaka, Putin ca ngợi Trump không tiếc lời về chính sách chống di dân và chỉ trích Bà Merkel là sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vấn đề này. Trong cuộc gặp gỡ gần đây giửa Tập Cận Bình và Putin cũng tạo thêm sắc thái trong bang giao hữu hảo Nga-Hoa, đó là một chuyển biến mà Trump cần phải có một đối sách mới cho Mỹ.
Lập luận chung trong cộng luận cho rằng Nga tiếp tục đóng vai trò phá hoại trong an ninh khu vực Trung Đông và Ukraine. Để hỗ trợ cho Trump, chính giới đặt nhiều kỳ vọng cho Shinzo Abe, vì ông là người đã gặp Putin thường hơn bất kỳ nhà lãnh đạo nào khác trên thế giới.
Nhưng kỳ vọng đang dần tan biến. Trước ngày đi Osaka, Trump cáo buộc Nhật nặng nề trong chính sách hợp tác an ninh Mỹ-Nhật, một chủ đề mà chính Abe phải lo đối đầu với Trump, là vì quá mới, nên Abe không có chương trình hội thảo này với Trump.
Donald Trump – Recep Tayyip Erdogan
Đàm phán song phương giữa Trump và Erdogan có tầm quan trọng chiến lược cho khối NATO. Vấn đề nóng bỏng là vào tháng tới, Thổ sẽ trang bị hệ thống hoả tiển S-400 do Nga cung cấp. Việc tân trang này là một thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ và NATO, hệ thống này không phù hợp kỷ thuật với các hệ thống vũ khí của NATO và còn làm cho khả năng máy bay chiến đấu F-35 suy yếu. Nguy hiểm nhất cho an ninh tình báo Mỹ và NATO là Thổ sẽ cung cấp các dữ liệu về các khà năng tổn thương cho tình báo Nga.
Trong khi cuộc khủng hoảng còn diễn ra, Trump-Erdogan có thể hy vọng là có một cơ hội đồng thuận để ngăn chặn Quốc hội Mỹ trừng phạt việc mua vũ khí. Mặc dù các biện pháp trừng phạt có thể bị hạn chế, có lẽ chỉ nhắm vào những thành phần có liên quan đến việc thỏa thuận mua S-400, nhưng sẽ đánh dấu là lần đầu tiên có các biện pháp như vậy chống lại một đồng minh NATO. Đối với Nga, trang bị vũ khí S-400 cho Thổ là một thành công trong nỗ lực phá vỡ liên minh NATO và gây nhiều hậu quả quan trọng.
Sau cuộc bầu cử ở Istanbul, Đảng cầm quyền của Erdogan thất bại một lần  nửa, nhưng cơ chế độc tài của Erdogan không vì thế mà lung lay nghiêm trọng. Uy tín của Đảng Đối lập tăng cao, ý nghĩa của bầu cử tự do, vai trò của báo chí và xã hội dân sự bắt đầ hồi phục, nhưng chưa thu hút để làm biến chuyển chính tình quốc nội. Sự hỗ trợ của chính giới và công luận quốc tế đang ở bước khởi đầu.
Donald Trump – Angela Merkel
Mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ đã căng thẳng kể từ khi Trump nhậm chức. Lý do chính là thặng dư thương mại của Đức.
Trong cuộc gặp với Trump ở G20 tại Osaka, Merkel xác nhận rằng giao dịch là đầu tư là hai vấn đề mà Đức cần Trump hợp tác, có rất nhiều chi tiết để thảo luận với Trump vì nền kinh tế Đức đang đầu tư mạnh hơn vào thị trường Mỹ và quyền lợi cả hai cần bảo vệ. Trump đồng ý về điểm này. Ngoải ra, Bà Merkel cũng đề cập đến tình trạng căng thẳng giữa Washington và Tehran. Trump hy vọng rằng cuộc khủng hoảng có thể giải quyết, nhưng bày tỏ là sẽ không có một thái độ vội vàng trong tiến trình này. Ngoài ra, cả hai cũng đề cập đến tình hình Libya, châu Phi và miền đông Ukraine.
Trước ngày đi Osaka, Trump đã chỉ trích Đức hợp tác năng lượng với Nga, mà cụ thể là đường ống Biển Baltic Nord Stream 2. Trump cho rằng Đức tiếp tục dung dưởng Nga là kẻ thù tiềm tàng mà bất chấp chỉ trích của Mỹ và Đông Âu. Trước đó, Trump nhiều lần chỉ trích là Đức thiếu thiện chí trong việc đóng góp kinh phí quốc phòng cho khối NATO, chỉ biết lợi dụng Mỹ.
Trong dip gặp này, dù không còn thiện cảm cá nhân cho nhau và chỉ trích nhau không chính thức, nhưng Trump cũng ca ngợi Bà Merkel là người bạn tốt.
Donald Trump – Mohammed bin Salman:
Chủ đề mà Trump sẽ nói chuyện với Hoàng tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman là cuộc khủng hoảng hiện nay giữa Mỹ và Iran. Ả Rập Saudi và Iran là những đối thủ trong vấn đề an ninh khu vực. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran mới đây đã  bắn một máy bay không người lái do thám Mỹ với cáo buộc là vi phạm không phận Iran ở Vịnh Ba Tư. Chính phủ Mỹ cho biết máy bay  còn  trong không phận quốc tế. Trump hủy bỏ một cuộc tấn công trả đũa vào phút cuối vì lý do nhân đạo, nhưng đã có các biện pháp trừng phạt kinh tế tiếp theo. Không có một kết qua cụ thể nào cho cuộc gặp song phương này.
Donald Trump – Emmanuel Macron
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gặp Donald Trump bên lề hội nghị để thảo luận về các chuyển biến gần đây tại Iran. Nhưng có một chủ đề châu Âu khác là cuộc bầu cử Chủ tịch Ủy ban Liên Âu tương lai cũng sẽ được đề cập trong lần gặp gở này. Macron chỉ trích việc bổ nhiệm ứng cử viên người Đức Manfred Weber. Vào Chủ nhật, Macron sẽ gặp các đồng nghiệp Liên Âu tại Brussels.để thảo luận tiếp.
Tóm lại, trong một thế giới phân hoá cùng cực, G20 là một cơ chế tập trung cho các vấn đề phối hợp quốc tế mang tính biểu tượng tương đối.   G20 không có các giải pháp cho vấn đề toàn cầu mà biến đổi khí hậu và cải cách WTO là hai thí dụ. Trái với kỳ vọng này, G20 trở thành một diễn đàn cho các quốc gia thành viên thảo luận về các tranh chấp song phương và không mang đến một kết quả nào.
Trên bình diện quốc gia, các trào lưu dân túy mị dân ngày càng thắng thế trong việc khơi động tinh thần ái quốc cực đoan. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc trỗi  dây với tham vọng thống trị thế giới theo định hướng của Trung Quốc. Cà hai trào lưu là một thảm hoạ chung cho nhân loại. Thanh thế của Nhật Bản đang lên, nhưng không đủ đã đảm nhiệm vai trò lảnh đạo mới. Thế giới sẽ tiếp tục hổn loạn thảm khốc và toàn diện hơn.
https://vietbao.com/p112a295878/trien-vong-cac-cuoc-dam-phan-song-phuong-ben-le-hoi-nghi-g20-tai-osaka

LHCÂ: Thêm một thượng đỉnh bất thường

để chọn dàn lãnh đạo mới

Trọng Thành
Hơn 10 ngày sau thất bại trong việc thống nhất danh sách các vị trí lãnh đạo châu Âu, hôm nay, Chủ Nhật 30/06/2019, nguyên thủ và thủ tướng các quốc gia thành viên Liên Hiệp họp bất thường tại Bruxelles để tìm cách đạt đồng thuận.
Theo báo Đức Die Welt, một trong các bất đồng chính đã được giải tỏa, với việc phe bảo thủ của thủ tướng Đức Angela Merkel chấp thuận không tiếp tục đề cử chính trị gia Đức Manfred Weber vào cương vị chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, chức vụ được coi là quan trọng nhất trong các định chế của Liên Hiệp.
Thủ tướng Đức đã chấp nhận điều này trong các thương lượng với các đối tác châu Âu bên lề thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản, hôm thứ Sáu 28/06. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phản đối việc ông Weber ra ứng cử, khi cho rằng chính trị gia này không có đủ kinh nghiệm để đảm nhiệm một cương vị đòi hỏi nhiều trách nhiệm như vậy.
Theo một số nguồn tin ngoại giao, chính trị gia Hà Lan Frans Zimmermans, một trong hai phó chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, được coi là người có nhiều cơ hội nhất để trở thành chủ tịch của Ủy Ban Châu Âu, kế nhiệm ông Jean-Claude Juncker. Pháp và Tây Ban Nha ủng hộ ông Timmermans.
Hai liên đảng bảo thủ và xã hội dân chủ, tức hai liên minh chính trị lớn nhất trong tân Nghị Viện Châu Âu, đang tìm cách dàn xếp để chính trị gia Đức Manfred Weber chuyển sang ứng cử vào chức chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, đổi lại phe bảo thủ mở đường cho ông Zimmermans trở thành chủ tịch Uỷ Ban Châu Âu.
Tuy nhiên, theo các nhà quan sát, việc chính trị gia xã hội dân chủ Zimmermans ứng cử vào chức chủ tịch Ủy Ban Châu Âu khó được một số lãnh đạo miền đông châu Âu, như Hungary hay Ba Lan, chấp nhận. Vácxava và Budapest đã nhiều lần lên án nhà lãnh đạo người Hà Lan, đóng vai trò quan trọng trong việc mở ra các thủ tục trừng phạt Hungary và Ba Lan, do những xâm phạm các định chế của Nhà nước pháp quyền.
Trước phiên họp hôm nay, tổng thống Pháp cảnh báo nếu lãnh đạo các nước thành viên Liên Âu không thông qua được danh sách đề cử các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Liên Hiệp, thì đây là một dấu hiệu cho thấy Liên Âu đang đi lâm vào tình trạng « phân rã về thể chế ».
Bất luận tình hình ra sao, Nghị Viện Châu Âu trong phiên khai mạc ngày thứ Tư 03/07 tới cũng sẽ phải bầu chủ tịch của định chế này. Theo AFP, lãnh đạo các nước châu Âu hy vọng bữa ăn tối làm việc hôm nay sẽ cho phép họ tìm được thỏa hiệp. Trong trường hợp đàm phán bất thành, lãnh đạo các nước châu Âu sẽ tiếp tục gặp nhau trong bữa ăn sáng ngày mai, thứ Hai 01/07.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190630-lhca-them-mot-thuong-dinh-bat-thuong-de-chon-dan-lanh-dao-moi

Nắng nóng kỉ lục ở Châu Âu, ít nhất 6 người chết

Hàng trăm lính cứu hỏa đã kiểm soát được đám cháy ở miền nam nước Pháp hôm thứ Bảy khi một đợt nắng nóng ngột ngạt khiến nhiệt độ tăng cao kỉ lục ở một số khu vực của Châu Âu, giết chết ít nhất sáu người.
Ở vùng Gard bị ảnh hưởng nặng nhất, nơi ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước tới nay ở Pháp vào ngày thứ Sáu ở mức 45,9 độ C, một vài đám cháy bùng lên trong đêm đã thiêu rụi khoảng 550 hectare và phá hủy nhiều nhà ở và xe cộ, Reuters đưa tin.
Mười lăm lính cứu hỏa và một số cảnh sát viên bị thương ở Gard, nơi 700 lính cứu hỏa và 10 máy bay được huy động để khống chế các đám cháy, các cơ quan ứng phó khẩn cấp cho biết.
Tại khu vực Vaucluse lân cận, nhà chức trách cho biết một người đàn ông đạp xe đạp ở trên núi tử vong sau khi đổ gục vì nắng nóng.
Dự báo cho biết thời tiết bớt oi bức vào ngày thứ Bảy ở miền nam của Pháp nhưng vẫn ở mức gần 40 độ. Xa hơn về phía bắc, Paris được dự báo trải qua những ngày nóng nhất của đợt nắng nóng với nhiệt độ vào khoảng 37-38 độ.
Anh trải qua ngày nóng nhất trong năm tới giờ với nhiệt độ lên tới 35 độ, cơ quan khí tượng của nước này cho biết.
Ở Tây Ban Nha, thời tiết nóng bất thường kéo dài qua ngày thứ tư liên tiếp.
Bốn mươi trong số 50 vùng của Tây Ban Nha được cảnh báo về thời tiết, với bảy vùng được coi là có nguy cơ cực cao, cơ quan khí tượng quốc gia cho biết.
Hai người chết vào ngày thứ Sáu do các biến chứng liên quan đến nhiệt, và nhiệt độ oi bức làm bùng lên những đám cháy.
Ít nhất ba người chết ở miền trung và miền bắc của Ý.
Tổ chức Khí tượng Thế giới trong tuần này nói rằng năm 2019 sắp trở thành một trong những năm nóng nhất thế giới, và 2015-2019 sẽ là khoảng thời gian năm năm nóng nhất được ghi nhận.
Họ nói rằng sóng nhiệt ở Châu Âu là “hoàn toàn nhất quán” với thời tiết khắc nghiệt liên quan đến tác động của phát thải nhà kính.
https://www.voatiengviet.com/a/nang-nong-ki-lauc-o-chau-au-it-nhat-6-nguoi-chet/4978978.html

Ý bắt thuyền trưởng tàu Sea Watch:

 Dư luận Đức phẫn nộ

Thùy Dương
Tại Đức, làn sóng phẫn nộ đang dâng cao sau vụ nhà chức trách Ý bắt giữ bà Carola Rackete, thuyền trưởng người Đức của tàu cứu hộ Sea Watch trên biển Địa Trung Hải. Nữ thuyền trưởng 31 tuổi, bị bắt đêm 28 rạng sáng 29/06/2019 sau khi đưa tàu cứu hộ Sea Watch cập cảng Lampedusa, Ý, với 40 di dân.
Phải đợi đến ngày mai 01/07, Tư pháp Ý mới cho biết bà Rackete bị cáo buộc về những tội gì. Nhiều người ủng hộ tại Ý gọi bà là « nữ thuyền trưởng can đảm » và cho rằng việc cứu người gặp nạn trên biển là nghĩa vụ. Còn tại nước Đức, nhiều cuộc tuần hành ủng hộ nữ thuyền trưởng được tổ chức tại nhiều thành phố trong cả nước.
Từ Berlin, thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze cho biết chi tiết :
« Trong vòng vài tuần lễ, tại Đức, bà Carola Rackete, thuyền trưởng người Đức của tàu cứu hộ Sea-Watch trên biển Địa Trung Hải, đã trở thành biểu tượng của cuộc đấu tranh bảo vệ người tị nạn, và việc nhà chức trách Ý bắt giữ bà đã gây ra sự phẫn nộ tại nước Đức. Báo chí nói đến sự can đảm của thuyền trưởng Carola Rackete trước bộ trưởng Nội Vụ Ý Matteo Salvini.
Về phía chính phủ Đức, họ yêu cầu nhà chức trách Ý nhanh chóng làm rõ những cáo buộc cụ thể nhắm vào thuyền trưởng Carola Rackete. Ông Heiko Maas, ngoại trưởng Đức nhấn mạnh việc cứu người là một nhiệm vụ mang tính nhân đạo và công tác cứu hộ trên biển cũng vậy.
Trường hợp của bà Rackete không phải là trường hợp cá biệt. Hồi năm 2017, một nữ thuyền trưởng người Đức khác của tàu cứu hộ Sea Watch, bà Pia Klemp, cũng đã từng bị chính quyền Ý điều tra vì cứu thuyền nhân trên biển Địa Trung Hải. Hiện giờ, bà Pia Klemp vẫn đang chờ bị đưa ra xét xử.
Tại nước Đức, nhiều cuộc tuần hành ủng hộ thuyền trưởng Carola Rackete diễn ra ở nhiều thành phố, chẳng hạn cuộc biểu tình trước lãnh sự quán Ý tại thành phố Frankfurt trong ngày hôm nay, Chủ Nhật ».
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20190630-y-bat-thuyen-truong-tau-sea-watch-du-luan-duc-phan-no

Putin nói Nga sẽ làm mọi điều có thể

để cải thiện quan hệ với Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Bảy nói rằng Moscow sẽ làm mọi điều có thể để cải thiện quan hệ với Mỹ hiện đang bị căng thẳng vì nhiều năm xung đột ngoại giao liên quan tới Ukraine và cáo buộc Nga can thiệp vào cuộc bầu cử ở Mỹ.
Ông Putin phát biểu như vậy tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, nơi ông hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump để thảo luận các vấn đề từ thương mại đến giải trừ vũ khí. Ông cũng mời ông Trump đến thăm Moscow vào tháng 5 năm sau.
Ông Trump xác nhận ông Putin mời ông đến dự buổi lễ kỉ niệm 75 năm Nga đánh bại Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
“Ông ấy mời tôi và tôi nói tôi sẽ cân nhắc rất nghiêm túc,” ông Trump nói trong một cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh.
Ông Putin mô tả các cuộc hội đàm ở Osaka là một “cuộc gặp tốt đẹp, đâu ra đấy, thực dụng” và nói rằng hai nhà lãnh đạo đồng ý rằng quan hệ kinh tế hai chiều cần phải cải thiện.
“Tôi nghĩ cả hai chúng tôi đều hiểu rằng bằng cách nào đó chúng tôi cần phải giải quyết tình hình hiện tại,” ông Putin nói, và nói thêm rằng hai nước “bằng cách nào đó cần dốc sức để sang trang mới và tiến về phía trước.”
Khi được hỏi trong một cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh về khả năng có thêm chế tài của Mỹ nhắm vào Nga hay không, ông Putin nói rằng tùy thuộc vào Washington quyết định cách tốt nhất để xây dựng mối quan hệ với Moscow.
Ông Putin nói ông và ông Trump đã thảo luận về các cáo buộc can thiệp bầu cử và tình hình ở Venezuela. Nhưng ông không đưa ra chi tiết.
https://www.voatiengviet.com/a/putin-noi-nga-se-lam-moi-dieu-co-the-de-cai-thien-quan-he-voi-my/4979020.html

Biểu tình chống TQ:

Giới trí thức Hong Kong nghĩ gì?

Tina Hà GiangBBCvietnamese.com
Hai tuần sau đỉnh điểm cuộc biểu tình thu hút 2 triệu người hôm 16/6, dân Hong Kong lại đang rầm rộ chuẩn bị xuống đường vì những đòi hỏi của họ vẫn chưa được chính quyền thân Bắc Kinh của Hong Kong đáp ứng.
Đặc biệt trong tuần qua, một số người Hong Kong đã qua cả Nhật Bản dương biểu ngữ yêu cầu tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng bàn về vấn đề của họ trong hội nghị thượng đỉnh G20, được tổ chức tại Osaka.
Quyết tâm đấu tranh bảo vệ sự độc lập và tự do mà người Hong Kong đã có từ cách đây hơn 150 năm quả thực đã làm thế giới lưu ý và quan tâm.
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Cô gái ngồi thiền: Biểu tượng biểu tình ở Hong Kong
4 điều cần biết về biểu tình ở Hong Kong
Giới phân tích nhận định rằng tình trạng này sẽ còn kéo dài cho đến khi người dân của Đặc khu Hành chính thuộc Trung Quốc này đạt được những điều tối thiểu mà họ đòi hỏi.
Thế nhưng giới trí thức của Hong Kong nghĩ gì?
‘Phản ứng rất mãnh liệt’
Randy Shek 石書銘大律師, thành viên Hội Luật gia Hong Kong (Hong Kong Bar Asociation), luật sư chuyên về nhân quyền và quyền tự do dân sự, đồng ý với nhận định rằng cuộc đấu tranh còn kéo dài.
Trả lời phỏng vấn của BBC News Tiếng Việt tại văn phòng luật của mình ở Hong Kong hôm 15/6, ông Randy Shek nói:
“Mọi người yêu cầu 5 điều:
Hoàn toàn rút lại dự luật dẫn độ
Trưởng Đặc Khu Carrie Lam phải từ chức
Rút lại dán nhãn của cảnh sát rằng biểu tình là ‘cuộc bạo loạn’
Trả tự do cho những người biểu tình bị bắt
Bắt cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Cho đến nay không có nhu cầu nào được đáp ứng bởi chính phủ, vì thế người dân sẽ phải tiếp tục xuống đường”.
Về tiến trình làm luật tại Hong Kong nói chung và dự luật dẫn độ nói riêng, thành viên của Hong Kong Bar Association giải thích:
”Tại Hong Kong chúng tôi không có cơ cấu ‘tam quyền phân lập’ như ở phương Tây. LegCo, tức Viện Hành Pháp, nơi làm luật có 70 council members, trong đó 43 người thân Bắc Kinh. Vì thế dù gặp sự phản đối của quần chúng, bà Carrie Lam thoạt đầu vẫn bất chấp, và nhất định tiếp tục với chương trình thảo luận để thông qua dự luật dẫn độ, vì bà biết họ có đủ số phiếu.
Thế nhưng quần chúng phản ứng rất mãnh liệt vì chúng tôi, giới luật sư, không được bỏ phiếu, nhưng đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực để giải thích cho người dân đủ mọi thành phần hiểu ảnh hưởng của luật này lên sự tự trị của Hong Kong. Đó là động cơ thúc đẩy hơn một triệu dân Hong Kong xuống đường biểu tình hôm 9/6, cũng như sự chuẩn bị cho các cuộc biểu tình sắp tới.”
‘Thiếu dân chủ’
Cũng trả lời phỏng vấn của BBC Việt Ngữ hôm 15/6, luật sư Wilson Leung 梁允信, một thành viên của nhóm Progressive Lawyer Group, nói:
”Việc cả hai triệu người xuống đường cho thấy vấn đề lớn với sự thiếu dân chủ ở Hong Kong. Chừng nào chức đặc khu trưởng còn được bầu ra bởi một ủy ban mà đa số ủng hộ Bắc Kinh, thì guồng máy hành chánh ngày đó còn không phản ánh đúng nguyện vọng của người dân và điều này sẽ dẫn từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác.
Chẳng hạn như năm 2003 với dự luật An ninh Quốc gia, rồi vào năm 2012 với nỗ lực đưa ra một chương trình giáo dục “quốc gia” (tức yêu nước), và sau đó một lần nữa vào năm 2019 với dự luật dẫn độ.”
”Cần phải cải cách để có dân chủ thực sự!” Luật sư Wilson Leung khẳng định.
‘Nhượng bộ và lắng nghe’
Trong khi đó, ông Dennis Kwok 郭榮鏗, một trong số 70 thành viên của Viện Lập Pháp Hong Kong (LegCo), hôm 17/6 đưa ra nhận xét với BBC Việt Ngữ:
”Tôi nghĩ lần này chúng ta thực sự phải nhìn vào những gì người dân Hong Kong đã làm, mọi người đã cùng nhau phản đối dự luật dẫn độ và cuối cùng chính phủ Hong Kong phải nhượng bộ và lắng nghe tiếng nói của dân, tôi nghĩ đơn giản là như vậy.”
Ông Dennis Kwok nói với BBC Tiếng Việt về sự hỗ trợ của giới không trực tiếp liên quan đến biểu tình, một yếu tố quan trọng trong việc huy động quần chúng, đặc biệt là vai trò của những chính trị gia như mình:
”Là một nhà lập pháp ủng hộ dân chủ, tôi và các đồng nghiệp đã làm mọi thứ có thể được, trong và ngoài Viện Lập Pháp. Trong phạm vi của Viện Lập Pháp, chúng tôi cố gắng ngăn chặn quá trình này, chúng tôi đã đặt ra những câu hỏi khó để cảnh báo công chúng về sự dối trá của chính quyền về dự luật này.
Bên ngoài Viện Lập Pháp, chúng tôi đã đi khắp thế giới để tiếp xúc với cộng đồng quốc tế, nói cho họ biết tại sao những gì đang xảy ra ở Hồng Kông lại quan trọng với họ, bởi vì người dân của họ, những người nước ngoài đi qua Hồng Kông cũng có thể gặp rủi ro với dự luật dẫn độ.”
“Nói tóm lại chúng tôi hỗ trợ giới biểu tình bằng chiến lược vận động quốc tế, và tại địa phương giải thích cho quần chúng nhận biết nguy cơ của luật dẫn độ. Thoạt đầu người dân cũng chưa hiểu hàm ‎ý của dự luật và ảnh hưởng của nó lên Hong Kong cũng như lên đời sống hàng ngày của họ. Phải đến cuối tháng Năm người ta mới nhận thức rõ nguy cơ của dự luật dẫn độ vì thế hôm 9/6 mới có một triệu người xuống đường rồi hai triệu người một tuần sau đó, những gì tiếp theo đó là lịch sử.”
Lý do giới trẻ Hong Kong vẫn quyết tâm biểu tình?
Những bước kế tiếp là gì?
Nhà lập pháp Dennis Kwok 郭榮鏗 nhận định:
“Tôi không nghĩ bà Carrie Lam dám mang dự luật này ra để thảo luận tiếp trong thời gian sắp tới. Nhưng dĩ nhiên không bao giờ nói ‘never’, và cái giá của tự do là luôn luôn phải cảnh giác. Người dân Hong Kong biết điều đó. Và thế giới bây giờ hiểu rằng khao khát của người Hong Kong cũng như lòng quyết tâm tranh đấu cho tự do của người dân Hong Kong sẽ không bao giờ chết.”
Về những việc kế tiếp phải làm, ông nói:
“Trước mắt là chúng tôi phải đấu tranh bảo vệ những người trẻ biểu tình đã bị bắt. Chúng tôi cần tập họp các luật sư bào chữa miễn phí cho các em nếu cần. Chúng tôi phải thuyết phục bà Carrie Lam lên tiếng trước về vụ này để các thẩm phán hiểu quan điểm của bà trong các phiên xử. Xa hơn nữa, như tôi đã nói, là chúng tôi phải liên tục cảnh giác, đó là cái giá của tự do.”
Báo TQ đổ lỗi cho Mỹ về các cuộc biểu tình ở Hong Kong
Bà Carrie Lam xin lỗi nhưng không từ chức
Biểu tình Hong Kong và một góc nhìn từ Việt Nam
Luật sư Randy Shek 石書銘大律師, thì nhắc tới nhu cầu “cảnh giác với đại lục”:
”Tôi nghĩ đấu tranh cho quyền bầu cử phổ thông thực sự như được quy định trong Luật Cơ Bản sẽ là kế hoạch dài hạn. Nhưng nhìn vào tình hình hiện nay, mối quan tâm chính của mọi người là phải cảnh giác hơn trong việc chống lại các cuộc tấn công từ Đại lục. Tôi nghĩ trong trái tim mọi người Hong Kong, ý tưởng về sự độc lập (mặc dù đó là điều cấm kỵ chính trị lớn nhất hiện nay) sẽ là sự cộng hưởng của nhiều người và nhiều giới.”
Còn luật sư Wilson Leung 梁允信 nói:
”Phe dân chủ sẽ tiếp tục chiến đấu bằng nhiều phương pháp khác nhau. Trong quá khứ, mọi hoạt động hầu như chỉ giới hạn trong các cuộc tuần hành, điều này cũng quan trọng, như chúng ta đã thấy trong 1 triệu tuần trước và 2 triệu người tuần này, nhưng chỉ tuần hành không thì không đủ.
”Tôi dự đoán họ sẽ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau như tụ tập hát thánh ca, “biểu tình của những bà mẹ”, đình công bãi thị, thậm chí là chiếm đóng các con đường khác nhau, và hơn nữa, liên kết với các đồng minh quốc tế có thiện cảm với nguyện vọng độc lập của Hong Kong. Thu hút chú ‎ý‎ của thế giới sẽ dễ dàng hơn sau khi những cuộc biểu tình vừa qua cho thấy sức mạnh của phong trào dân chủ Hong Kong.” Ông Leung nhận định.
Với chính sách ‘một quốc gia, hai thể chế’ hết hạn năm 2047, điều không tránh khỏi là Hong Kong dần dà sẽ phải hội nhập nhiều hơn với Trung Quốc ở một mức độ nào đó.
Hiện Trung Quốc đã đưa ra chính sách thắt chặt Hong Kong vào Macau và Chu Hải thuộc tỉnh Quảng Đông qua dự án Khu kinh tế vùng Vịnh Lớn – Great Bay Area.
Nhưng với sự phản đối ngày càng mạnh mẽ của người dân Hong Kong trước nỗ lực biến Hong Kong thành một phần của Trung Quốc càng sớm càng tốt, tương lai của Đặc khu ra sao là điều hiện tại khó ai có thể tiên đoán.
Kịch bản tốt nhất có lẽ là chính sách ‘một quốc gia, hai thể chế’ của Hong Kong sẽ được Trung Quốc gia hạn.
Trung Quốc cũng có thể cho phép Hong Kong tiếp tục giữ một số, nhưng không phải tất cả các quyền tự do họ đang có.
Trường hợp tệ nhất là Hong Kong có thể sẽ mất vị thế của một vùng hành chánh đặc biệt, và trở thành một khu vực hành chính bình thường không có quyền tự trị của Trung Quốc.
Với những nỗ lực đấu tranh liên tục của người dân Hong Kong, xem ra giới trí thức và người trẻ Hong Kong đồng lòng với quan điểm của nhà lập pháp Dennis Kwok rằng ‘cái giá của tự do là luôn phải cảnh giác.”
https://www.bbc.com/vietnamese/world-48768155

TQ kêu gọi Mỹ dỡ bỏ trừng phạt ‘lập tức’ với Huawei

Bộ Thương mại Trung Quốc hôm 27/6 cho rằng, Mỹ nên lập tức dỡ bỏ các trừng phạt đối với Huawei.
Trung Quốc phản đối Mỹ lạm dụng quyền kiểm soát xuất khẩu và kêu gọi Mỹ trở lại con đường hợp tác, hãng tin Reuters dẫn tuyên bố của ông Cao Phong, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó gợi ý rằng lệnh trừng phạt Huawei có thể là một phần trong thỏa thuận thương mại với Trung Quốc. Trong khi đó, Huawei phủ nhận sản phẩm của họ gây ra đe dọa về bảo mật.
“Chúng tôi kêu gọi Mỹ lập tức hủy bỏ trừng phạt đối với các công ty Trung Quốc bao gồm Huawei để thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh mối quan hệ song phương”, phát ngôn viên Cao Phong nói.
Ông Cao lưu ý rằng, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói với Tổng thống Donald Trump trong một cuộc điện đàm diễn ra vào tuần trước rằng, ông hi vọng Mỹ có thể đối xử công bằng với các công ty Trung Quốc.
Tờ WSJ dẫn lời một quan chức Trung Quốc cho hay, ông Tập sẽ đưa ra cho Tổng thống Trump các điều khoản mà Mỹ phải đáp ứng để chấm dứt chiến tranh thương mại giữa hai nước, trong cuộc gặp bên lề G20.
Một trong số các điều kiện quan trọng là Mỹ phải dỡ bỏ lệnh cấm bán công nghệ của nước này cho Huawei.
Bài báo cũng cho hay, Bắc Kinh muốn Washington dỡ bỏ tất cả các mức thuế quan với hàng hóa Trung Quốc và từ bỏ các nỗ lực buộc Trung Quốc mua nhiều hàng của Mỹ hơn so với những gì họ đồng ý trước đó.
Mỹ đã đưa tập đoàn Huawei vào danh sách đen xuất khẩu, viện dẫn các vấn đề an ninh quốc gia. Danh sách này cấm các nhà cung cấp của Mỹ bán thiết bị cho Huawei mà không có sự chấp thuận đặc biệt.
http://biendong.net/bi-n-nong/32-sukien/28994-tq-keu-goi-my-do-bo-trung-phat-lap-tuc-voi-huawei.html

Báo Trung Quốc: Đường tiến đến

thỏa thuận thương mại với Mỹ còn dài

Thùy Dương
Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với một con đường dài trước khi có thể đạt được thỏa thuận chấm dứt cuộc chiến thương mại, với khả năng sẽ có nhiều trận chiến phía trước. Hôm nay 30/06/2019, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết như trên sau cuộc họp của nguyên thủ Mỹ – Trung bên lề thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản.
Trong một bài xã luận ra tối ngày hôm qua 29/06, nhật báo Anh Ngữ China Daily vẫn cảnh báo rằng không có gì đảm bảo chắc chắn là sẽ có một thỏa thuận được ký kết : « Mặc dù Washington đã đồng ý hoãn áp mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc để mở đường đàm phán, và Trump thậm chí còn bóng gió nhắc đến chuyện hoãn các quyết định nhắm vào tập đoàn Hoa Vi cho đến khi kết thúc đàm phán, nhưng vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn ».
China Daily cũng nhấn mạnh là dù hai bên đồng thuận đến 90% nhưng chỉ cần có 10% khác biệt thì cũng không dễ để đạt thỏa thuận 100%, nhất là vào giai đoạn này, hai nước Mỹ – Trung vẫn có những khác biệt ngay cả ở cấp độ khái niệm.
Quả thực, hôm qua, chỉ vài giờ sau cuộc họp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter là ông không vội trong việc ký thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh. Đối với nguyên thủ Mỹ, « chất lượng » quan trọng hơn nhiều so với « tốc độ ».
Sản xuất Trung Quốc sút giảm tháng thứ hai liên tiếp
Trong khi đó, tại Trung Quốc, theo số liệu thống kê chính thức, tháng 06 là tháng thứ hai liên tiếp hoạt động sản xuất của nước này giảm sút. Theo Reuters, tình trạng này buộc chính quyền Bắc Kinh phải đưa ra các biện pháp mới hỗ trợ nền kinh tế trước sức ép từ cuộc chiến thương mại với Mỹ.
Cũng trong ngày hôm nay, bộ Thương Mại và Ủy Ban Kế Hoạch Kinh Tế Trung Quốc thông báo Bắc Kinh sẽ giảm nhẹ hoặc gỡ bỏ biện pháp hạn chế đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực kể từ ngày 30/07/2019, trong đó có vận tải biển, phim ảnh, ngành công nghiệp biểu diễn, một số dịch vụ viễn thông, khai thác dầu lửa và khí đốt…
Trung Quốc hiện có danh sách 48 lĩnh vực công nghiệp mà doanh nghiệp nước ngoài bị cấm hoặc hạn chế đầu tư. Từ ngày 30/07, danh sách này sẽ rút xuống còn 40 ngành nghề, lĩnh vực.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190630-bao-trung-quoc-duong-tien-den-thoa-thuan-thuong-mai-voi-my-con-dai

Hội nghị Trump-Kim ở Bàn Môn Điếm

chỉ được BTT quyết định vào giờ chót

Trọng Thành
Cuộc gặp lịch sử giữa một tổng thống Hoa Kỳ và lãnh đạo Bắc Triều Tiên tại đường giới tuyến Liên Triều hôm nay, 30/06/2019, chỉ được quyết định vào giờ chót. Đầu giờ sáng hôm nay, giờ địa phương, vẫn chưa có thông tin gì về quyết định của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un có tới Bàn Môn Điếm hay không.
Trong lúc đó, Donald Trump liên tục tung ra các tín hiệu nóng lòng gặp đồng nhiệm Bình Nhưỡng. Trong một cuộc họp với tổng thống Hàn Quốc sáng nay, ông Donald Trump nhấn mạnh là cuộc hội kiến, nếu diễn ra, có thể là « rất ngắn ngủi, nhưng điều đó không quan trọng, chỉ một cú siết tay cũng sẽ mang rất nhiều ý nghĩa ».
Cuối giờ sáng nay, trước báo giới, sau một cuộc họp với các chủ doanh nghiệp sáng nay tại Seoul, ông Donald Trump khẳng định lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất muốn gặp lại ông, và «dường như đang có nhiều hoạt động chuẩn bị cho một cuộc hội kiến chớp nhoáng».
Theo hãng tin AFP, lãnh đạo Bắc Triều Tiên không chính thức tuyên bố nhận lời mời của tổng thống Mỹ. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In, trong cuộc họp báo trưa nay với tổng thống Mỹ, là người đầu tiên thông báo việc ông Kim Jong Un trong những giờ tới sẽ đến Bàn Môn Điếm, ngôi làng là biểu tượng cho « sự chia cắt » hai miền Nam Bắc Triều Tiên.
Sau thượng đỉnh đầu tiên cách nay hơn một năm ở Singapore, mang lại nhiều hy vọng, quan hệ song phương Hoa Kỳ – Bắc Triều Tiên rơi vào bế tắc, đặc biệt sau thất bại của thượng đỉnh lần thứ hai tại Hà Nội cuối tháng 2/2019.
Đối với nhiều nhà quan sát, cuộc hội kiến mà Donald Trump bất ngờ đề xuất tại đường giới tuyến Liên Triều – chỉ được lãnh đạo Bình Nhưỡng chấp nhận ít giờ trước thời điểm dự kiến – cho dù chắc chắn không đủ để mang lại lối thoát cho hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên gai góc, nhưng cũng là một biểu tượng quan trọng, trước hết giúp cho việc thúc đẩy tiến trình giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20190630-hoi-nghi-trump-kim-o-ban-mon-diem-chi-duoc-btt-quyet-dinh-vao-gio-chot

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện