Tranh luận đầu tiên

Tranh luận đầu tiên

Cuộc tranh luận đầu tiên giữa các ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ được tổ chức trên đài NBC, MSNBC và Telemundo tiếng Mễ trong hai tối 26-27 tháng 6 vừa qua tại Miami.

Có 20 ứng cử viên được tham gia dựa trên tiêu chuẩn do Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC ấn định. Một là phải có tối thiểu 1% hậu thuẫn qua một số cơ quan thăm dò, hai là phải nhận được tiền yểm trợ của ít nhất 60.000 người.
Họ được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm 10 người, phân nhóm qua bắt thăm.
Mỗi cuộc tranh luận kéo dài hai tiếng đồng hồ. Khấu trừ thời gian quảng cáo, giới thiệu, chào hỏi, đặt câu hỏi, mỗi ứng cử viên có thể nói trung bình 10 phút nếu không bị cắt ngang bởi người khác. Thựct ế có người được nói tới 15 phút, có người chưa tới 3 phút. Có 5 ứng cử viên bị loại. Dĩ nhiên, họ đã khiếu nại ồn ào, nhưng vô ích.
Vì nhu cần viết bài cho diễn đàn, kẻ này đã phải ‘gồng mình chịu trận’ coi hết cả hai cuộc ‘tranh luận’ từ đầu đến cuối. Bài này là ‘báo cáo’ về hai trận đấu.
 
TRANH LUẬN ĐẦU, TỐI 26/6
Theo sự bắt thăm, nhóm 10 người đầu được mời lên thi đấu ngày đầu 26/6, hầu hết nhẹ ký, ngoại trừ bà Warren. Xin được tóm lược thành tích của vài vị chính:
 
-    Bà TNS Massachusetts Elizabeth Warren. Bà này đang được TTDC công kênh, được lợi thế đứng giữa và được hỏi nhiều nhất trong nửa tiếng đầu, là lúc có nhiều người theo dõi nhất. Không có gì đặc sắc, mà chỉ nhắc lại những quà cáp bà đã từng hứa hẹn. Theo TTDC, không có gì nổi bật lắm. Một tiếng đồng hồ trong phần hai của tranh luận, bà hầu như lặn đâu mất, không nói gì nữa hết, vì trước đó đã được cho nói quá nhiều rồi. Điểm lợi lớn nhất của bà Warren trong cuộc tranh luận là tuy đã vào tuổi cổ lai hy, nhưng được trang điểm khéo léo cũng như cách nói năng hung hồn, bà đã không có vẻ gì là khủng long hết. Bà lại có may mắn lọt vào giữa đám ứng cử viên ít hậu thuẫn nhất, nên nổi bật nhất.
-    Cựu dân biểu Texas Beto O’Rourke, đứng ngang với bà Warren. Anh này bị TTDC phán là thất bại lớn nhất, vì trả lời lòng vòng ra ngoài câu hỏi, chứng tỏ không nắm vững các chính sách. Đã vậy lại còn biểu diễn một màn nịnh dân gốc Mễ cực giả tạo bằng cách sổ một tràng tiếng Mễ mà kẻ này mù tịt vì không có phụ đề.
-    TNS New Jersey Cory Booker. Ông này có lẽ nói nhiều nhất, nhưng phần lớn là về những ưu tư của dân da đen như là công bằng lợi tức, kỳ thị của dân da trắng,… Không chịu thua ông Beto, biểu diễn một câu tiếng Mễ luôn.
-    Cựu bộ trưởng Gia Cư Julian Castro. Ông này có lẽ là người đắc thắng trong cuộc tranh luận đầu, vì nói năng có lý luận, dữ kiện và bằng chứng nhiều nhất. Lần đầu tiên cử tri toàn quốc có dịp biết mặt ông vô danh này. Tuy nhiên, ông Castro vì muốn biểu diễn sự hiểu biết của ông, tung ra đề nghị thu hồi một cái luật mà rõ ràng tất cả các ứng cử viên khác mặt nghệt ra không hiểu là luật gì. Đó là luật muốn truy tố các di dân lậu theo luật hình sự -criminal code-, trong khi ông Castro muốn coi việc di dân nhập lậu chỉ thuộc phạm vi luật dân sự nhẹ hơn –civil code-.Ông Castro cũng biểu diễn một màn mỵ dân khá đặc biệt: ông đòi phải cho phá thai vô giới hạn. Ô-kê, nghe cũng đúng là… phải đạo cấp tiến. Nhưng ông muốn chơi nổi, đi xa hơn, đòi quyền phá thai cho cả dân… chuyển giới luôn! Ủa, đàn ông chuyển giới cũng có bầu ‘ngoài tử cung’ được sao? Cái này phải nhờ các bác sĩ giải thích giùm.
-    Thị trưởng New York Bill de Blasio. Ông này tuy là thị trưởng thành phố lớn nhất Mỹ nhưng lại được hậu thuẫn của chưa tới 1% cử tri DC, nên tìm cách chơi nổi để tạo chú ý, chuyên môn dành nói và cắt ngang những người khác. Nhưng cũng chẳng thuyết phục được ai. Cố biểu diễn một màn tự giới thiệu thành tích là có vợ con da đen. Ông Blasio cũng biểu diễn, sổ một câu tiếng Xì cho oai. Khi bàn về chuyện dân lao động đình công, ông hô “hastala victoria siempre!” (Tiến tới chiến thắng, tới luôn!). Vấn đề là đây lại là câu hô hào nổi tiếng của Che Guevara, chuyên gia gây rối loạn của CS Cuba, đã là cánh tay mặt của Fidel Castro, kẻ thù không đội trời chung của cả triệu dân Cuba ở Miami. Khiến ngay sau buổi tranh luận, ông Blasio đã phải xin lỗi chối chết.
-    Những người còn lại, chẳng làm gì ghê gớm đáng nói, sẽ biến dần trong tương lai rất gần.

TRANH LUẬN THỨ NHÌ, TỐI 27/6
Buổi tranh luận thứ nhì phải công nhận hấp dẫn hơn. Thứ nhất là các ứng cử viên nặng ký, nhiều hy vọng hơn. Thứ nhì, họ học được bài học hôm trước, cả nước ngủ gật nên bây giờ nổ bạo hơn. Xin tiếp tục với thành tích của vài vị chính trong cuộc tranh luận thứ nhì.
 
-     Cụ cựu PTT Joe Biden. Mỗi lần cụ Biden mở miệng là một lần công kích TT Trump và kể lể thành tích của ‘chính quyền Obama-Biden’, mặc nhiên xác nhận cho thiên hạ biết thứ nhất cụ chẳng có ý kiến gì mới lạ, thứ nhì, TT Biden sẽ là nhiệm kỳ 3 của TT Obama, không hơn không kém. Cụ bị các đồng chí tấn công khá mạnh. Như dân biểu Swalwell trích lời nói của chính cụ Bidencách đây hơn 30 năm là “thế hệ già cần chuyển lửa qua thế hệ trẻ”. Mộtngười khác hỏi trước đây cụluôn hãnh diện khoe chính quyền Obama-Biden trục xuất nhiều di dân lậu nhất,sao bây giờ cụ lại cổ võ việc mở cửa biên giới đón những người này. Cụ Biden đãloay hoay trả lời quanh co chẳng đi đến đâu hết. Cụ Biden cũng đã có dịp chứngminh cụ hơi… lẩm cẩm rồi. Tất cả ứng cử viên được hỏi “Sẽ làm gì đầu tiên saukhi đắc cử?”, cụ Biden trả lời “Tìm cách hạ Trump”. Hả, đã đắc cử rồi mà còntìm cách hạ Trump gì nữa, thưa cụ?
Cái nhức răng lớn nhất của cụ Biden trong đêm này là cụ bị bà Harris tố đã từng ủng hộ ‘busing’. Busing là cách Nhà Nước Mỹ trong thập niên 1960 nghĩ ra để ‘hòa hợp’ học sinh trắng đen. Tất cả học sinh bất kể trắng đen, giàu nghèo, trai gái, học trường công đều bị bắt phải tới trường và về nhà bằng xe buýt vàng của Nhà Nước đưa đón. Các chính khách đảng DC khi đó còn kỳ thị nặng, chống rất mạnh. TNS Biden khi đó cũng chống. Bị bàHarris bắt tẩy, cụ Biden chạy loanh quanh, cải chính “Tôi không chống busing mà là chống busing do bộ Giáo Dục khởi xướng”. Khi xưa, cụ chẳng hề nói đến chuyện bộ Giáo Dục gì hết, đây chỉ là cụ mới sáng tạo ra lời ngụy biện mới thôi. Vả lại, chuyện trường học không do bộ Giáo Dục lo thì cụ Biden muốn bộ nào lo? Bộ Quốc Phòng hay An Ninh Lãnh Thổ sao? [Mới đây, kẻ này có viết bài về giả thuyết có liên danh Biden-Harris, coi bộ liên danh này khó thành hình sau vụ tấn công khá tàn bạo của bà này].
Cụ Biden có 30 giây để trả lời bà Harris, cụ bí quá, nói loanh quanh vừa đúng 30 giây là vội nói “My time’s up”, ý muốn nói “Hết thời gian trả lời của tôi rồi”. Chỉ khiến TTDC nhẩy bổ vào khai thác, xuyên tạc câu nói mang ý nghĩa “Tôi hết thời rồi”.
Nói chung, cụ Biden đại bại: bị đánh hội đồng tới tấp mà chống đỡ yếu xìu, như còn … đang ngái ngủ.
Ban tham mưu của cụ Biden báo động đỏ, đang tìm cách cứu vãn tình hình.
-    TNS Vermont, Bernie Sanders. Ứng cử viên thiên tả cực đoan nhất. Cụ Sanders bị ít nhất ba đồng chí khác tấn công, mạnh nhất là cựu thống đốc Colorado Hickenlooper công khai đả kích chương trình xã nghiã của cụ. Tất cả các ứng cử viên, không có người nào có câu trả lời rõ rệt sẽ lấy tiền ở đâu ra để chi trả những món quà khổng lồ họ muốn tặng cho thiên hạ. Cụ Sanders tương đối có câu trả lời rõ nhất: cụ hứa trong kế hoạch y tế của cụ, không ai phải trả tiền gì hết, không trả bảo phí, không có co–pay, không có khấu trừ trước,… nhưng cụ sẽ tăng thuế tất cả mọi người, kể cả dân trung lưu. Dĩ nhiên đây là mô thức cấp tiến Âu Châu. Ở Mỹ, có bệnh mới trả tiền, bên Âu Châu, không bệnh cũng phải trả tiền qua việc cả nước phải đóng thuế rất cao. Ít ra thì cụ xã nghĩa Sanders cũng thành thật, dám nhìn nhận sẽ phải tăng thuế tất cả. Nhưng cụ cũng chưa hoàn toàn chân thật vì cụ đã không nói là cho dù cả nước tăng thuế lại như dưới thời Obama, cũng vẫn chưa đủ một góc những chương trình lớn hơn vạn lý trường thành của đảng DC.
-    TNS Cali, Kamala Harris. Có thể nói bà này có vẻxuất sắc nhất trong cả đám một chục vị. Nói năng rõ ràng, một cách hùng hồn vàtấn công rất mạnh, bất kể tấn công TT Trump hay cụ Biden. Hình như TTDC đã tìmra được người hùng mới để công kênh. Có một câu của bà Harris làm kẻ này thắc mắc:bà công kích TT Trump đủ chuyện, và hứa hẹn phục hồi uy danh –prestige- của nướcMỹ. Bà Harris mở đường sự nghiệp của bà bằng cách công khai làm vợ bé một chínhkhách tiếng tăm nhất, với tư cách đạo đức như vậy, bây giờ sao dám mở miệng nóichuyện prestige cho nước Mỹ.
-    Ông thị trưởng South Bend, tiểu bang Indiana,Pete Buttigieg. Ông này là một ngạc nhiên cho thiên hạ. Dù là thị trưởng mộtthành phố bé hơn hột tiêu trên bản đồ Mỹ, ông đã nói năng khá điềm đạm, mạch lạc,chứng tỏ có tìm hiểu, học bài rất kỹ trước khi ra tranh cử. Quan điểm của ôngtuy cũng thiên tả như các đồng chí, nhưng tương đối ôn hòa hơn. Ông này đang vướngmắc vào một cái gai lớn: ông đã từng cách chức một cảnh sát trưởng da đen, bâygiờ bị dân da đen hỏi giấy rất kỹ. Được hỏi về chuyện này, trong bất ngờ của tấtcả mọi người, ông nhìn nhận ông đã sai lầm, có lỗi hoàn toàn. Ông nghị sĩ dađen Cory Booker mở màn cuộc tấn công chống ông Buttigieg bị cụt hứng, hết nóigì được.
-    Nhữngngười còn lại, chẳng làm gì ghê gớm đáng nói, sẽ biến dần trong tương lai rất gần.
 
NHẬN XÉT CHUNG
 
Đây là hai cuộc ‘tranh luận’ mà không phải là tranh luận. Vì số người tham giaquá nhiều mà thời gian lại giới hạn và nhất là đây là cuộc ra mắt đầu tiên nêncác ứng cử viên cố tránh đụng chạm, chỉ tìm cách ‘ra mắt’ tự giới thiệu mình vớicử tri cả nước. Và cũng vì thời gian eo hẹp nên thật ra cũng chẳng giới thiệuđược gì nhiều. Có đánh đấm qua lại, nhưng chẳng có gì mới lạ, mà cũng nhẹ tay,ngoại trừ bà Harris muốn chơi nổi vì hậu thuẫn đang xuống dốc, đã đấm cụ Bidenkhá mạnh.
 
Tóm lại, cuộc tranh luận chẳng đáng đồng tiền bát gạo gì hết. Trận đấu đầuthì nhạt hơn nước lạnh, kẻ này phải ‘gồng mình chịu trận’ coi hết trận đấu, vừacoi vừa ngủ gật cho dù đã uống ba ly cà phê đen đá. Trận thứ nhì tương đối hấpdẫn hơn khi các ứng cử viên chịu đánh nhau mạnh tay hơn, nhưng nhiều khi lại trởnên hỗn loạn khi cả năm ba người tranh nhau nói cùng lúc, cũng như khi các ứngcử viên không ngại cắt ngang nhau, chen vào nói ào ào. Anh bình loạn gia chốngTrump kịch liệt của MSNBC là Scarborough đã “xin lỗi” thiên hạ vì các ứng cửviên DC đã cãi nhau như mổ bò trong cuộc tranh luận đêm thứ nhì mà lại ‘quên’không đánh Trump.
Cuộc ‘tranh luận’ hiển nhiên chỉ là một tấn tuồng đánh Trump không hơnkhông kém. Tất cả các ứng cử viên đều cố tìm cách cài một vài câu công kích TTTrump đâu đó. Dù vậy, báo Washington Post vẫn chê là chưa đánh Trump đúng mức.
 
Đánh Trump không có gì lạ dĩ nhiên vì đây là các ứng cử viên của đảng đối lậpvới Trump. Nhưng điều đáng nói là tất cả hai chục ứng cử viên đều đưa ra chủtrương giống nhau như in, tất cả đều là thiên tả, từ hồng đậm đến hồng xẫm, mởtoang cửa đọn di dân lậu, quà cáp thả giàn, tất cả đều miễn phí, nhưng chẳng mộtai đả động đến việc… kiếm tiền đâu ra, không kể cụ xã nghiã Sanders dám hứa tấtcả mọi người sẽ được may mắn đóng thuế nhiều hơn. Tất cả dường như đều có phéplạ hay đũa thần gì đó, gõ vài cái là vừa có tiền vừa có sách lược hiệu quả nhất.Tất cả đều đấm ngực khoe mình có khả năng kinh bang tế thế đáng bậc thầy của Quản Trọng.
Một mẫu số chung của tất cả các ứng cử viên trong ngày đầu: xúm lại tấncông đại gia và các đại công ty, trong khi công kênh dân nghèo, dân lao động,dân da màu,… đúng theo mô thức cổ điển của khối cấp tiến. Ở đây, cần phải nhắclại tuyên bố mới đây của cụ Biden: “không nên tấn công nhà giàu quá mạnh, dùsao thì cũng cần tiền yểm trợ của họ mà”. Không biết đây lại là một câu nói hớcủa cụ Biden, hay thật sự cụ là người lương thiện, dám nói thẳng là cụ đang cầntiền của đại tài phiệt.
Một mẫu số chung khác mà báo Washington Post nêu lên là tất cả các ứng cửviên đều bóp méo hay phóng đại thống kê mà họ nêu lên, cốt sao cho có lợi cho họ.Hình như TT Trump hết còn giữ độc quyền ‘nói láo’ rồi. Theo chính định nghĩa củaTTDC, tất cả các ứng cử viên đảng DC bây giờ cũng đều nói láo hết.
 
Trong trận đấu võ thứ nhì, được hỏi về việc cung cấp bảo hiểm y tế cho didân lậu, tất cả 10 người đềugiơ tay ủng hộ hết, kể cả cụ Biden là người trước đây bảo đảm Obamacare khôngnhận di dân lậu. Câu hỏi lớn nhất: cử tri Mỹ sẽ phản ứng ra sao trước sự ‘nhấttrí’ này của đảng DC? TT Trump ngay sau đó đã tuýt đại khái “Xong rồi! Đảng DC sẽ đại bại vì chuyện này”. Báo bảothủ New York Post đã đưa bức hình tất cả 10 ứng cử viên giơ tay, rồi mỉamai đây là cách họ trả lời câu hỏi “Ai muốn thua bầu cử?”.
Với cả lố ‘mẫu số chung’ như vậy, câu hỏi đặt ra là như vậy tại sao lại có quánhiều ứng cử viên? Giống nhau hết thì sao không ngồi chung lại với nhau để đưara một hai người thôi, vừa đỡ hoa mắt thiên hạ, vừa bớt chia chác số tiền yểmtrợ, chỉ chia ra làm hai hay ba, thay vì phải chia ra tới… 25 phần? Câu trả lời đơn giản: chính khách Mỹ nào cũng có cái tôi lớn hơn núi Thái Sơn. Họ chỉ phục vụ cái tôi của họ tuy mở miệng ra nói chuyện phục vụ dân và nước.
 
Một số ứng cử viên biểu diễn tiếng Xì, khiến bà Meghan McCain, con gái củacố TNS McCain đã phải than vãn” lần sau xin có phụ đề tiếng Anh giùm vì tôi làdân Mỹ không biết tiếng Xì”.
Một điều lạ: hầu như không ai nói gì về chuyện thông đồng với Nga, cản trởcông lý của TT Trump, báo cáo của ông Mueller, và đàn hặc. Có lẽ để dành cho lầntranh luận tới. Hay là đề tài này hết ăn khách trồi, cần quên đi?
Có thể đây là cuộc tranh luận đầu tiên, lần ra mắt thiên hạ đầu tiên nên cóphần căng thẳng. Tất cả các ứng cử viên đều mang bộ mặt táo bón, không tự nhiêngì hết, nhất là cụ Biden, thỉnh thoảng cũng cố mỉm cười tuy khá gượng gạo. Khác rất xa cách ôngthần Trump tranh luận với bà Hillary, tỉnh bơ nhìn trần nhà, đi tới đi lui, chọcquê, tấn công ào ào. Theo nhận định chủ quan của kẻ này, trong đámứng cử viên DC, chẳng ai có khả nặng đấu đô vật với ông Trump hết.
 
Ngay cả 3 đài TV tổ chức cuộc tranh luận và 5 nhà báo điều hợpchương trình tức là đặt câu hỏi, đều ‘khét tiếng’ là chống TT Trump. Những câuhỏi đều có dụng ý mớm cho các ứng viên cơ hội đả kích TT Trump. Nhất là phầnđược điều hợp bởi anh Chuck Todd và chị Rachel Maddow, cả hai đều là cuồng chốngTrump nặng, đến độ thỉnh thoảng nghe một ứng cử viên công kích TT Trump thì vộicổ võ theo (“Yes”, “Right”,…), một việc mà người điều hợp đứng đắn không thểlàm. Việc có tới 5 người điều hợp trên nguyên tắc là một ‘cố gắng đa dạng hóa’của NBC, nhưng lại chỉ là đa dạng hóa trong thàng phần chống Trump thôi.
Chương trình cũng bị mất mặt vì mộtsơ xuất kỹ thuật trong cuộc tranh luận đầu khi máy phát âm bị tắt tiếng, mấy chụcgiây đồng hồ sau thì cả hội trường và cả chục triệu khán giả lại nghe tiếng cácchuyên viên kỹ thuật trong hậu trường nói chuyện, khiến cuộc tranh luận phảingưng mấy phút chuyển qua quảng cáo thương mại.
Những khán giả ngồi coi cũng thuộcthành phần cử tri thiên tả của đảng DC luôn, nên mỗi lần có câu nói thiên tảhay chống Trump mạnh là vỗ tay ào ào. Những câu tuyên bố tương đối ôn hoà củabà TNS Klobuchar, chẳng hạn khi bà không ủng hộ quốc hữu hóa y tế, đều không ai vỗ tay hết.
Có một điều hết sức lạ lùng đối vớikẻ này: tất cả các ứng cử viên đều công kích các chính sách của TT Trump, chuyệnbình thường, nhưng trong những công kích, họ lại thường than vãn tình hình bithảm của nước Mỹ, nào là bất công xã hội, kỳ thị dân da màu, lương lao động thấp,nhiều người không có bảo hiểm y tế, giáo dục không tốt, thiên hạ bắn giết nhau quá nhiều, kẻ thù Trung Cộng đe dọa,…Câu hỏi của kẻ này: tất cả những vấn nạn của Mỹ đều đã có từ mấy chục năm naychứ không phải mới xuất hiện năm ngoái hay năm kia sau khi ông Trump nắm quyền.Vậy chứ trước khi ông Trump lên làm tổng thống thì các chính quyền Obama, Bush,Clinton,… đã làm gì? Các vị ứng cử viên với phép thần thông giải quyết mọi rắc rối hiện đang tranh cử, họ đã ở đâu? Ngủ gật hết cả đám sao? Hay mắc lo làm tiền? Ta đừng quêntrong số 20 ứng cử viên của đảng DC, có 18 người đã hay đang có trách nhiệm quảntrị cái nước Mỹ ‘đầy tệ hại’ này: họ đều là thống đốc, nghị sĩ, dân biểu, bộtrưởng, cả phó tổng thống nữa mà, phải không? Nói như Mỹ “Where were they?”.
Một tin vui cho những người ‘cuồngmê Trump’: TT Trump là ngư ông đắc lợi lớn nhất qua hai đêm tranh luận. Các đồngchí phe ta đánh nhau, khiến cho đối thủ số một của TT Trump, cụ Biden bị trọngthương. Mà đây chỉ mới là trận đầu mở màn cho cuộc nội chiến của đảng DC. Nhữngtấn công qua lại của các ứng cử viên DC, nhất là những viên đại bác bắn vào cụBiden, bảo đảm đã được TT Trump thu âm để mai này có dịp nhắc lại cho vui.
Tuần tới, ta sẽ có dịp coi tỷ lệ hậu thuẫn thay đổi như thế nào.
Vũ Linh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện