Thượng đỉnh G20 khai mạc trong bối cảnh xung khắc thương mại

RFA
Tú Anh
28/6/2019



Thượng đỉnh G20 Osaka, Nhật Bản ngày 28/06/2019Brendan Smialowski / AFP

Thượng đỉnh 20 nước có sức mạnh kinh tế hàng đầu thế giới đã khai mạc ngày 28/06/2019 tại Osaka, Nhật Bản. Đây là một hội nghị với nhiều bất trắc, vì các lập trường đối chọi từ thương mại đến môi trường khó có thể được dung hoà. Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe long trọng kêu gọi lãnh đạo các nước thành viên giúp cho hội nghị thành công trong tinh thần « hài hòa », như niên hiệu « Lệnh Hoà » của tân vương Naruhito.

Giới quan sát đặc biệt theo dõi phản ứng của những nhân vật được xem có thể làm rạn nứt nhóm G20, do lập trường cứng rắn trên các hồ sơ quốc tế : Donald Trump, Tập Cận Bình, Vladimir Putin và Emmanuel Macron.

Từ Osaka, đặc phái viên Mounia Daoudi tường thuật : "Một trong những hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng tại thượng đỉnh Osaka là thủ tướng Shinzo Abe chủ tọa cuộc họp G20 đầu tiên có mặt Donald Trump và Tập Cận Bình. Thủ tướng nước chủ nhà gần như là đóng vai trọng tài trước trận võ đài thương mại khó tránh khỏi giữa hai đại cường kinh tế hàng đầu thế giới.

Dấu hiệu căng thẳng hiện rõ với tuyên bố đầu tiên của chủ tịch Trung Quốc tố cáo chính sách bảo hộ mậu dịch và dọa nạt gây tác hại cho trật tự thế giới.

Thế nhưng, thương mại không phải là hồ sơ duy nhất gây bất đồng tại Osaka. Một trận chiến khác đang diễn ra bên trong hậu trường về biến đổi khí hậu. Trước giờ khai mạc, Liên Hiệp Châu Âu, được Canada ủng hộ, phối hợp hành động chung. Đối với các nước này, không có lý do gì xét lại đường hướng của Hiệp định Paris COP21.

Hiện giờ chỉ có Hoa Kỳ là thành viên duy nhất của G20 thông báo từ bỏ COP21. Phái đoàn Mỹ đang tìm cách lôi kéo Brazil, Úc, Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ nghiêng theo xu hướng hoài nghi biến đổi khí hậu.

Tổng thống Pháp thấy rõ điều này. Emmanuel Macron cảnh báo là nếu G20 không đủ khả năng thống nhất một tiếng nói dứt khoát về khí hậu, Pháp sẽ không ký vào bản thông cáo chung."

Theo AFP, dường như tổng thống Mỹ Donald Trump đã lắng nghe lời kêu gọi « hài hòa » của thủ tướng Nhật Bản. Trước khi chụp bức ảnh lưu niệm với các đồng nhiệm G20, tổng thống Mỹ tiếp xúc vui vẻ với Vladimir Putin và thái tử Mohammed Ben Salmane. Tổng thống Nga tìm cách biện giải cho lập trường của Teheran, trong khi thái tử Ả Rập Xê Út ủng hộ chiến lược của Mỹ gây sức ép với Iran.

Chưa rõ G20 sẽ kết thúc như thế nào, nhưng theo giới quan sát, có bốn hồ sơ được xem là « những ngòi thuốc nổ ».

Abe đề cập đến Hồng Kông

Trong cuộc trao đổi với ông Tập Cận Bình bên lề thượng đỉnh G20, thủ tướng Nhật Bản kêu gọi chủ tịch Trung Quốc bảo đảm các quyền tự do, nhân quyền, nhà nước thượng tôn pháp luật và các giá trị phổ quát khác tại Hoa lục nói chung. Riêng về tình hình Hồng Kông, trong bối cảnh dân chúng biểu tình chống luật dẫn độ, thủ tướng Nhật khuyến cáo lãnh đạo Trung Quốc tôn trọng lời cam kết « một quốc gia hai chế độ » và bảo đảm cho Hồng Kông được sống trong tự do, điều kiện để lãnh địa này tiếp tục được phồn vinh.

------------

Hội nghị thượng đỉnh G20 Osaka và những nghị sự được chờ đợi

Nguồn: KSB World Radio Ngày đăng: 2019-06-28


Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nền kinh tế (G20) đã chính thức khai mạc vào ngày 28/6 tại thành phố Osaka, Nhật Bản, kéo dài trong hai ngày.

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-Trung

Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, ngày 29/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang tác động lớn đến kinh tế toàn cầu, cuộc gặp này còn thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế lớn hơn so với Hội nghị G20. Hiện tại, Washington và Bắc Kinh đều không cho thấy có động thái nhượng bộ nào kể từ sau khi hai bên không tìm được tiếng nói chung tại cuộc đàm phán cấp cao song phương diễn ra hồi đầu tháng trước. Mỹ đã tiến hành áp thuế 25% cho các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, với quy mô lên tới 200 tỷ USD, đồng thời tuyên bố có thể sẽ đánh thuế thêm. Đáp lại, Trung Quốc đã áp thuế trả đũa hàng nhập khẩu từ Mỹ, với quy mô 60 tỷ USD, và cảnh báo cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ, lấy đây làm vũ khí đối phó.

Liên quan đến đàm phán thượng đỉnh Mỹ-Trung, có nhiều dự đoán tích cực cho rằng hai bên trước mắt có thể sẽ “đình chiến”. Ngày 26/6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết đàm phán Mỹ-Trung đã hoàn tất 90%. Cùng với đó, cũng xuất hiện tin tức cho rằng hai nước đã tạm thời nhất trí về việc “ngừng chiến”. Thực tế là tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Argentina vào tháng 12 năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc cũng đã từng tuyên bố ngừng leo thang căng thẳng.

Thảo luận về chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch

Bên cạnh cuộc chiến chương mại Mỹ-Trung, thảo luận liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ cũng thu hút không kém sự quan tâm của dư luận. Trong thời gian qua, Hội nghị thượng đỉnh G20 vẫn luôn theo đuổi chủ trương chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Tuy nhiên, trong sự kiện tại Agentina vào năm ngoái, lần đầu tiên nội dung này đã không được thể hiện trong Tuyên bố chung. Bất chấp việc đi ngược lại ý kiến của đa số, lập trường của Mỹ vẫn được giữ vững. Trong dự thảo Tuyên bố chung lần này do nước chủ nhà Nhật Bản soạn thảo, cũng không có cụm từ “chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch”.

Lập trường mâu thuẫn giữa Mỹ và các quốc gia còn lại cũng tương tự như với vấn đề đối phó biến đổi khí hậu. Tóm lại, lập trường của Mỹ vẫn không bị lay động, và những nội dung liên quan này có khả năng sẽ không được đưa vào tuyên bố chung, thậm chí có thể trở nên tồi tệ hơn. Điều này dự kiến sẽ khiến làn sóng phản đối và hoài nghi về Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ càng trở nên mạnh mẽ hơn.

Vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên

Về vấn đề phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này dự kiến sẽ là “thước ngắm” để nối lại đối thoại Mỹ-Triều. Đầu tiên là việc lãnh đạo Mỹ-Triều trao đổi thư từ cho nhau, đồng thời nội bộ Chính phủ Mỹ cũng cho thấy những lập trường “linh hoạt”. Tiếp đó, ngay sau Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến thăm Hàn Quốc. Trước thềm tái tranh cử chức Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump cần phải thu về một kết quả rõ ràng nào đó bằng mọi giá. Mặt khác, nước chủ nhà hội nghị là Nhật Bản lại là nước nhạy cảm nhất với vấn đề hạt nhân miền Bắc, nên đương nhiên sẽ tăng cường tầm ảnh hưởng. Trong khi đó, Trung Quốc đã vừa tăng cường thêm sức mạnh trong vai trò trung gian, sau chuyến thăm chính thức Bình Nhưỡng của Chủ tịch Tập Cận Bình mới đây. Một bên khác là Nga cũng đã gia tăng tiếng nói về vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên từ sau chuyến thăm Vladivostok của Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ miền Bắc Kim Jong-un cách đây không lâu. Về phần mình, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã đề cập việc trao đổi với miền Bắc, đồng thời nhấn mạnh đến vai trò trung gian, thúc đẩy. Có thể nói, các bên liên quan trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên đều đang có các động thái tích cực. Theo đó, điều quan tâm giờ đây là sự phác thảo nào về lộ trình giải trừ hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ được hé lộ trong Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này.

----------
SBTN MORNING | 28/06/2019 | TT Trump gặp ông Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh G20
G20 leaders arrive to gala dinner in Osaka

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện