Vì sao Viện Khổng Tử sẽ thất bại trước Đại học Fulbright !?
Theo TTXVA
Published on December 31, 2014TTXVA.NET BIÊN TẬP
Mới đây, dư luận trong và ngoài nước đã hướng nhiều sự tập trung về chuyến viếng thăm của Du Chính Thanh (nhân vật được cho là đứng thứ 4 trong hành ngũ Bộ chính trị TW đảng CS Trung Quốc) tới Việt Nam (Du đã gặp mặt, nói chuyện và làm việc với hầu hết tất cả những lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam từ Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Hồng Anh, Nguyễn Thiện Nhân, vv). Trên BBC có đăng một bức ảnh rất gọi hình và giàu ý nghĩa về chuyến đi này, qua cử chỉ và thái độ trịnh thượng (giống như bắt nạt) của Du Chính Thanh và sự “nhu mì hiền dịu” của Lê Hồng Anh (đại diện của đảng Cộng Sản Việt Nam)
Thái độ gì đây ?
Đáng chú ý là việc cắt băng khánh thành, ra mắt Viện Khổng Tử tại Việt Nam ngay trong khuôn viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Sự kiện này đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh cãi về vai trò của Khổng Tử và cả cái viện mang tên ông ta. Rất nhiều người Việt trăn trở với tình hình đất nước đã bày tỏ mối quan ngại về một cuộc xâm thực văn hóa, nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Nam Hải. Bạn đọc có thể tham khảo những bài viết rất có giá trị của:
- Nhà nghiên cứu Hán Nôm, Trần Quang Đức
- Mặc Lâm, Biên tập viên RFA
- Nhà thơ Trần Trung Đạo
- GS. Nguyễn Văn Tuấn
Vị đại sứ mới của Mỹ rất thân thiện và yêu mến Việt Nam
Có thể thấy anh đại sứ mới này đã quá thành công để ghi điểm với nhân dân Việt Nam :3
Kể từ hồi tháng đầu 5, khi Trung Cộng ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam thì Ted Osius, khi đó còn đang công tác tại Indonesia, đã đánh tiếng với Quốc hội Hoa Kỳ rằng đã tới lúc Mỹ cần dỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam (Sao mà đúng lúc thế không biết)Trước khi tuyên thệ nhậm chức tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ (với sự chứng kiến của ngoại trưởng John Kerry, gia đình, bạn bè đồng nghiệp và ông Phạm Quang Vinh, đại sứ mới của Việt Nam tại Mỹ) … anh chàng đồng tính, nhân viên ngoại giao kì cựu và cực kì hóm hỉnh này đã có một màn chào hỏi không thể tuyệt vời hơn gửi tới đất nước và con người Việt Nam bằng một đoạn clip, có nhạc nền là bài dân ca “Bèo dạt mây trôi”, trong đó Ted cố gắng nói chuyện hoàn toàn bằng tiếng Việt (dẫu còn trọ trẹ) … thể hiện tình cảm rất đặc biệt của anh giành cho đất nước và con người Việt Nam (Không như tụi Tàu Cộng nhỉ ?)
Lời chào ấn tượng
Lễ tuyên thệ nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam của Ted Osius, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.
Ngày 15 tháng 12, 2014 … Gia đình lớn 4 người của Ted (gồm bạn đời, mẹ già và con trai) đã đặt chân tới Hà Nội trong sự chào đón niềm nở và thân thiện của người Việt Nam (Có biết chúng tôi, người Việt Nam mong anh đến thế nào không ?)
Ted Osius và gia đình tại sân bay Nội Bài
Đón tiếp Du Chính Thanh
Và mùa Noel này, năm 2014, giữa lúc Du Chính Thanh qua Hà Nội để “làm việc” với giới lãnh đạo đảng CS Việt Nam nhằm thúc đẩy mối quan hệ Việt – Trung đi đúng hướng (tức theo ý Bắc Kinh) thì cả đại gia đình của Ted (có thêm chị gái, em gái và cháu trai qua thăm Việt Nam) lại cùng đón giáng sinh với những em nhỏ Việt Nam (từ nhà trẻ SOS) trong niềm vui, an lành và hạnh phúc.
Giáng sinh 2014 ấm áp với trẻ em Việt Nam
Trong cuộc tọa đàm trực tiếp, trả lời những câu hỏi của phóng viên Việt Lâm từ Vietnamnet, Ted đã chia sẻ, đại ý:
– Anh và cả gia đình của mình rất yêu mến đất nước và con người Việt Nam.– Anh cảm thấy ấn tượng sự đổi thay và quá trình phát triển hiện đại hóa kì diệu của Việt Nam (Có thật không vậy )
– Khéo léo nhất là lời tâm sự:
“Tôi nghĩ tiếng Việt rất đặc biệt, trong quan hệ đặc biệt như một gia đình chúng ta luôn nói là anh em, không nói I (tôi) và You (bạn). Trong gia đình luôn có một quan hệ đặc biệt và giữa người dân Mỹ và người dân Việt Nam có mối quan hệ rất đặc biệt như gia đình … Gia đình tôi là gia đình có ba thế hệ: mẹ tôi, tôi và bạn đời tôi và con trai tôi. Tôi nghĩ đó là giá trị Hoa Kỳ và đồng thời đó cũng là giá trị Việt Nam. Tối hôm qua, chúng tôi đã ăn mừng Giáng sinh với một gia đình Việt Nam rất đặc biệt. Họ có bốn thế hệ: ông bà, bố mẹ, con và cháu. Bốn thế hệ gặp nhau mỗi tuần, mỗi dịp lễ quan trọng và họ về quê để thăm nhau. Đó là giá trị rất quan trọng của Việt Nam. Theo tôi, chúng ta chia sẻ giá trị này: giá trị của gia đình, giá trị của ông cha, ông bà bố mẹ rất quan trọng đối với người dân Việt Nam, và cũng rất quan trọng đối với người dân Hoa Kỳ, trong đó có gia đình tôi.” (Theo Vietnamnet)– Ted truyền đạt lại thông điệp của nước Mỹ đến Việt Nam:
” Chúng ta sắp kỷ niệm 20 năm quan hệ hữu nghị Mỹ – Việt. Một cơ hội tưởng chừng không bao giờ có được, đặc biệt khi được trở lại một nước mà tôi có thiện cảm sâu sắc. Tôi rất yêu đất nước này và yêu cơ hội để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước chặt chẽ hơn … Ngoại trưởng John Kerry đã khẳng định, Hoa Kỳ ủng hộ một đất nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng nhân quyền và luật pháp. Tôi nghĩ, để ủng hộ mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, có ít nhất 5 lĩnh vực chúng ta có thể thúc đẩy:Khi cô phóng viên Việt Lâm hỏi Ted một câu hỏi vu vơ: “Liệu trong nhiệm kỳ của ông sẽ có cơ hội cho một mối quan hệ đối tác chiến lược (strategic partnership) giữa hai nước (Mỹ và Việt Nam) hay không ?” Anh đã khéo léo trả lời:
Thứ nhất là lĩnh vực thương mại và kinh tế. Tôi muốn thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa hai nước trong lĩnh vực này và chúng ta có một công cụ rất quan trọng đó là hiệp định TPP. Tôi rất lạc quan về TPP và tôi nghĩ TPP sẽ giúp Việt Nam thành công nhanh hơn và phát triển nhanh hơn. Như tôi đã nói, đường bay thẳng giữa hai nước cũng là một cách thúc đẩy mối quan hệ quan trọng giữa hai nước.
Ưu tiên thứ hai của tôi là hỗ trợ VN tăng cường quản lý nhà nước hiệu quả hơn nữa, nghĩa là minh bạch, tôn trọng pháp luật và nhân quyền. TPP cũng góp phần làm minh bạch, góp phần cho một vài lĩnh vực có thể trao đổi ý kiến giữa hai nước về quản lý nhà nước. Chúng tôi sẽ trao đổi ý kiến một cách rất tôn trọng và thẳng thắn. Tôi sẽ luôn nói thẳng và tôn trọng các lãnh đạo của Việt Nam.
Ưu tiên thứ ba là thúc đẩy mối quan hệ an ninh chặt chẽ hơn, đặc biệt tăng cường hơn nữa trong lĩnh vực hàng hải và an ninh hàng hải. Chúng tôi đã bắt đầu phát triển quan hệ giữa cảnh sát biển hai nước.
Ưu tiên thứ tư là thúc đẩy giáo dục như tôi đã nói đó là xây dựng trường Đại học Fulbright. Trước đây, chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright (FETP) ở TP. Hồ Chí Minh rất hiệu quả, góp phần vào tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong tương lai, tôi hy vọng trường Đại học Fulbright sẽ góp phần phát triển giáo dục Việt Nam. Tôi nghĩ, khi nhiều sinh viên đi du học ở nước ngoài, họ sẽ học được rất nhiều về đất nước đó. Điều đó rất quan trọng giúp chúng ta hiểu nhau tốt hơn. Chẳng hạn như khi bạn đi học ở trường đại học Georgetown, bạn hiểu Hoa Kỳ tốt hơn so với trước và tôi nghĩ việc trao đổi sinh viên rất tốt cho mối quan hệ lâu dài.
Ưu tiên thứ năm là để thúc đẩy hợp tác khoa học – y tế – môi trường, nhất là biến đổi khí hậu. Giữa hai nước từng có rất nhiều hợp tác và tôi muốn thúc đẩy hợp tác nhiều hơn nữa.” (Theo Vietnamnet)
” Theo quan điểm của tôi, quan trọng nhất là nội hàm (connotation) chứ không phải tên của đối tác” (cái tên – name – không quan trọng bằng thực chất – practice – rằng Việt Nam có thật sự mong muốn thúc đẩy mối quan hệ chiến lược này không).
Ted nêu ví dụ như mối quan hệ đối tác toàn diện mà Mỹ đã thúc đẩy với Ấn Độ và Indonesia, trong đó có sự tham gia rất lớn của anh, và anh nói: “Tôi cho rằng với Việt Nam, Hoa Kỳ cần phải có một đối tác quan trọng, với nội hàm sâu sắc, trong nhiều lĩnh vực và đó sẽ là điều rất tốt cho hai nước, cho châu Á cũng như cho cả thế giới”
Ý Ted nhắc nhở rằng Việt Nam rằng: Một mối quan hệ Mỹ – Việt có nồng ấm, sâu sắc, toàn diện và chiến lược hay không … hay thậm chí là cả tư cách đồng minh … Điều đó còn tùy thuộc vào trí tuệ sáng suốt đỉnh cao của giàn lãnh đạo Việt Nam (hay lại toàn là LÚ và THAM ) … và cũng là ở sự lựa chọn quyết định của nhân dân Việt Nam.
Nhận xét
Đăng nhận xét