NATO chấm dứt sứ mạng tác chiến ở Afghanistan
Tướng John Campbell (trái) cuộn lá cờ của lực lượng ISAF trong buổi lễ đánh dấu sự kết thúc sứ mệnh tác chiến ở Afghanistan, 28/12/2014.
29.12.2014
Liên minh quân sự dưới sự chỉ huy của khối Hiệp ước Bắc Đại tây dương, NATO, ở Afghanistan đã chính thức kết thúc sứ mạng tác chiến kéo dài 13 năm qua, và để cho lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan được huấn luyện ở mức độ tương đối phải tự chiến đấu với phe nổi dậy Taliban.
Một buổi lễ đặc biệt được tổ chức tại bản doanh của liên minh trong thủ đô Kabul hôm Chủ nhật để đánh dấu sự kết thúc hoạt động của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế ISAF do Hoa Kỳ chỉ huy.
Tư lệnh lực lượng Đại tướng John Campbell cuốn và bọc lá cờ xanh và trắng của lực lượng ISAF lại, và trương cờ của phái bộ Hỗ trợ Kiên Quyết mới. Ông phát biểu, sau đó, tại buổi lễ tỏ lòng tri ân đối với những người thuộc lực lượng quốc tế và lực lượng Afghanistan đã bỏ mình trong cuộc chiến chống nhóm nổi dậy Taliban. Ông nói:
“Hôm nay đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới. Phái bộ Hỗ trợ Kiên quyết sẽ phục vụ trên nền tảng của quan hệ đối tác lâu dài của chúng tôi với Afghanistan.”
Phái bộ hỗ trợ của NATO sẽ gồm khoảng 13.000 người hầu hết là Mỹ sẽ tiếp tục cố vấn, trợ giúp và huấn luyện cho các lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan trong cuộc chiến đấu chống phe Taliban. Theo lời Đại tướng Campbell phát biểu, con đường trước mắt vẫn còn nhiều thách thức:
“Không có việc quay lại những ngày đen tối trong quá khứ. Các phần tử nổi dậy đang thua cuộc, đang trong tình trạng tuyệt vọng… Đã đến lúc kẻ thù lắng nghe lời kêu gọi của Tổng thống Ghani, buông võ khí, ngồi vào bàn hòa đàm và tiếp tay tái thiết quốc gia Afghanistan.”
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hứa mưu tìm một giải pháp chính trị với nhóm nổi dậy và kêu gọi phe Taliban và các đồng mình của phe này tham gia hòa đàm với chính phủ đoàn kết quốc gia của ông. Tuy nhiên, thay vì vậy, các phần tử chủ chiến đã gia tăng các vụ tấn công, viện lý do Tổng thống Ghani ký kết hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ và NATO và cho phép sự hiện diện quân sự của nước ngoài ở Afghanistan.
Cố vấn an ninh Quốc gia Afghanistan Hanif Atmar, trong phát biểu tại buổi lễ, đã tỏ lòng biết ơn về những nỗ lực và hy sinh của lực lượng liên minh để bảo đàm an ninh cho Afghanistan. Ông nói:
“Gần 3.500 quân nhân NATO đã tử trận và hơn 30.000 quân nhân bị thương trong khi thi hành phận sự. Nhân dân Afghanistan cầu nguyện cho những người đã ngã xuống, những người bị thương và người thân của họ.”
Năm nay là năm đẫm máu nhất cho các lực lượng an ninh Afghanistan trong cả thập kỷ dài chiến đấu chống nhóm Taliban và các phần tử nổi dậy đã tạo được lợi thế ở một số nơi trong nước để mở rộng tầm ảnh hưởng.
Ông Atmar nói rằng các lực lượng Afghanistan đã chỉ huy thành công các hoạt động an ninh trong gần 2 năm nay hầu hết khắp nước, tuy nhiên ông nhấn mạnh đến nhu cầu của trợ giúp quốc tế được tiếp tục để bảo đảm sự bền vững trong dài hạn. Ông nói:
“Chúng tôi chưa thể tự mình làm mọi việc. Chúng tôi đã đạt được tiến bộ rất lớn, nhưng chúng tôi thừa nhận rằng sự tiếp tục hỗ trợ của quý vị sẽ là yếu tố quan trọng bảo đảm các thành quả phối hợp của chúng ta sẽ giữ vững lâu dài.”
Lực lượng ISAF gồm khoảng 50 quốc gia tham gia. Lực lượng này được phát động dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ để tiến quân vào Afghanistan cách nay 13 năm loại Taliban khỏi quyền lực vì đã dung chứa mạng lưới al-Qaida, là nhóm âm mưu các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001 ở Mỹ. Từ đó đến nay Hoa Kỳ đã chi hơn 100 tỷ đôla vào việc tái thiết Afghanistan ngoài con số ước lượng khoảng 1.000 tỷ đôla chi cho cuộc chiến.
Một buổi lễ đặc biệt được tổ chức tại bản doanh của liên minh trong thủ đô Kabul hôm Chủ nhật để đánh dấu sự kết thúc hoạt động của Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế ISAF do Hoa Kỳ chỉ huy.
Tư lệnh lực lượng Đại tướng John Campbell cuốn và bọc lá cờ xanh và trắng của lực lượng ISAF lại, và trương cờ của phái bộ Hỗ trợ Kiên Quyết mới. Ông phát biểu, sau đó, tại buổi lễ tỏ lòng tri ân đối với những người thuộc lực lượng quốc tế và lực lượng Afghanistan đã bỏ mình trong cuộc chiến chống nhóm nổi dậy Taliban. Ông nói:
“Hôm nay đánh dấu sự kết thúc một kỷ nguyên đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới. Phái bộ Hỗ trợ Kiên quyết sẽ phục vụ trên nền tảng của quan hệ đối tác lâu dài của chúng tôi với Afghanistan.”
Phái bộ hỗ trợ của NATO sẽ gồm khoảng 13.000 người hầu hết là Mỹ sẽ tiếp tục cố vấn, trợ giúp và huấn luyện cho các lực lượng an ninh quốc gia Afghanistan trong cuộc chiến đấu chống phe Taliban. Theo lời Đại tướng Campbell phát biểu, con đường trước mắt vẫn còn nhiều thách thức:
“Không có việc quay lại những ngày đen tối trong quá khứ. Các phần tử nổi dậy đang thua cuộc, đang trong tình trạng tuyệt vọng… Đã đến lúc kẻ thù lắng nghe lời kêu gọi của Tổng thống Ghani, buông võ khí, ngồi vào bàn hòa đàm và tiếp tay tái thiết quốc gia Afghanistan.”
Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani hứa mưu tìm một giải pháp chính trị với nhóm nổi dậy và kêu gọi phe Taliban và các đồng mình của phe này tham gia hòa đàm với chính phủ đoàn kết quốc gia của ông. Tuy nhiên, thay vì vậy, các phần tử chủ chiến đã gia tăng các vụ tấn công, viện lý do Tổng thống Ghani ký kết hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ và NATO và cho phép sự hiện diện quân sự của nước ngoài ở Afghanistan.
Cố vấn an ninh Quốc gia Afghanistan Hanif Atmar, trong phát biểu tại buổi lễ, đã tỏ lòng biết ơn về những nỗ lực và hy sinh của lực lượng liên minh để bảo đàm an ninh cho Afghanistan. Ông nói:
“Gần 3.500 quân nhân NATO đã tử trận và hơn 30.000 quân nhân bị thương trong khi thi hành phận sự. Nhân dân Afghanistan cầu nguyện cho những người đã ngã xuống, những người bị thương và người thân của họ.”
Năm nay là năm đẫm máu nhất cho các lực lượng an ninh Afghanistan trong cả thập kỷ dài chiến đấu chống nhóm Taliban và các phần tử nổi dậy đã tạo được lợi thế ở một số nơi trong nước để mở rộng tầm ảnh hưởng.
Ông Atmar nói rằng các lực lượng Afghanistan đã chỉ huy thành công các hoạt động an ninh trong gần 2 năm nay hầu hết khắp nước, tuy nhiên ông nhấn mạnh đến nhu cầu của trợ giúp quốc tế được tiếp tục để bảo đảm sự bền vững trong dài hạn. Ông nói:
“Chúng tôi chưa thể tự mình làm mọi việc. Chúng tôi đã đạt được tiến bộ rất lớn, nhưng chúng tôi thừa nhận rằng sự tiếp tục hỗ trợ của quý vị sẽ là yếu tố quan trọng bảo đảm các thành quả phối hợp của chúng ta sẽ giữ vững lâu dài.”
Lực lượng ISAF gồm khoảng 50 quốc gia tham gia. Lực lượng này được phát động dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ để tiến quân vào Afghanistan cách nay 13 năm loại Taliban khỏi quyền lực vì đã dung chứa mạng lưới al-Qaida, là nhóm âm mưu các vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, 2001 ở Mỹ. Từ đó đến nay Hoa Kỳ đã chi hơn 100 tỷ đôla vào việc tái thiết Afghanistan ngoài con số ước lượng khoảng 1.000 tỷ đôla chi cho cuộc chiến.
Nhận xét
Đăng nhận xét