Giải phẫu một nền độc tài “hậu toàn trị”
Theo Bauxite Việt Nam
Simon Leys
Chân Phương giới thiệu và dịch
thái độ bất tuân của một người can đảm!
TƯ MÃ THIÊN
Sự thật sẽ giải phóng mi.
KINH THÁNH theo JOHN
Ngày nay sự thăng tiến kinh tế Trung Quốc ngự trị toàn cảnh bang giao quốc tế. Trong con mắt các chính khách và giới phân tích chính trị, Trung Quốc có tiềm năng trở thành “thế lực kinh tế bành trướng nhất thế giới vào năm 2019.” Các chuyên gia tài chính còn tiên liệu một ngày sớm hơn. Có kẻ cho là “Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn rộng nhất thế giới vào 2016.” Sự thay đổi nhanh chóng này được gọi tên rất đúng là “phép lạ Trung Quốc”. Có sự đồng thuận chung, cả ở Trung Quốc lẫn nước ngoài, cho rằng thế kỷ 21 sẽ là “thế kỷ của Trung Quốc”. Các chính khách quốc tế bay đến Bắc Kinh trong khi giới doanh nhân từ khắp các nước phát triển đổ xô tới Thượng Hải cùng những thủ phủ tỉnh lỵ với hy vọng ký kết được hợp đồng. Âu Châu thì khẩn cầu Trung Quốc ra tay cứu giúp đồng tiền đang lâm bệnh của mình.
Tất cả những ai có nghĩ suy hôm nay ít nhất đều muốn có được vài hiểu biết căn bản về các động lực sâu xa nằm dưới sự biến hóa đột ngột và đáng phục ấy: Bản chất với ý nghĩa thật của nó là thế nào?… Và nó sẽ hướng về đâu? Các tiệm sách hôm nay bị ngập lụt dưới ngọn triều những ấn bản mới nhằm cung cấp thông tin về Trung Quốc, tuy nhiên (theo tôi) cuốn sách mới có nội dung cấp bách và tầm quan trọng cốt tử mà cả giới chuyên gia cùng độc giả phổ thông cần phải đọc là tập hợp các bài ký sự của Lưu Hiểu Ba, được tuyển chọn, dịch và giới thiệu một cách cẩn trọng bởi những học giả đầy uy tín – một công trình có phẩm chất cao nhờ mối quan hệ cá nhân của họ với tác giả. (1)
Giải Nobel Hòa Bình 2010 khiến cho cả thế giới chú ý đến cái tên Lưu Hiểu Ba. Tuy rằng trước đó nhiều năm tiếng tăm ông đã vang rền trong nước Trung Quốc như một người trí thức của công chúng (public intellectual) vô úy có tầm nhìn thấu triệt, tác giả của khoảng mười bảy cuốn sách trong đó gồm các tập thơ, bài phê bình và tiểu luận chính trị (2). Giới chức cầm quyền cộng sản đã bảo chứng một cách thiếu khôn khéo cho các nhận định chính xác không thỏa nhượng của ông. Họ cứ bắt bớ ông vì các quan điểm ấy – bốn lần kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn tháng 6-1989. Nay ông lại ngồi tù từ tháng Chạp 2008, và chịu một chế độ lao tù hà khắc đặc biệt mặc dù tình trạng sức khỏe không được khá. Như Pascal từng nói: “Hãy tin vào các chứng nhân nào dám hy sinh tính mệnh” – kẻ chứng nhân biệt lệ này còn có phẩm cách ngoại hạng về nhiều mặt khác, cả về mặt nắm thông tin và trải nghiệm cùng những đức tính trí tuệ với sự cương trực của ông.
Sinh năm 1955 ở miền Đông-Bắc Trung Quốc, Lưu đích thị thuộc thế hệ “con cái họ Mao” – thế hệ vì một trớ trêu lý thú lại sinh sản những kẻ bất đồng chính kiến gan dạ nhất cùng những nhà tranh đấu lưu loát nhất cho nền dân chủ – ví dụ Ngụy Kính Sinh, người hùng của Báo Tường Dân Chủ ở Bắc Kinh trong giai đoạn 1978-79, mười tám năm chịu nạn ngục tù trước khi bị lưu đày sang phương Tây (3). Lưu Hiểu Ba vẫn thường ca tụng các vị mở đường ban đầu ấy. Ông không được tham gia Cách mạng Văn hóa vì còn quá trẻ, nhưng phong trào đó – một cách khôi hài – đã có tác động tích cực đối với đời ông.
Cũng như phần lớn trí thức, cha mẹ ông – vốn là giáo chức – bị đày đi nông trường tập thể ở thôn quê. May thay nhờ đi theo họ, trong nhiều năm Lưu khỏi bị hấp thụ thứ giáo dục chính qui. Sau này nhìn lại ông yêu quí giai đoạn ấy: những năm thất học đó đã cho ông “được tự do”. Thoát khỏi nền sư phạm nhồi sọ kiểu Mao, ông đã vớ đâu đọc đấy nhiều loại sách – có nghĩa mọi thứ ấn phẩm nào rơi vào tay – và nhờ vậy mà tìm ra nguyên tắc chỉ đạo cho ông từ đó: ta phải suy nghĩ cho chính mình.
Sau khi Mao chết, các đại học rốt cục được phép mở cửa lại; năm 1977 Lưu gia nhập nhóm sinh viên đầu tiên được nhận vào các trường cao đẳng, ban đầu tại tỉnh nhà, sau đó ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Chuyên cần nghiên cứu văn học Trung Hoa với thành quả tốt, mười một năm sau ông được bổ chức giảng viên tại đại học này khi lấy xong tiến sĩ. Với đầu óc độc đáo, sự hiếu kỳ tri thức bao la và tài năng diễn đạt, ông cầm chắc trong tay một sự nghiệp hàn lâm rực rỡ. Ông đã tìm được khá sớm một công chúng rộng lớn vượt ngoài khuôn viên lớp học, và được ban tặng danh hiệu enfant terrible (quái kiệt thần đồng) trong giới làm văn hóa ở Trung Quốc.
Trong các cuộc thảo luận về văn học và ý tưởng, mớ quan điểm của ông linh hoạt thoát khỏi qui ước giáo điều; tuy rằng vào giai đoạn còn sớm ấy, ông không đả động đến những vấn đề chính trị. Bước ngoặt phát triển nhân cách của ông xảy đến trong năm 1989, với vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 và diễn tiến sau đó. Trước đó không lâu, danh tiếng của Lưu như một nhà phê phán ý tưởng độc đáo đã mang đến cho ông nhiều giấy mời đi ngoại quốc. Khi đó tại Bắc Kinh phong trào phản kháng chính trị cùng các yêu sách cải cách dân chủ đang dâng đến cao điểm: một đám người đông đảo gồm sinh viên cùng những kẻ ủng hộ với cảm tình viên đã tụ họp và cắm lều tại quảng trường Thiên An Môn, tâm điểm của thủ đô.
Lúc ấy Lưu Hiểu Ba đang ở New York sau khi nhận lời mời giảng dạy chính trị học cho Barnard College thuộc Đại học Columbia. Giống nhiều trí thức Trung Hoa trước đó, ban đầu Lưu đã lý tưởng hóa phương Tây; tuy nhỉên các kinh nghiệm thu thập bên Âu châu trước tiên và sau đó ở Mỹ đã sớm phá tan mớ ảo tưởng của ông. Trong một lần viếng Bảo tàng Metropolitan ở New York, ông trải nghiệm một dạng khải ngộ làm kết tinh nỗi dằn vặt vì tự vấn vào những ngày ấy: ông nhận ra sự nông cạn về kiến văn của mình trước ánh sáng của các nền văn minh huy hoàng và đa dạng trong quá khứ, đồng thời cảm thấy sự bất cập của các lời giải đáp phương Tây đề ra hôm nay cho cảnh huống của nhân loại thời hiện đại. Giấc mộng nhờ Tây hóa để cải cách Trung Quốc của chính bản thân mình đột nhiên ông thấy nó thảm thương như thái độ “một kẻ bán thân bất toại cười nhạo một người toàn thân bại liệt”, ông đã thú nhận vào lúc đó:
Xu hướng lý tưởng hóa văn minh Tây phương phát khởi từ khát vọng dân tộc chủ nghĩa dùng phương Tây để cải cách Trung Quốc của tôi. Nhưng nó đã khiến tôi bỏ sót không nhìn ra các khiếm khuyết của văn hóa phương Tây… Tôi đã khúm núm trước văn minh phương Tây, thậm khen những điều hay tốt của họ, và đồng thời cũng đề cao quá đáng những điều tốt đẹp của mình. Tôi đã nhìn phương Tây không những chỉ là sự cứu rỗi cho Trung Quốc mà còn là đích hướng tự nhiên và chung cuộc của cả loài người. Hơn thế, tôi còn dùng thứ lý tưởng loạn trí ấy để gán cho mình vai trò đấng cứu tinh…
Bây giờ tôi nhận thấy là trong khi có thể giúp ích cho sự cải cách Trung Quốc ngày nay, văn minh phương Tây khái quát mà nói không thể cứu nhân loại.
Nếu ta lùi khỏi văn minh phương Tây trong giây lát, ta có thể thấy nó có đủ mọi khuyết tật của nhân loại nói chung…
Là người đã sống hơn ba mươi năm dưới hệ thống chuyên quyền ở Trung Quốc, nếu tôi muốn suy tư về số phận nhân loại hoặc như thế nào làm một người chân thực, tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc phê phán cùng lúc hai điều. Tôi phải:
Nhờ sự can thiệp của ông, các nhân mạng thoát chết không đếm hết, dù rằng cuối cùng ông chẳng ngăn chặn được sự tàn sát lan rộng – chúng ta vẫn chưa biết bao nhiêu sinh viên, kẻ bên đường vô can, thậm chí những người cứu thương tình nguyện đã biến mất trong cuộc tắm máu trong đêm chung quyết ấy (4). Bản thân Lưu bị bắt ba ngày sau vụ thảm sát và bị cầm tù không án tòa trong hai năm sau đó. Khi ra khỏi tù ông biến thành con người khác. Đại học không cho ông giảng dạy, và ông bị cấm xuất bản và diễn thuyết trước công chúng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên nhờ Internet (“Internet đúng là món quà Trời cho dân Trung Quốc”, sau này ông có nói như thế), Lưu có thể triển khai một sự nghiệp mới là bình luận viên tự do ngoài biên chế (freelance commentator) về xã hội và văn hóa Trung Quốc. Những bài viết với bút ký của ông được phát hành ngoài nước trong đủ loại báo định kỳ Hoa văn (nhiều nhất ở Hương Cảng và Đài Loan); và ngay chính trong nước ông cũng vươn đến khối độc giả mạng rộng lớn mà đám quan chức kiểm duyệt bực tức nhưng khó ngăn chặn được. Ảnh hưởng và uy tín của ông trong giới bất đồng chính kiến Trung Quốc lên đến cao điểm vào tháng 12-2008 khi ông bảo trợ cho Hiến Chương 08 – tài liệu tập thể noi theo ví dụ do Václav Havel và các bạn ông tạo ra ba mươi năm trước ở nước cộng sản Tiệp Khắc là Hiến Chương 77.
Hiến Chương 08 là một mẫu mực của tinh thần ôn hòa và lý trí bình tĩnh khi trình bày những nguyên lý nền tảng cùng các quyền căn bản khả dĩ gợi hứng cho cuộc cải cách chính trị đã quá trễ muộn ở Trung Quốc: một lý tưởng dân chủ, tinh thần nhân đạo và bất bạo động, được bảo đảm về mặt thể chế bởi sự phân quyền và tự do bày tỏ ý kiến, “tranh đua tự do và sòng phẳng giữa các đảng phái chính trị”, với sự thiết lập một nền cộng hòa liên bang (điều đã được hình dung một thế kỷ trước khi nền cộng hòa Trung Hoa đầu tiên được lập ra).
Chẳng có chi là khiêu khích hay cực đoan trong một chương trình như thế. Triệu Tử Dương – cựu thủ tướng Trung Quốc (1980-1987), từng là Tổng bí thư Đảng (1987-1989) vừa là Tổng công trình sư của phong trào cải cách và mở cửa ra thế giới đầu tiên trong thời kỳ sau Mao – đã phát biểu những quan điểm tương tự Hiến Chương 08 một cách đáng kể trong những năm sau cùng của ông (5). Đến lúc cuối đời khi bị lưu đày tại gia, Triệu đã đi đến kết luận – được diễn đạt rõ nghĩa trong di chúc chính trị của ông – là cần phải cải cách hệ thống chính trị Trung Quốc:
Chuyên chính vô sản đã trở thành một cơ chế chết cứng, thuần túy hình thức nhằm bảo vệ sự cai trị độc đoán của một thiểu số hay một cá nhân; con đường cho tương lai hướng đến hiện đại hóa thực sự là nền dân chủ nghị viện – theo kiểu mẫu phương Tây. Sự chuyển biến này có thể đòi hỏi một thời kỳ quá độ khá lâu nhưng có thể làm được, bằng chứng là Đài Loan và Nam Hàn… (6)
Mọi bài ký sự của Lưu Hiểu Ba trong tập sách này đều bàn về giai đoạn hai mươi năm kéo dài từ vụ Thiên An Môn đến Hiến Chương 08. Trong suốt thời gian này, dù bị bắt và giam cầm không xử án, ông đã hoạt động tích cực trong giới báo chí chính trị ngoài biên chế. Không công ăn việc làm, ông tìm cách đắp đổi qua ngày bằng ngòi bút. (7)
Có vài ký sự tập trung vào mấy biến cố đặc thù từ đó tác giả rút ra những bài học sâu xa hơn; các bài khác đề cập đến những vấn đề xã hội-chính trị và văn hóa rộng hơn, được minh họa bằng ví dụ từ các sự kiện vừa xảy đến.
Một ví dụ tốt cho loại thứ nhất là bài viết quan trọng phơi bày trường hợp gớm ghiếc của “Những lò gạch đen”. (Sau này, trong lần ra tòa chót của Lưu, đây là một trong sáu bút ký được dẫn chứng để kết tội ông có âm mưu “chống phá quyền lực Nhà Nước.”) Tháng 5-2007, phụ huynh có con em mất tích ở tỉnh Hà Nam đã thông báo sự tình cho các ký giả can đảm của đài truyền hình địa phương. Hóa ra đám điều hành các lò gạch bên tỉnh Sơn Tây đã tổ chức các mạng lưới bắt cóc rộng khắp để cung ứng lao động nô lệ cho các lò của họ, và quan chức địa phương ở hai tỉnh hình như đã đồng lõa với mấy vụ tội phạm ấy.
Công an đã tỏ ra đặc biệt vô tích sự khi họ cố phá vỡ các mạng lưới ghê tởm ấy: số trẻ em tìm thấy và được cứu thoát chỉ là con số nhỏ mười phần trăm của hơn nghìn mạng mất tích. Hình phạt, thường là không nương tay với ai dám bất tuân quyền lực Đảng, lại có vẻ chiếu lệ và phiên phiến một cách lộ liễu. Chín mươi lăm đảng viên với quan chức đã dính vào vụ này, nhưng họ chỉ bị “kỷ luật Đảng” mà chẳng phải chịu án tội phạm. Quan chức cao hơn chỉ bị “Đảng nghiêm trọng cảnh cáo”. Lưu kết luận: “Với mọi ưu thế và tài lực mênh mông, Nhà nước đầy quyền hành vẫn chưa sẵn sàng đương đầu với xã hội đen.” Mối quan tâm chính của Đảng Cộng sản là nắm giữ chặt độc quyền đối với mọi cán bộ nhà nước. Quan chức các cấp đều được bổ nhiệm, thăng quan hay bãi chức dựa vào sự định đoạt của một nhóm riêng: đó là Đảng.
Ưu tiên thứ nhất của quan chức bao giờ cũng là phục vụ cấp trên (bởi làm như thế đương nhiên có lợi cho mình) chứ chẳng phải phục vụ dân chúng phía dưới.
Còn hệ thống pháp lý – cũng được Đảng dùng để bảo vệ độc quyền về quyền lực – thì rất mực ngần ngại đụng vào các vấn đề có quan hệ đến liên minh giữa Đảng với xã hội đen:
Ở Trung Quốc, xã hội đen và bộ máy quan chức đã hòa trộn với nhau thành một. Các thành phần tội phạm được trao chức vụ trong khi quan chức biến thành tội phạm. Bọn nắm đầu xã hội đen có danh phận trong Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc [Quốc hội – người dịch] và trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc [nói tắt là Chính Hiệp, một tổ chức tương tự như Mặt trận Tổ Quốc của Việt Nam – người dịch], trong lúc quan chức chế độ mượn tay xã hội đen để trấn áp dân chúng địa phương.
Một ký sự khác bàn về “Vấn đề đất đai”. Vào thời Mao, nông dân mất hết đất khiến họ lâm vào tình cảnh chẳng khác gì nông nô trong các “công xã”. Họ buộc phải lao động trên mảnh đất không còn thuộc về mình. Trong cuộc Đại Nhảy Vọt điên cuồng lắm tai ương, nông dân đói nghèo đến mức không còn lương thực để ăn và áo quần để mặc. Ở vài nơi, dân chúng phải ăn thịt người. Hơn bốn mươi triệu mạng chết vì đói trong nạn đói lớn do Mao gây ra từ 1958 đến 1962. Không bao lâu sau khi Mao chết năm 1976, một “cuộc giải phóng nửa vời “diễn ra đối với đám nông nô: nông dân được quyền canh tác – nhưng không được sở hữu ruộng đất – chừng nào đất nông nghiệp chưa đụng phải các dự án phát triển vì khi ấy nó chuyển trở lại thành tài sản nhà nước.
Giới quan chức nắm trong tay quyền hành nhà nước và nhân danh “quyền sở hữu đất đai của nhà nước” đã móc ngoặc với đám doanh nhân trên khắp đất nước chúng ta… Những kẻ thủ lợi nhiều nhất từ các vụ chuyển giao đất đai ở mọi cấp là chế độ cộng sản và tập đoàn nắm quyền lực… Dân làm nông nghiệp là thành phần yếu nhất giữa những người yếu thế. Không có báo chí tự do và pháp quyền độc lập, họ không có tiếng nói công khai, không được quyền tổ chức các hiệp hội nông nghiệp, và không có phương tiện để kiện tụng… Và chính vì vậy mà dân chúng một cách tự nhiên phải tìm đến các hành động tập thể bên ngoài hệ thống, khi mọi cố gắng cầu cạnh đều bị chặn nghẽn trong lòng hệ thống…
Phần lớn các đụng độ trọng đại ở Trung Quốc mấy năm gần đây đã xảy đến do thường dân chống lại quan chức. Phần lớn đều diễn ra từ đám dân quê ở hương thôn, và đa phần có liên quan đến ruộng đất. Bảo vệ quyền lợi cho cấp trên, quan chức địa phương đã vận dụng không đắn đo một loạt phương tiện man rợ, từ bạo lực của nhà cầm quyền đến bạo lực của đám tội phạm xã hội đen, để trấn áp các vụ nổi dậy.
Ngoài mấy bài ký sự bàn về các điều bất công cùng nhiều dạng tội phạm của sự lạm dụng quyền lực, những bài viết khác chú trọng đến các vấn đề tổng quát hơn: chẳng hạn, ý nghĩa và những điều hàm ẩn của việc Trung Quốc trỗi dậy như một đại cường đang còn là một nghi vấn lớn chưa định đoạt. Sự lớn mạnh quá nhanh của nền kinh tế thị trường cùng ý thức ngày càng tăng trong dân chúng về các quyền tư hữu đã sản sinh yêu cầu to tát và phổ biến đòi thêm tự do, và điều này sau cùng có khả năng tác động đến vị thế quốc tế của Trung Quốc. Mặt khác, chính quyền cộng sản
khi cố sức bảo vệ hệ thống chuyên chính cùng các đặc quyền của tập đoàn nắm giữ quyền lực đã biến thành trở ngại lớn nhất ngăn chặn sự vận động hướng về tự do… Khi nào Trung Quốc vẫn còn là một nhà nước chuyên chính độc đảng, nó sẽ chẳng bao giờ “trỗi dậy” thành một đất nước văn minh và trưởng thành…
Cộng sản Trung Quốc đang tập trung vào kinh tế, tìm cách hội nhập với sự toàn cầu hóa, và gạt bỏ ý thức hệ của họ trước kia để ve vãn bạn bè trên thế giới.
Trong nước, họ tìm mọi cách bảo vệ hệ thống chuyên chính, [trong khi ngoài nước] họ biến thành cái máy tiếp huyết cho các chế độ độc tài khác… Khi sự “trỗi dậy” của một nhà nước chuyên chính rộng lớn đang nhanh chóng làm chủ sức mạnh kinh tế gia tăng và không bị ngăn ngừa một cách có hiệu quả từ bên ngoài mà chỉ gặp một thái độ hòa hoãn trên chính trường quốc tế, và một lần nữa nếu những người cộng sản lại lôi kéo thành công cả nước vào con đường lịch sử trật hướng đầy tai ương, kết quả sẽ không chỉ là một đại họa khác cho dân Trung Quốc mà còn có khả năng gây nguy hại đối với sự lan rộng của trào lưu dân chủ tự do trên trái đất. Nếu cộng đồng quốc tế muốn khỏi phải trả giá cho các hiểm họa ấy, các nước tự do phải làm những gì mình có thể làm để giúp cho nền chuyên chính lớn rộng nhất trên thế giới tự chuyển biến càng nhanh càng tốt thành một nước tự do và dân chủ.
Nhưng có thể hy vọng một sự chuyển biến như thế sẽ xảy ra chăng? Tự nó chế độ này chết cứng. Sau hơn hai mươi năm “cải cách”, đặc điểm duy nhất mà Đảng Cộng sản vẫn duy trì vô điều kiện từ ý thức hệ Mao là nguyên tắc độc quyền tuyệt đối quyền lực chính trị. Không có triển vọng xuất hiện một tổ chức nào có thể hội tụ đủ sức mạnh chính trị để thay đổi chế độ trong thời gian trước mắt. Lưu viết: “Trong tập đoàn nắm quyền bính không có… dấu hiệu nào cho thấy sẽ xuất hiện một gương mặt khai minh như Gorbachev hoặc Tưởng Kinh Quốc – hai người đã lái Liên Xô và Đài Loan về hướng dân chủ.”Trong những ngày tháng tới, xã hội dân sự không có khả năng sản sinh một tổ chức chính trị để thay thế chế độ công sản.
Trong một bút ký mang tên “Cải biến xã hội để thay đổi chế độ” (cũng bị nêu làm chứng cứ trong vụ xử tội ông), Lưu kê khai những điều ông hy vọng: vẫn còn chuyên quyền chính trị nhưng dân chúng sẽ không dốt nát hay rời rạc như nguyên tử; sẽ có ý thức đoàn kết mới trước bất công, và nỗi bất bình thường tình chống lại tệ tham nhũng lộ liễu cùng nạn lạm dụng quyền thế đủ loại của quan chức địa phương. Lòng can đảm dân sự sẽ có tiến triển mới, ý thức về các quyền của người dân cao hơn. Sự độc lập kinh tế tăng lên cũng sẽ tạo thêm nhiều tự do cho các công dân khi di chuyển, sở hữu và chia sẻ thông tin.
Đặc biệt mạng Internet tạo khả năng trao đổi và tán phát các ý kiến bằng những phương cách phần nhiều thoát khỏi sự kiểm duyệt nhà nước; mức kiểm soát tư tưởng và ngôn luận càng ngày càng mất hiệu lực (8). Để trở thành một xã hội tự do, con đường duy nhất cho Trung Quốc là sự cải thiện từng bước từ dưới đi lên. Sự cải biến xã hội từng bước ấy sớm muộn sẽ buộc chế độ phải đổi khác.
Tuy nhiên, mâu thuẫn trực tiếp với các hy vọng trên, Lưu cũng miêu tả một cách xám xịt cảnh sa mạc tâm linh của văn hóa thị thành trên đất nước “Trung Quốc hậu-chuyên chính”. Giới cầm quyền đang áp dụng một đường lối chặt chẽ nhằm loại trừ quá khứ gần đây ra khỏi ký ức. Vụ thảm sát Thiên An Môn hoàn toàn bị xóa trắng trong đầu óc của một thế hệ mới – trong khi thứ chủ nghĩa dân tộc thô thiển thỉnh thoảng lại được thúc roi để đánh lạc hướng quan tâm khỏi các vấn đề nhức nhối hơn. Văn học, tạp chí, phim ảnh cùng video đều tràn ngập sex với bạo lực, và phản ảnh “sự suy đồi đạo lý trong xã hội chúng ta”:
Trung Quốc đã bước vào Thời Đại Đểu Giả (Age of Cynicism) khi mà thiên hạ không còn tin vào bất cứ cái chi… Kể cả quan chức cao cấp cùng các đảng viên cộng sản cũng chẳng còn tin vào sự lải nhải của Đảng. Lòng chung thủy với các tín điều yêu dấu đã bị thay thế bởi sự trung thành với bất cứ điều gì mang lại lợi lộc vật chất. Sự nhồi nhét ý thức hệ không ngưng nghỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sản sinh những thế hệ dân chúng với trí nhớ trống không…
Thế hệ thị dân sau Thiên An Môn được nuôi lên với viễn ảnh những điều kiện sống tốt đẹp vừa phải, [nay ôm ấp các mục đích chính yếu] là trở thành viên chức nhà nước, làm giàu, hoặc đi ra nước ngoài… Họ không đủ kiên nhẫn chịu khó nghe kể lể về chuyện khổ đau trong lịch sử… Nạn đói lớn vào thời Đại Nhảy Vọt? Cách Mạng Văn Hóa phá nát tất cả? Thảm sát Thiên An Môn? Mọi thứ phê phán chính quyền và phơi trần “mặt tối” của xã hội là hoàn toàn không cần thiết đối với họ. Họ thích mang lối sống hưởng thụ của họ cộng thêm những câu chuyện do nhà nước cung cấp ra làm bằng chứng cho sự tiến bộ choáng mắt của Trung Quốc.
Tôi có biết những người phương Tây đầu óc phóng khoáng từng chạm trán với luân lý khắt khe thái quá (extreme puritanism) vào thời của Mao – họ ngây ngô suy diễn rằng cách mạng tính dục sớm muộn sẽ bùng như mìn nổ để khai mở con đường đưa đến một xã hội tự do hơn, sau bao năm tháng đè nén ức chế. Ngày nay đúng là có cuộc hội diễn dục tính (erotic carnival – chữ của Lưu) gồm cả sex, bạo lực, tham muốn đang quét khắp đất nước, nhưng làn sóng này – theo sự miêu tả của Lưu – chỉ phản ảnh sự suy đồi đạo lý của một xã hội đã bị tước sạch mọi thứ giá trị trong những năm dài chịu đựng sự bạo hành của chế độ toàn trị: “Nỗi khát khao cách mạng chính trị những thập niên trước đây nay đã biến thành nỗi khát khao tiền bạc và sex.”
Một số kẻ tả khuynh đổ lỗi cho thị trường mở rộng với sự toàn cầu hóa đã gây nên nỗi trống vắng tâm linh và đạo lý trong xã hội Trung Quốc; nạn tham nhũng phình to ở Trung Quốc cũng được qui tội như thế. Trái lại, Lưu cho rằng ta phải quay về thời của Mao để tìm dấu vết cho các gốc rễ sâu của thói đểu giả, nạn trụy lạc và phá sản luân thường hôm nay. Chính khi đó, vào những năm tháng được sự hoài cổ tả khuynh ngày nay tô vẽ như một thời của đạo đức thanh liêm mà tâm linh dân tộc phải hứng chịu sự tàn phá tệ hại nhất; chế độ lúc ấy
phi nhân và vô đạo… Cuộc đấu tranh tàn ác của chuyên quyền kiểu Mao đã ngấm vào toàn xã hội khiến thiên hạ thi nhau bán linh hồn: thù chồng hận vợ, tố cáo cha, phản bội bạn, tấn công tập thể một nạn nhân không sức kháng cự, nói bất cứ điều gì miễn sao “đúng lập trường”. Những dùi cui thô lỗ bất cần phải trái là các chiến dịch chính trị của Mao hết đợt này đến đợt khác như màn diễn binh không ngừng đã phá nát những khái niệm đạo lý thông thường trong đời sống Trung Quốc.
Mô thức này đã giảm bớt trong những năm sau Mao nhưng thật ra chưa biến mất hẳn. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, chiến dịch cưỡng bức bôi xóa ký ức một lần nữa lại ép buộc người dân phải phản bội lương tâm mình trong những buổi trình diễn công cộng để thể hiện lòng trung thành với chế độ. “Nếu Trung Quốc đã biến thành một đất nước nơi dân chúng chịu dối gạt lương tâm của chính họ thì làm cách nào chúng ta có thể xây dựng những giá trị công cộng lành mạnh được?”. Và Lưu kết luận:
Làm cho Trung Quốc nát bấy về đạo đức, tính chất phi nhân của thời kỳ Mao là nguyên nhân nghiêm trọng nhất sinh ra “khoảng trống đạo lý” lan rộng ta thường nghe nhắc đến ngày nay. Trong tình trạng đó, sự buông thả tính dục trở thành kẻ cộng sự tiện lợi cho nền chuyên chính vẫn cố kềm chặt một xã hội đang vươn lên sự thịnh vượng… Tự do tính dục là một ý niệm không hỗ trợ nền dân chủ chính trị nhiều khi nó khôi phục truyền thống trác táng hoang dâm vào thời các đế chế Trung Hoa… Các nhà độc tài hôm nay chấp nhận tình trạng này một cách thoải mái. Nó phù hợp với sự băng hoại luân lý và nạn băng đảng chính trị nảy sinh từ nhiều năm đạo đức giả, nó khiến cho niềm khao khát tự do đi lạc hướng vào một vùng chẳng ăn nhằm gì đến chính trị.
Trong một bài viết ngắn cuối vào tháng 11-2008, Lưu nhìn “Đằng sau ‘Phép lạ Trung Quốc’”. Tiếp theo vụ thảm sát Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình tìm cách phục hồi uy quyền của mình cùng tính chính đáng cho chế độ sau khi cả hai thứ đã tan hoang vì vụ thảm sát. Ông ta lập đề án thiết lập quyền lực bằng phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế khởi sự nở rộ, nhiều quan chức thấy ra cơ hội kiếm lợi chóng vánh và to tát. Việc theo đuổi tư lợi bất kể sai trái của họ biến thành đầu máy của sự bùng phát kinh tế sau đó. Những cơ sở độc quyền nhà nước sinh lợi nhiều nhất rơi vào tay một nhóm nhỏ quan chức đầy thế lực. Đảng Cộng sản chỉ còn nguyên tắc duy nhất: bất cứ hành động nào cũng có thể biện minh nếu nền chuyên chính vẫn được duy trì và của cải chia chác với nhau nhiều hơn. Lưu kết luận:
Tóm lại, sự chuyển biến kinh tế ở Trung Quốc nhìn từ bên ngoài có vẻ sâu rộng, thực ra mong manh và chỉ có mặt nổi. Sự phối hợp các yếu tố tinh thần và vật chất từng thôi thúc cuộc cải cách chính trị vào những năm 80 – trí thức có suy nghĩ tự do, thanh niên đầy nhiệt huyết, doanh nghiệp tư nhân chưa quên đạo lý, các nhà bất đồng chính kiến trong xã hội, và phe cánh phóng khoáng tự do trong nội bộ Đảng – đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, chúng ta gặp thứ kế hoạch kinh tế một chiều chỉ thèm khát đuổi theo lợi nhuận.
Một tháng sau khi viết mấy dòng này, Lưu bị bắt ngày 8-12-2008, sau đó bị kết tội “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” – khi mà hoạt động của ông trước đó bao giờ cũng chỉ là phát biểu các ý kiến của mình. Sau màn xử án dàn dựng – công chúng không được phép đến dự – ông bị kêu án tù mười một năm vào ngày 25-12-2009 (9). Khi ông được Nobel Hòa Bình năm sau, nhà cầm quyền Trung Quốc đã phản ứng một cách cuồng trí: vợ, bạn bè và những người quen biết ông đều bị bắt bớ một cách tùy tiện để bảo đảm là không ai có thể thay mặt ông đến Oslo nhận giải. Hôm nay, vợ ông là Lưu Hà đã bị giam giữ tại gia mà không bị kêu án. Các biện pháp đầy kịch tính ấy có một tiền lệ lịch sử hiển nhiên: năm 1935, nhà cầm quyền Nazi cũng đã xử sự tương tự khi cầm tù nhà bất đồng chính kiến Carl von Ossietsky. (10)
Tại buổi lễ ở Oslo, thay thế cho người được giải vắng mặt là chiếc ghế trống. Trong vòng ít tiếng đồng hồ sau, hai chữ “ghế trống” bị cấm tuyệt trên mạng Internet ở Trung Quốc; nếu hai chữ ấy hiện lên bất cứ nơi đâu, cả bộ máy kiểm duyệt tự động phát khởi ngay.
Các chuyên gia ngoại quốc trong đủ loại tổ chức tình báo cố gắng đánh giá sức mạnh tăng vọt của Trung Quốc về chính trị, kinh tế và quân sự. Giới lãnh đạo Trung Quốc chắc có nhiều khả năng nhìn thấy rõ quyền lực của họ. Thế thì tại sao họ lại hãi sợ đến mức ấy một thi sĩ viết bút ký mảnh mai yếu thế, bị giam cầm trong ngục thất cách biệt với mọi người? Tại sao chỉ nhìn thấy chiếc ghế trống ở tận đầu bên kia lục địa Âu-Á đã khiến họ hoảng loạn lên như thế? (11)
dịch sang Việt ngữ vào trung tuần cuối tháng Chạp, 2014
Chú thích:
Tiếc thương Simon LeysHơn sự ưng thuận của đám đông là
Sự ra đi của Pierre Ryckmans (bút danh Simon Leys) vào ngày 11-8-2014 là một mất mát khó bù đắp trong giới học giả quốc tế về Trung Quốc và văn hóa Trung Hoa. Sinh ở Bruxelles năm 1935, ông bắt đầu quan tâm đến Trung Quốc sau lần viếng thăm đầu tiên và được tiếp kiến Chu Ân Lai năm 1955. Sau khi lấy tiến sĩ luật học và lịch sử mỹ thuật tại Đại học Louvain, quyết chí theo đuổi sở nguyện ông sang Đài Loan để học chuyên sâu về văn học và mỹ thuật Trung Hoa – Đại Lục Trung Quốc lúc ấy không có chính sách thu nhận sinh viên phương Tây – rồi lấy vợ là dân Đài Loan. Năm 1968 ông sang Hương Cảng giảng dạy tại Hong Kong University, vừa làm dịch giả cho phái bộ ngoại giao Bỉ để kiếm thêm thu nhập vì sinh hoạt nơi đây quá đắt đỏ. Sự tình cờ lịch sử vừa là định mệnh học thuật đối với Simon Leys đã diễn ra trong thời gian ấy; đó là thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa mà ông phải bám sát (qua báo chí Hoa Lục cùng vô số thường dân bỏ trốn Trung Quốc bằng cách liều mạng lội trong đêm vượt biển qua Hương Cảng) để cập nhật hóa tin tức cho phái bộ Bỉ. Nhật ký ông ghi chép trong giai đoạn ấy là tác phẩm đầu tay của ông khi được Paris xuất bản năm 1971 – Les habits neufs du president Mao/ Y phục mới của Mao Chủ tịch. Nhờ thông thạo cả ngữ văn và ngôn thoại, Simon Leys nhìn thấu qua màn sương huyền thoại bao quanh Mao Trạch Đông lúc ấy và phát giác sớm nhất sự tranh chấp quyền lực máu me của các phe cánh Đảng Cộng sản Trung Quốc núp sau mấy phong trào quần chúng và thanh niên bị giật dây. Trong khi trí thức phương Tây, đặc biệt là tả phái Âu-Mỹ, ngưỡng mộ họ Mao và hoan nghênh một cách ngờ nghệch từ xa cuộc “Cách mạng Hồng Vệ Binh”, Simon Leys đã chứng minh, qua những trang viết thông minh, cương trực, hóm hỉnh, những đức tính tối cần cho nhà sử học hay nghiên cứu chính trị khi chạm phải đề tài tối ám là chế độ toàn trị Á đông: sự tỉnh táo tri thức cộng với kiến văn uyên bác và lão thông ngôn ngữ. Năm 1972, nhờ cơ hội sang Bắc Kinh làm chuyên gia-tùy viên văn hóa tại sứ quán Bỉ, ông có dịp tham quan nhiều thành phố và thôn quê để tiếp tục đào sâu nhận thức chính trị của mình về đất nước bao la đông dân nhất thế giới đang bị chủ nghĩa Mao phá hoại và bạo hành từng ngày. Quá trình quan sát và trải nghiệm ấy được nâng lên thành tác phẩm văn học - chính luận đặc sắc và đậm chất humour riêng của Simon Leys: Ombres chinoises/ Múa bóng ở Trung Quốc xuất bản năm 1974 được giới học thuật đánh giá như một kiệt tác gợi nhớ văn phong Voltaire, Montesquieu… Kể từ đó, sự nghiệp học thuật của ông chia làm hai hướng và đóng góp nhiều tác phẩm mà các trí thức - học giả quan tâm đến văn hóa và chính trị Trung Hoa bắt buộc phải đọc như bản dịch Luận ngữ tài hoa và chuẩn xác bằng thứ tiếng Anh lịch lãm hiếm có.
Bài điểm sách rất ưu ái về Lưu Hiểu Ba sau đây đồng thời là những trang nhận định sâu sắc về chính sự và dân tình Trung Quốc hôm nay – qua đó ta thấy rực lên ánh lửa trí tuệ và đạo lý của một trí thức lớn vừa hết lòng yêu mến và tôn quí nền văn hóa lớn lâu đời nhất ở Á Đông vừa không quên trách nhiệm trí thức thời đại trước sự man trá đầy tội ác của chủ nghĩa toàn trị Bắc Kinh. Đây cũng là bài trước thuật quan trọng cuối cùng của Simon Leys đăng trên tạp chí văn hóa New York Review of Books ngày 9-2-2012 dưới nhan đề “He told the Truth about China’s Tyranny” (Người nói lên Sự Thật về Nạn Chuyên Chế ở Trung Quốc, http://www.nybooks.com/articles/archives/2012/feb/09/liu-xiaobo-he-told-truth-about-chinas-tyranny/). Bài này được in lại trong tập tản văn và bút ký cuối đời của Simon Leys, The Hall of Uselessness, do nhà NYRB xuất bản năm 2013.
Tuyển tập thơ và bút ký của LƯU HIỂU BA, No Enemies, No Hatred (Không thù oán, chẳng có kẻ thù) với khai từ của VÁCLAV HAVEL được Đại học Harvard xuất bản năm 2012 (biên tập – dịch giả: Perry Link, Tienchi Martin-Liao và Liu Xia).
thái độ bất tuân của một người can đảm!
TƯ MÃ THIÊN
Sự thật sẽ giải phóng mi.
KINH THÁNH theo JOHN
Ngày nay sự thăng tiến kinh tế Trung Quốc ngự trị toàn cảnh bang giao quốc tế. Trong con mắt các chính khách và giới phân tích chính trị, Trung Quốc có tiềm năng trở thành “thế lực kinh tế bành trướng nhất thế giới vào năm 2019.” Các chuyên gia tài chính còn tiên liệu một ngày sớm hơn. Có kẻ cho là “Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn rộng nhất thế giới vào 2016.” Sự thay đổi nhanh chóng này được gọi tên rất đúng là “phép lạ Trung Quốc”. Có sự đồng thuận chung, cả ở Trung Quốc lẫn nước ngoài, cho rằng thế kỷ 21 sẽ là “thế kỷ của Trung Quốc”. Các chính khách quốc tế bay đến Bắc Kinh trong khi giới doanh nhân từ khắp các nước phát triển đổ xô tới Thượng Hải cùng những thủ phủ tỉnh lỵ với hy vọng ký kết được hợp đồng. Âu Châu thì khẩn cầu Trung Quốc ra tay cứu giúp đồng tiền đang lâm bệnh của mình.
Tất cả những ai có nghĩ suy hôm nay ít nhất đều muốn có được vài hiểu biết căn bản về các động lực sâu xa nằm dưới sự biến hóa đột ngột và đáng phục ấy: Bản chất với ý nghĩa thật của nó là thế nào?… Và nó sẽ hướng về đâu? Các tiệm sách hôm nay bị ngập lụt dưới ngọn triều những ấn bản mới nhằm cung cấp thông tin về Trung Quốc, tuy nhiên (theo tôi) cuốn sách mới có nội dung cấp bách và tầm quan trọng cốt tử mà cả giới chuyên gia cùng độc giả phổ thông cần phải đọc là tập hợp các bài ký sự của Lưu Hiểu Ba, được tuyển chọn, dịch và giới thiệu một cách cẩn trọng bởi những học giả đầy uy tín – một công trình có phẩm chất cao nhờ mối quan hệ cá nhân của họ với tác giả. (1)
Giải Nobel Hòa Bình 2010 khiến cho cả thế giới chú ý đến cái tên Lưu Hiểu Ba. Tuy rằng trước đó nhiều năm tiếng tăm ông đã vang rền trong nước Trung Quốc như một người trí thức của công chúng (public intellectual) vô úy có tầm nhìn thấu triệt, tác giả của khoảng mười bảy cuốn sách trong đó gồm các tập thơ, bài phê bình và tiểu luận chính trị (2). Giới chức cầm quyền cộng sản đã bảo chứng một cách thiếu khôn khéo cho các nhận định chính xác không thỏa nhượng của ông. Họ cứ bắt bớ ông vì các quan điểm ấy – bốn lần kể từ vụ thảm sát Thiên An Môn tháng 6-1989. Nay ông lại ngồi tù từ tháng Chạp 2008, và chịu một chế độ lao tù hà khắc đặc biệt mặc dù tình trạng sức khỏe không được khá. Như Pascal từng nói: “Hãy tin vào các chứng nhân nào dám hy sinh tính mệnh” – kẻ chứng nhân biệt lệ này còn có phẩm cách ngoại hạng về nhiều mặt khác, cả về mặt nắm thông tin và trải nghiệm cùng những đức tính trí tuệ với sự cương trực của ông.
Sinh năm 1955 ở miền Đông-Bắc Trung Quốc, Lưu đích thị thuộc thế hệ “con cái họ Mao” – thế hệ vì một trớ trêu lý thú lại sinh sản những kẻ bất đồng chính kiến gan dạ nhất cùng những nhà tranh đấu lưu loát nhất cho nền dân chủ – ví dụ Ngụy Kính Sinh, người hùng của Báo Tường Dân Chủ ở Bắc Kinh trong giai đoạn 1978-79, mười tám năm chịu nạn ngục tù trước khi bị lưu đày sang phương Tây (3). Lưu Hiểu Ba vẫn thường ca tụng các vị mở đường ban đầu ấy. Ông không được tham gia Cách mạng Văn hóa vì còn quá trẻ, nhưng phong trào đó – một cách khôi hài – đã có tác động tích cực đối với đời ông.
Cũng như phần lớn trí thức, cha mẹ ông – vốn là giáo chức – bị đày đi nông trường tập thể ở thôn quê. May thay nhờ đi theo họ, trong nhiều năm Lưu khỏi bị hấp thụ thứ giáo dục chính qui. Sau này nhìn lại ông yêu quí giai đoạn ấy: những năm thất học đó đã cho ông “được tự do”. Thoát khỏi nền sư phạm nhồi sọ kiểu Mao, ông đã vớ đâu đọc đấy nhiều loại sách – có nghĩa mọi thứ ấn phẩm nào rơi vào tay – và nhờ vậy mà tìm ra nguyên tắc chỉ đạo cho ông từ đó: ta phải suy nghĩ cho chính mình.
Sau khi Mao chết, các đại học rốt cục được phép mở cửa lại; năm 1977 Lưu gia nhập nhóm sinh viên đầu tiên được nhận vào các trường cao đẳng, ban đầu tại tỉnh nhà, sau đó ở Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Chuyên cần nghiên cứu văn học Trung Hoa với thành quả tốt, mười một năm sau ông được bổ chức giảng viên tại đại học này khi lấy xong tiến sĩ. Với đầu óc độc đáo, sự hiếu kỳ tri thức bao la và tài năng diễn đạt, ông cầm chắc trong tay một sự nghiệp hàn lâm rực rỡ. Ông đã tìm được khá sớm một công chúng rộng lớn vượt ngoài khuôn viên lớp học, và được ban tặng danh hiệu enfant terrible (quái kiệt thần đồng) trong giới làm văn hóa ở Trung Quốc.
Trong các cuộc thảo luận về văn học và ý tưởng, mớ quan điểm của ông linh hoạt thoát khỏi qui ước giáo điều; tuy rằng vào giai đoạn còn sớm ấy, ông không đả động đến những vấn đề chính trị. Bước ngoặt phát triển nhân cách của ông xảy đến trong năm 1989, với vụ thảm sát Thiên An Môn ngày 4 tháng 6 và diễn tiến sau đó. Trước đó không lâu, danh tiếng của Lưu như một nhà phê phán ý tưởng độc đáo đã mang đến cho ông nhiều giấy mời đi ngoại quốc. Khi đó tại Bắc Kinh phong trào phản kháng chính trị cùng các yêu sách cải cách dân chủ đang dâng đến cao điểm: một đám người đông đảo gồm sinh viên cùng những kẻ ủng hộ với cảm tình viên đã tụ họp và cắm lều tại quảng trường Thiên An Môn, tâm điểm của thủ đô.
Lúc ấy Lưu Hiểu Ba đang ở New York sau khi nhận lời mời giảng dạy chính trị học cho Barnard College thuộc Đại học Columbia. Giống nhiều trí thức Trung Hoa trước đó, ban đầu Lưu đã lý tưởng hóa phương Tây; tuy nhỉên các kinh nghiệm thu thập bên Âu châu trước tiên và sau đó ở Mỹ đã sớm phá tan mớ ảo tưởng của ông. Trong một lần viếng Bảo tàng Metropolitan ở New York, ông trải nghiệm một dạng khải ngộ làm kết tinh nỗi dằn vặt vì tự vấn vào những ngày ấy: ông nhận ra sự nông cạn về kiến văn của mình trước ánh sáng của các nền văn minh huy hoàng và đa dạng trong quá khứ, đồng thời cảm thấy sự bất cập của các lời giải đáp phương Tây đề ra hôm nay cho cảnh huống của nhân loại thời hiện đại. Giấc mộng nhờ Tây hóa để cải cách Trung Quốc của chính bản thân mình đột nhiên ông thấy nó thảm thương như thái độ “một kẻ bán thân bất toại cười nhạo một người toàn thân bại liệt”, ông đã thú nhận vào lúc đó:
Xu hướng lý tưởng hóa văn minh Tây phương phát khởi từ khát vọng dân tộc chủ nghĩa dùng phương Tây để cải cách Trung Quốc của tôi. Nhưng nó đã khiến tôi bỏ sót không nhìn ra các khiếm khuyết của văn hóa phương Tây… Tôi đã khúm núm trước văn minh phương Tây, thậm khen những điều hay tốt của họ, và đồng thời cũng đề cao quá đáng những điều tốt đẹp của mình. Tôi đã nhìn phương Tây không những chỉ là sự cứu rỗi cho Trung Quốc mà còn là đích hướng tự nhiên và chung cuộc của cả loài người. Hơn thế, tôi còn dùng thứ lý tưởng loạn trí ấy để gán cho mình vai trò đấng cứu tinh…
Bây giờ tôi nhận thấy là trong khi có thể giúp ích cho sự cải cách Trung Quốc ngày nay, văn minh phương Tây khái quát mà nói không thể cứu nhân loại.
Nếu ta lùi khỏi văn minh phương Tây trong giây lát, ta có thể thấy nó có đủ mọi khuyết tật của nhân loại nói chung…
Là người đã sống hơn ba mươi năm dưới hệ thống chuyên quyền ở Trung Quốc, nếu tôi muốn suy tư về số phận nhân loại hoặc như thế nào làm một người chân thực, tôi chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc phê phán cùng lúc hai điều. Tôi phải:
- Dùng văn minh phương Tây như công cụ để phê phán Trung Quốc.
- Dùng óc sáng tạo của chính tôi để phê phán phương Tây.
Nhờ sự can thiệp của ông, các nhân mạng thoát chết không đếm hết, dù rằng cuối cùng ông chẳng ngăn chặn được sự tàn sát lan rộng – chúng ta vẫn chưa biết bao nhiêu sinh viên, kẻ bên đường vô can, thậm chí những người cứu thương tình nguyện đã biến mất trong cuộc tắm máu trong đêm chung quyết ấy (4). Bản thân Lưu bị bắt ba ngày sau vụ thảm sát và bị cầm tù không án tòa trong hai năm sau đó. Khi ra khỏi tù ông biến thành con người khác. Đại học không cho ông giảng dạy, và ông bị cấm xuất bản và diễn thuyết trước công chúng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên nhờ Internet (“Internet đúng là món quà Trời cho dân Trung Quốc”, sau này ông có nói như thế), Lưu có thể triển khai một sự nghiệp mới là bình luận viên tự do ngoài biên chế (freelance commentator) về xã hội và văn hóa Trung Quốc. Những bài viết với bút ký của ông được phát hành ngoài nước trong đủ loại báo định kỳ Hoa văn (nhiều nhất ở Hương Cảng và Đài Loan); và ngay chính trong nước ông cũng vươn đến khối độc giả mạng rộng lớn mà đám quan chức kiểm duyệt bực tức nhưng khó ngăn chặn được. Ảnh hưởng và uy tín của ông trong giới bất đồng chính kiến Trung Quốc lên đến cao điểm vào tháng 12-2008 khi ông bảo trợ cho Hiến Chương 08 – tài liệu tập thể noi theo ví dụ do Václav Havel và các bạn ông tạo ra ba mươi năm trước ở nước cộng sản Tiệp Khắc là Hiến Chương 77.
Hiến Chương 08 là một mẫu mực của tinh thần ôn hòa và lý trí bình tĩnh khi trình bày những nguyên lý nền tảng cùng các quyền căn bản khả dĩ gợi hứng cho cuộc cải cách chính trị đã quá trễ muộn ở Trung Quốc: một lý tưởng dân chủ, tinh thần nhân đạo và bất bạo động, được bảo đảm về mặt thể chế bởi sự phân quyền và tự do bày tỏ ý kiến, “tranh đua tự do và sòng phẳng giữa các đảng phái chính trị”, với sự thiết lập một nền cộng hòa liên bang (điều đã được hình dung một thế kỷ trước khi nền cộng hòa Trung Hoa đầu tiên được lập ra).
Chẳng có chi là khiêu khích hay cực đoan trong một chương trình như thế. Triệu Tử Dương – cựu thủ tướng Trung Quốc (1980-1987), từng là Tổng bí thư Đảng (1987-1989) vừa là Tổng công trình sư của phong trào cải cách và mở cửa ra thế giới đầu tiên trong thời kỳ sau Mao – đã phát biểu những quan điểm tương tự Hiến Chương 08 một cách đáng kể trong những năm sau cùng của ông (5). Đến lúc cuối đời khi bị lưu đày tại gia, Triệu đã đi đến kết luận – được diễn đạt rõ nghĩa trong di chúc chính trị của ông – là cần phải cải cách hệ thống chính trị Trung Quốc:
Chuyên chính vô sản đã trở thành một cơ chế chết cứng, thuần túy hình thức nhằm bảo vệ sự cai trị độc đoán của một thiểu số hay một cá nhân; con đường cho tương lai hướng đến hiện đại hóa thực sự là nền dân chủ nghị viện – theo kiểu mẫu phương Tây. Sự chuyển biến này có thể đòi hỏi một thời kỳ quá độ khá lâu nhưng có thể làm được, bằng chứng là Đài Loan và Nam Hàn… (6)
Mọi bài ký sự của Lưu Hiểu Ba trong tập sách này đều bàn về giai đoạn hai mươi năm kéo dài từ vụ Thiên An Môn đến Hiến Chương 08. Trong suốt thời gian này, dù bị bắt và giam cầm không xử án, ông đã hoạt động tích cực trong giới báo chí chính trị ngoài biên chế. Không công ăn việc làm, ông tìm cách đắp đổi qua ngày bằng ngòi bút. (7)
Có vài ký sự tập trung vào mấy biến cố đặc thù từ đó tác giả rút ra những bài học sâu xa hơn; các bài khác đề cập đến những vấn đề xã hội-chính trị và văn hóa rộng hơn, được minh họa bằng ví dụ từ các sự kiện vừa xảy đến.
Một ví dụ tốt cho loại thứ nhất là bài viết quan trọng phơi bày trường hợp gớm ghiếc của “Những lò gạch đen”. (Sau này, trong lần ra tòa chót của Lưu, đây là một trong sáu bút ký được dẫn chứng để kết tội ông có âm mưu “chống phá quyền lực Nhà Nước.”) Tháng 5-2007, phụ huynh có con em mất tích ở tỉnh Hà Nam đã thông báo sự tình cho các ký giả can đảm của đài truyền hình địa phương. Hóa ra đám điều hành các lò gạch bên tỉnh Sơn Tây đã tổ chức các mạng lưới bắt cóc rộng khắp để cung ứng lao động nô lệ cho các lò của họ, và quan chức địa phương ở hai tỉnh hình như đã đồng lõa với mấy vụ tội phạm ấy.
Công an đã tỏ ra đặc biệt vô tích sự khi họ cố phá vỡ các mạng lưới ghê tởm ấy: số trẻ em tìm thấy và được cứu thoát chỉ là con số nhỏ mười phần trăm của hơn nghìn mạng mất tích. Hình phạt, thường là không nương tay với ai dám bất tuân quyền lực Đảng, lại có vẻ chiếu lệ và phiên phiến một cách lộ liễu. Chín mươi lăm đảng viên với quan chức đã dính vào vụ này, nhưng họ chỉ bị “kỷ luật Đảng” mà chẳng phải chịu án tội phạm. Quan chức cao hơn chỉ bị “Đảng nghiêm trọng cảnh cáo”. Lưu kết luận: “Với mọi ưu thế và tài lực mênh mông, Nhà nước đầy quyền hành vẫn chưa sẵn sàng đương đầu với xã hội đen.” Mối quan tâm chính của Đảng Cộng sản là nắm giữ chặt độc quyền đối với mọi cán bộ nhà nước. Quan chức các cấp đều được bổ nhiệm, thăng quan hay bãi chức dựa vào sự định đoạt của một nhóm riêng: đó là Đảng.
Ưu tiên thứ nhất của quan chức bao giờ cũng là phục vụ cấp trên (bởi làm như thế đương nhiên có lợi cho mình) chứ chẳng phải phục vụ dân chúng phía dưới.
Còn hệ thống pháp lý – cũng được Đảng dùng để bảo vệ độc quyền về quyền lực – thì rất mực ngần ngại đụng vào các vấn đề có quan hệ đến liên minh giữa Đảng với xã hội đen:
Ở Trung Quốc, xã hội đen và bộ máy quan chức đã hòa trộn với nhau thành một. Các thành phần tội phạm được trao chức vụ trong khi quan chức biến thành tội phạm. Bọn nắm đầu xã hội đen có danh phận trong Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc [Quốc hội – người dịch] và trong Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc [nói tắt là Chính Hiệp, một tổ chức tương tự như Mặt trận Tổ Quốc của Việt Nam – người dịch], trong lúc quan chức chế độ mượn tay xã hội đen để trấn áp dân chúng địa phương.
Một ký sự khác bàn về “Vấn đề đất đai”. Vào thời Mao, nông dân mất hết đất khiến họ lâm vào tình cảnh chẳng khác gì nông nô trong các “công xã”. Họ buộc phải lao động trên mảnh đất không còn thuộc về mình. Trong cuộc Đại Nhảy Vọt điên cuồng lắm tai ương, nông dân đói nghèo đến mức không còn lương thực để ăn và áo quần để mặc. Ở vài nơi, dân chúng phải ăn thịt người. Hơn bốn mươi triệu mạng chết vì đói trong nạn đói lớn do Mao gây ra từ 1958 đến 1962. Không bao lâu sau khi Mao chết năm 1976, một “cuộc giải phóng nửa vời “diễn ra đối với đám nông nô: nông dân được quyền canh tác – nhưng không được sở hữu ruộng đất – chừng nào đất nông nghiệp chưa đụng phải các dự án phát triển vì khi ấy nó chuyển trở lại thành tài sản nhà nước.
Giới quan chức nắm trong tay quyền hành nhà nước và nhân danh “quyền sở hữu đất đai của nhà nước” đã móc ngoặc với đám doanh nhân trên khắp đất nước chúng ta… Những kẻ thủ lợi nhiều nhất từ các vụ chuyển giao đất đai ở mọi cấp là chế độ cộng sản và tập đoàn nắm quyền lực… Dân làm nông nghiệp là thành phần yếu nhất giữa những người yếu thế. Không có báo chí tự do và pháp quyền độc lập, họ không có tiếng nói công khai, không được quyền tổ chức các hiệp hội nông nghiệp, và không có phương tiện để kiện tụng… Và chính vì vậy mà dân chúng một cách tự nhiên phải tìm đến các hành động tập thể bên ngoài hệ thống, khi mọi cố gắng cầu cạnh đều bị chặn nghẽn trong lòng hệ thống…
Phần lớn các đụng độ trọng đại ở Trung Quốc mấy năm gần đây đã xảy đến do thường dân chống lại quan chức. Phần lớn đều diễn ra từ đám dân quê ở hương thôn, và đa phần có liên quan đến ruộng đất. Bảo vệ quyền lợi cho cấp trên, quan chức địa phương đã vận dụng không đắn đo một loạt phương tiện man rợ, từ bạo lực của nhà cầm quyền đến bạo lực của đám tội phạm xã hội đen, để trấn áp các vụ nổi dậy.
Ngoài mấy bài ký sự bàn về các điều bất công cùng nhiều dạng tội phạm của sự lạm dụng quyền lực, những bài viết khác chú trọng đến các vấn đề tổng quát hơn: chẳng hạn, ý nghĩa và những điều hàm ẩn của việc Trung Quốc trỗi dậy như một đại cường đang còn là một nghi vấn lớn chưa định đoạt. Sự lớn mạnh quá nhanh của nền kinh tế thị trường cùng ý thức ngày càng tăng trong dân chúng về các quyền tư hữu đã sản sinh yêu cầu to tát và phổ biến đòi thêm tự do, và điều này sau cùng có khả năng tác động đến vị thế quốc tế của Trung Quốc. Mặt khác, chính quyền cộng sản
khi cố sức bảo vệ hệ thống chuyên chính cùng các đặc quyền của tập đoàn nắm giữ quyền lực đã biến thành trở ngại lớn nhất ngăn chặn sự vận động hướng về tự do… Khi nào Trung Quốc vẫn còn là một nhà nước chuyên chính độc đảng, nó sẽ chẳng bao giờ “trỗi dậy” thành một đất nước văn minh và trưởng thành…
Cộng sản Trung Quốc đang tập trung vào kinh tế, tìm cách hội nhập với sự toàn cầu hóa, và gạt bỏ ý thức hệ của họ trước kia để ve vãn bạn bè trên thế giới.
Trong nước, họ tìm mọi cách bảo vệ hệ thống chuyên chính, [trong khi ngoài nước] họ biến thành cái máy tiếp huyết cho các chế độ độc tài khác… Khi sự “trỗi dậy” của một nhà nước chuyên chính rộng lớn đang nhanh chóng làm chủ sức mạnh kinh tế gia tăng và không bị ngăn ngừa một cách có hiệu quả từ bên ngoài mà chỉ gặp một thái độ hòa hoãn trên chính trường quốc tế, và một lần nữa nếu những người cộng sản lại lôi kéo thành công cả nước vào con đường lịch sử trật hướng đầy tai ương, kết quả sẽ không chỉ là một đại họa khác cho dân Trung Quốc mà còn có khả năng gây nguy hại đối với sự lan rộng của trào lưu dân chủ tự do trên trái đất. Nếu cộng đồng quốc tế muốn khỏi phải trả giá cho các hiểm họa ấy, các nước tự do phải làm những gì mình có thể làm để giúp cho nền chuyên chính lớn rộng nhất trên thế giới tự chuyển biến càng nhanh càng tốt thành một nước tự do và dân chủ.
Nhưng có thể hy vọng một sự chuyển biến như thế sẽ xảy ra chăng? Tự nó chế độ này chết cứng. Sau hơn hai mươi năm “cải cách”, đặc điểm duy nhất mà Đảng Cộng sản vẫn duy trì vô điều kiện từ ý thức hệ Mao là nguyên tắc độc quyền tuyệt đối quyền lực chính trị. Không có triển vọng xuất hiện một tổ chức nào có thể hội tụ đủ sức mạnh chính trị để thay đổi chế độ trong thời gian trước mắt. Lưu viết: “Trong tập đoàn nắm quyền bính không có… dấu hiệu nào cho thấy sẽ xuất hiện một gương mặt khai minh như Gorbachev hoặc Tưởng Kinh Quốc – hai người đã lái Liên Xô và Đài Loan về hướng dân chủ.”Trong những ngày tháng tới, xã hội dân sự không có khả năng sản sinh một tổ chức chính trị để thay thế chế độ công sản.
Trong một bút ký mang tên “Cải biến xã hội để thay đổi chế độ” (cũng bị nêu làm chứng cứ trong vụ xử tội ông), Lưu kê khai những điều ông hy vọng: vẫn còn chuyên quyền chính trị nhưng dân chúng sẽ không dốt nát hay rời rạc như nguyên tử; sẽ có ý thức đoàn kết mới trước bất công, và nỗi bất bình thường tình chống lại tệ tham nhũng lộ liễu cùng nạn lạm dụng quyền thế đủ loại của quan chức địa phương. Lòng can đảm dân sự sẽ có tiến triển mới, ý thức về các quyền của người dân cao hơn. Sự độc lập kinh tế tăng lên cũng sẽ tạo thêm nhiều tự do cho các công dân khi di chuyển, sở hữu và chia sẻ thông tin.
Đặc biệt mạng Internet tạo khả năng trao đổi và tán phát các ý kiến bằng những phương cách phần nhiều thoát khỏi sự kiểm duyệt nhà nước; mức kiểm soát tư tưởng và ngôn luận càng ngày càng mất hiệu lực (8). Để trở thành một xã hội tự do, con đường duy nhất cho Trung Quốc là sự cải thiện từng bước từ dưới đi lên. Sự cải biến xã hội từng bước ấy sớm muộn sẽ buộc chế độ phải đổi khác.
Tuy nhiên, mâu thuẫn trực tiếp với các hy vọng trên, Lưu cũng miêu tả một cách xám xịt cảnh sa mạc tâm linh của văn hóa thị thành trên đất nước “Trung Quốc hậu-chuyên chính”. Giới cầm quyền đang áp dụng một đường lối chặt chẽ nhằm loại trừ quá khứ gần đây ra khỏi ký ức. Vụ thảm sát Thiên An Môn hoàn toàn bị xóa trắng trong đầu óc của một thế hệ mới – trong khi thứ chủ nghĩa dân tộc thô thiển thỉnh thoảng lại được thúc roi để đánh lạc hướng quan tâm khỏi các vấn đề nhức nhối hơn. Văn học, tạp chí, phim ảnh cùng video đều tràn ngập sex với bạo lực, và phản ảnh “sự suy đồi đạo lý trong xã hội chúng ta”:
Trung Quốc đã bước vào Thời Đại Đểu Giả (Age of Cynicism) khi mà thiên hạ không còn tin vào bất cứ cái chi… Kể cả quan chức cao cấp cùng các đảng viên cộng sản cũng chẳng còn tin vào sự lải nhải của Đảng. Lòng chung thủy với các tín điều yêu dấu đã bị thay thế bởi sự trung thành với bất cứ điều gì mang lại lợi lộc vật chất. Sự nhồi nhét ý thức hệ không ngưng nghỉ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sản sinh những thế hệ dân chúng với trí nhớ trống không…
Thế hệ thị dân sau Thiên An Môn được nuôi lên với viễn ảnh những điều kiện sống tốt đẹp vừa phải, [nay ôm ấp các mục đích chính yếu] là trở thành viên chức nhà nước, làm giàu, hoặc đi ra nước ngoài… Họ không đủ kiên nhẫn chịu khó nghe kể lể về chuyện khổ đau trong lịch sử… Nạn đói lớn vào thời Đại Nhảy Vọt? Cách Mạng Văn Hóa phá nát tất cả? Thảm sát Thiên An Môn? Mọi thứ phê phán chính quyền và phơi trần “mặt tối” của xã hội là hoàn toàn không cần thiết đối với họ. Họ thích mang lối sống hưởng thụ của họ cộng thêm những câu chuyện do nhà nước cung cấp ra làm bằng chứng cho sự tiến bộ choáng mắt của Trung Quốc.
Tôi có biết những người phương Tây đầu óc phóng khoáng từng chạm trán với luân lý khắt khe thái quá (extreme puritanism) vào thời của Mao – họ ngây ngô suy diễn rằng cách mạng tính dục sớm muộn sẽ bùng như mìn nổ để khai mở con đường đưa đến một xã hội tự do hơn, sau bao năm tháng đè nén ức chế. Ngày nay đúng là có cuộc hội diễn dục tính (erotic carnival – chữ của Lưu) gồm cả sex, bạo lực, tham muốn đang quét khắp đất nước, nhưng làn sóng này – theo sự miêu tả của Lưu – chỉ phản ảnh sự suy đồi đạo lý của một xã hội đã bị tước sạch mọi thứ giá trị trong những năm dài chịu đựng sự bạo hành của chế độ toàn trị: “Nỗi khát khao cách mạng chính trị những thập niên trước đây nay đã biến thành nỗi khát khao tiền bạc và sex.”
Một số kẻ tả khuynh đổ lỗi cho thị trường mở rộng với sự toàn cầu hóa đã gây nên nỗi trống vắng tâm linh và đạo lý trong xã hội Trung Quốc; nạn tham nhũng phình to ở Trung Quốc cũng được qui tội như thế. Trái lại, Lưu cho rằng ta phải quay về thời của Mao để tìm dấu vết cho các gốc rễ sâu của thói đểu giả, nạn trụy lạc và phá sản luân thường hôm nay. Chính khi đó, vào những năm tháng được sự hoài cổ tả khuynh ngày nay tô vẽ như một thời của đạo đức thanh liêm mà tâm linh dân tộc phải hứng chịu sự tàn phá tệ hại nhất; chế độ lúc ấy
phi nhân và vô đạo… Cuộc đấu tranh tàn ác của chuyên quyền kiểu Mao đã ngấm vào toàn xã hội khiến thiên hạ thi nhau bán linh hồn: thù chồng hận vợ, tố cáo cha, phản bội bạn, tấn công tập thể một nạn nhân không sức kháng cự, nói bất cứ điều gì miễn sao “đúng lập trường”. Những dùi cui thô lỗ bất cần phải trái là các chiến dịch chính trị của Mao hết đợt này đến đợt khác như màn diễn binh không ngừng đã phá nát những khái niệm đạo lý thông thường trong đời sống Trung Quốc.
Mô thức này đã giảm bớt trong những năm sau Mao nhưng thật ra chưa biến mất hẳn. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, chiến dịch cưỡng bức bôi xóa ký ức một lần nữa lại ép buộc người dân phải phản bội lương tâm mình trong những buổi trình diễn công cộng để thể hiện lòng trung thành với chế độ. “Nếu Trung Quốc đã biến thành một đất nước nơi dân chúng chịu dối gạt lương tâm của chính họ thì làm cách nào chúng ta có thể xây dựng những giá trị công cộng lành mạnh được?”. Và Lưu kết luận:
Làm cho Trung Quốc nát bấy về đạo đức, tính chất phi nhân của thời kỳ Mao là nguyên nhân nghiêm trọng nhất sinh ra “khoảng trống đạo lý” lan rộng ta thường nghe nhắc đến ngày nay. Trong tình trạng đó, sự buông thả tính dục trở thành kẻ cộng sự tiện lợi cho nền chuyên chính vẫn cố kềm chặt một xã hội đang vươn lên sự thịnh vượng… Tự do tính dục là một ý niệm không hỗ trợ nền dân chủ chính trị nhiều khi nó khôi phục truyền thống trác táng hoang dâm vào thời các đế chế Trung Hoa… Các nhà độc tài hôm nay chấp nhận tình trạng này một cách thoải mái. Nó phù hợp với sự băng hoại luân lý và nạn băng đảng chính trị nảy sinh từ nhiều năm đạo đức giả, nó khiến cho niềm khao khát tự do đi lạc hướng vào một vùng chẳng ăn nhằm gì đến chính trị.
Trong một bài viết ngắn cuối vào tháng 11-2008, Lưu nhìn “Đằng sau ‘Phép lạ Trung Quốc’”. Tiếp theo vụ thảm sát Thiên An Môn, Đặng Tiểu Bình tìm cách phục hồi uy quyền của mình cùng tính chính đáng cho chế độ sau khi cả hai thứ đã tan hoang vì vụ thảm sát. Ông ta lập đề án thiết lập quyền lực bằng phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế khởi sự nở rộ, nhiều quan chức thấy ra cơ hội kiếm lợi chóng vánh và to tát. Việc theo đuổi tư lợi bất kể sai trái của họ biến thành đầu máy của sự bùng phát kinh tế sau đó. Những cơ sở độc quyền nhà nước sinh lợi nhiều nhất rơi vào tay một nhóm nhỏ quan chức đầy thế lực. Đảng Cộng sản chỉ còn nguyên tắc duy nhất: bất cứ hành động nào cũng có thể biện minh nếu nền chuyên chính vẫn được duy trì và của cải chia chác với nhau nhiều hơn. Lưu kết luận:
Tóm lại, sự chuyển biến kinh tế ở Trung Quốc nhìn từ bên ngoài có vẻ sâu rộng, thực ra mong manh và chỉ có mặt nổi. Sự phối hợp các yếu tố tinh thần và vật chất từng thôi thúc cuộc cải cách chính trị vào những năm 80 – trí thức có suy nghĩ tự do, thanh niên đầy nhiệt huyết, doanh nghiệp tư nhân chưa quên đạo lý, các nhà bất đồng chính kiến trong xã hội, và phe cánh phóng khoáng tự do trong nội bộ Đảng – đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó, chúng ta gặp thứ kế hoạch kinh tế một chiều chỉ thèm khát đuổi theo lợi nhuận.
Một tháng sau khi viết mấy dòng này, Lưu bị bắt ngày 8-12-2008, sau đó bị kết tội “kích động lật đổ quyền lực nhà nước” – khi mà hoạt động của ông trước đó bao giờ cũng chỉ là phát biểu các ý kiến của mình. Sau màn xử án dàn dựng – công chúng không được phép đến dự – ông bị kêu án tù mười một năm vào ngày 25-12-2009 (9). Khi ông được Nobel Hòa Bình năm sau, nhà cầm quyền Trung Quốc đã phản ứng một cách cuồng trí: vợ, bạn bè và những người quen biết ông đều bị bắt bớ một cách tùy tiện để bảo đảm là không ai có thể thay mặt ông đến Oslo nhận giải. Hôm nay, vợ ông là Lưu Hà đã bị giam giữ tại gia mà không bị kêu án. Các biện pháp đầy kịch tính ấy có một tiền lệ lịch sử hiển nhiên: năm 1935, nhà cầm quyền Nazi cũng đã xử sự tương tự khi cầm tù nhà bất đồng chính kiến Carl von Ossietsky. (10)
Tại buổi lễ ở Oslo, thay thế cho người được giải vắng mặt là chiếc ghế trống. Trong vòng ít tiếng đồng hồ sau, hai chữ “ghế trống” bị cấm tuyệt trên mạng Internet ở Trung Quốc; nếu hai chữ ấy hiện lên bất cứ nơi đâu, cả bộ máy kiểm duyệt tự động phát khởi ngay.
Các chuyên gia ngoại quốc trong đủ loại tổ chức tình báo cố gắng đánh giá sức mạnh tăng vọt của Trung Quốc về chính trị, kinh tế và quân sự. Giới lãnh đạo Trung Quốc chắc có nhiều khả năng nhìn thấy rõ quyền lực của họ. Thế thì tại sao họ lại hãi sợ đến mức ấy một thi sĩ viết bút ký mảnh mai yếu thế, bị giam cầm trong ngục thất cách biệt với mọi người? Tại sao chỉ nhìn thấy chiếc ghế trống ở tận đầu bên kia lục địa Âu-Á đã khiến họ hoảng loạn lên như thế? (11)
- L.
dịch sang Việt ngữ vào trung tuần cuối tháng Chạp, 2014
Chú thích:
- Thực ra là hai cuốn sách; một tuyển tập tương tự (tuy không đồng nhất) bằng tiếng Pháp, xuất hiện trước vào năm 2011: Liu Xiaobo [Lưu Hiểu Ba], La philosophie du porc et autres essais (Triết học của loài lợn và những tiểu luận khác), Jean-Philippe Béja tuyển, dịch và giới thiệu (Paris: Gallimard). Vì nội dung của hai cuốn không hoàn toàn trùng khít, người ta mong có một cuốn thứ ba kết hợp hai cuốn kia. Để có thêm thông tin về chính Lưu – vợ ông, các hoạt động, vụ bắt giam và phiên tòa, xem Perry Link, Liu Xiaobo’s Empty Chair (New York Review Books e-book, 2011).
- Một tuyển tập mới thơ của ông, do Jeffrey Yang dịch sẽ được nhà Graywolf xuất bản vào tháng Tư, với tên June Fourth Elegies.
- Ngụy Kính Sinh (sinh năm 1950) trong cuộc Cách mạng Văn hóa là một Hồng vệ binh đi lang thang khắp Trung Quốc: nhờ thế ông khám phá ra nông thôn bị cơn điên rồ của chủ nghĩa Mao đẩy vào vực thẳm của sự khốn khổ và tuyệt vọng cùng cực. Phác giác sớm sủa này cuối cùng dẫn ông đến dán lên Bức tường Dân chủ tuyên ngôn trọng yếu của ông: “Sự hiện đại hóa thứ năm: Dân chủ” (1978). Ông bị bắt ngay (ở Trung Quốc, ủng hộ dân chủ là một cái tội) và phải chịu 18 năm tù, bị đối xử rất khắc nghiệt – lao động nặng, biệt giam. Được trả tự do năm 1997, ông bị buộc phải lưu vong và hiện đang sống ở phương Tây. Về chuyện này, xem Wei Jingsheng (Ngụy Kinh Sinh), The Courage to Stand Alone: Letters from Prison and Other Writings (Viking, 1997). Cuốn sách này được Liu Binyan điểm, The New York Review, ngày 17 tháng 7, 1997.
- Theo lệnh của nhà cầm quyền, nhiều thi thể không xác định danh tính bị chôn hay thiêu một cách bí mật. Chứng bệnh quên do nhà nước bắt buộc đã ngay tức khắc chôn vùi toàn bộ tội ác với một hiệu quả khủng khiếp. Cho dù ban đầu thế giới bên ngoài bị choáng váng, nó cũng không nhớ lâu. Tuy thế – như Phương Lệ Chi nhớ lại cách đây không lâu (The New York Review, ngày 10, tháng 11, 2011, xem ở đây), vào cao trào của “Mùa Xuân Ả Rập”, Đại tá nghĩ rằng đúng ra phải tỏ lòng kính trọng đối với sự khôn ngoan của những tay đao phủ Thiên An Môn.
- Triệu Tử Dương phản đối việc áp đặt tình trạng thiết quân luật dẫn trực tiếp đến cuộc thảm sát Thiên An Môn; kết quả, ông bị Đặng Tiểu Bình cách chức và quản chế tại gia cho đến khi chết (2005). Trong những năm cuối đời, Triệu bí mất ghi băng hồi ức của mình; việc ghi âm này được người cộng sự thân thiết và là thư ký của Triệu là Bào Đồng xác thực, giới thiệu và phổ biến ra nước ngoài. Xem bản tiếng Anh Prisoner of the State: The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang, Bao Pu, Renee Chiang, và Adi Ignatius dịch từ tiếng Hoa và biên tập với lời đề tựa của Roderick MacFarquhar (Simon and Schuster, 2009). Cuốn sách được Jonathan Mirsky điểm, The New York Review, ngày 2, tháng Bảy, 2009.
- “Căn cứ vào thực tiễn Trung Quốc, chúng ta cần một giai đoạn quá độ tương đối dài. Về chuyện này, kinh nghiệm của các nước khác ở châu Á đáng cho chúng ta lưu tâm. Chẳng hạn, các lãnh thổ và các quốc gia như Đài Loan và Nam Hàn thực hiện một sự quá độ dần dần từ hệ thống cũ sang hệ thống nghị viện và có những kinh nghiệm tích cực mà chúng ta học được thì sẽ có ích”. Zhao Ziyang [Triệu Tử Dương], Prisoner of the State, tr. 271.
- Ông nói: “Internet như một cỗ máy kỳ diệu, giúp chữ tôi phun ra như suối. Nay tôi thậm chí có thể sống dựa vào những gì tôi viết ra.”
- Ở Trung Quốc có hơn 450 triệu người dùng Internet. Điều này đưa đến những khá năng về chính trị khiến nhà cầm quyền hoảng sợ. Lưu nói: “Nay, bằng chiếc máy tính, tôi nối với toàn bộ thế giới theo một cách trước đây không thể tưởng tượng được. Máy tính làm cho việc thu thập thông tin, tham vấn với người khác, soạn bài vở, chuyển bản thảo dễ dàng hơn rất nhiều… Internet cho công luận một sức mạnh mới… [Nó] khiến cho ta có thể thực hiện một loại “tự do hội họp” trong không gian ảo”.
- Ngày 23, tháng 12, 2011, nhà văn Trần Vệ – bị bắt vào tháng Hai sau khi đưa bài viết lên mạng đòi tự do ngôn luận và những cải cách chính trị khác – bị tuyên cùng một tội, là “xúi giục lật đổ nhà nước” và bị kết án chín năm tù, sau một phiên tòa diễn ra trong hai giờ.
- Những người được giải Nobel khác cũng bị ngăn không cho đến Oslo: Andrei Sakharov, Lech Wałesa, và Aung San Suu Kyi ít ra cũng đưa được người thay mặt mình đến dự lễ. Boris Pasternak phải từ chối giải Nobel năm 1958, nhưng vẫn ở bên ngoài nhà tù. Aleksandr Solzhenitsyn thì không ở tù sau khi được giải thưởng, và nhận giải sau khi rời bỏ Liên Xô năm 1974.
- Độc giả sẽ thấy tôi đưa ra một câu hỏi của riêng tôi về một đất nước khác trong phần Thư từ của số báo này.
Nhận xét
Đăng nhận xét