Một chuyến thăm gây áp lực chính trị’
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Bởi
NHAN MINH
-
Theo BBC
27-12-2014
Chuyến thăm ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, tới Việt Nam vào cuối tuần này có mục đích tạo thêm ‘áp lực chính trị’ vào đường lối và nội bộ nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trước thềm hội nghị lần thứ mười của Đảng Cộng sản.
27-12-2014
Chuyến thăm ba ngày của Ủy viên Bộ chính trị Du Chính Thanh, Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc, tới Việt Nam vào cuối tuần này có mục đích tạo thêm ‘áp lực chính trị’ vào đường lối và nội bộ nhân sự lãnh đạo Việt Nam, trước thềm hội nghị lần thứ mười của Đảng Cộng sản.
Trao đổi với BBC hôm 27/12/2014, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, Viện trưởng Viện Chính sách Pháp luật và Phát triển thuộc Vusta nhận định:
“Chuyến đi này chắc chắn phía Trung Quốc người ta muốn tăng cường áp lực chính trị đối với lãnh đạo Việt Nam bằng một cách thức có tính chất giao lưu giữa hai Đảng với những người ở cấp cao nhất để bày tỏ sự quan tâm của họ với Việt Nam.”
Trong chuyến thăm này, ông Du Chính Thanh đã gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, ông Thanh đã gặp Thường trực Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh cũng như hội đàm với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.
Hôm 25/12, ông Du Chính Thanh được Tân Hoa xã dẫn lời nói: “Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam… là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy mối quan hệ Việt – Trung đi đúng hướng.”
“Đúng hướng là đúng hướng nào? Đúng hướng theo như hướng họ áp đặt với Việt Nam thì theo tôi đây vẫn là một xu thế.
“Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam.
“Và lần này có thể nói một nhân vật có thể nói là cao cấp nhất trong thời gian gần đây sang Việt Nam, tiếp sau chuyến thăm của ông Bộ trưởng Ngoại giao, tôi tin rằng gọi là chuyến thăm nhưng tính chất của chuyến thăm, theo tôi đánh giá, nó gây tính chất áp lực về chính trị đối với Việt Nam.
“Để Việt Nam luôn luôn giữ ở trong quỹ đạo quan hệ theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, không để Việt Nam vượt ra ngoài quỹ đạo mà Trung Quốc muốn kiểm soát.
Về khả năng Trung Quốc muốn tác động vào nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi của ông Du Chính Thanh, Phó Giáo sư Giao bình luận:
“Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng.”
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy, nhà phân tích tình hình Việt Nam và quan hệ Việt – Trung, cũng nêu quan điểm về việc liệu chuyến thăm của Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc có liên quan gì tới cuộc ‘tranh ghế quyền lực’ giữa điều được cho là ‘các phe nhóm nội bộ’ trong Đảng, đặc biệt liên quan tới phe muốn liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc một cách toàn diện, đặc biệt về mặt ý thức hệ và quyền lợi, lợi ích liên Đảng.
“Chuyến đi này chắc chắn phía Trung Quốc người ta muốn tăng cường áp lực chính trị đối với lãnh đạo Việt Nam bằng một cách thức có tính chất giao lưu giữa hai Đảng với những người ở cấp cao nhất để bày tỏ sự quan tâm của họ với Việt Nam.”
Trong chuyến thăm này, ông Du Chính Thanh đã gặp các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam như Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trước đó, ông Thanh đã gặp Thường trực Bộ Chính trị, ông Lê Hồng Anh cũng như hội đàm với Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Nguyễn Thiện Nhân.
Hôm 25/12, ông Du Chính Thanh được Tân Hoa xã dẫn lời nói: “Chuyến thăm này của tôi tại Việt Nam… là nhằm củng cố niềm tin, xây dựng sự nhất trí và thúc đẩy mối quan hệ Việt – Trung đi đúng hướng.”
‘Xu thế áp đặt’
Bình luận về phát biểu này của ông Thanh, Phó Giáo sư Hoàng Ngọc Giao đặt câu hỏi:“Đúng hướng là đúng hướng nào? Đúng hướng theo như hướng họ áp đặt với Việt Nam thì theo tôi đây vẫn là một xu thế.
“Tức là bằng hình thức nhẹ nhàng cố tỏ thiện chí, nhưng tôi tin chắc rằng họ vẫn kiên định đường lối của họ trong quan hệ mang tính chất nước lớn áp đặt đối với Việt Nam.
“Và lần này có thể nói một nhân vật có thể nói là cao cấp nhất trong thời gian gần đây sang Việt Nam, tiếp sau chuyến thăm của ông Bộ trưởng Ngoại giao, tôi tin rằng gọi là chuyến thăm nhưng tính chất của chuyến thăm, theo tôi đánh giá, nó gây tính chất áp lực về chính trị đối với Việt Nam.
“Để Việt Nam luôn luôn giữ ở trong quỹ đạo quan hệ theo chiều hướng có lợi cho Trung Quốc, không để Việt Nam vượt ra ngoài quỹ đạo mà Trung Quốc muốn kiểm soát.
Về khả năng Trung Quốc muốn tác động vào nhân sự cho Đại hội Đảng lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam qua chuyến đi của ông Du Chính Thanh, Phó Giáo sư Giao bình luận:
“Cũng đã có những dư luận, những câu chuyện bàn tán cho rằng, trước Đại hội Đảng của Việt Nam thì sự viếng thăm của lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam, trong câu chuyện mạn đàm chắc không thể không nói đến câu chuyện nhân sự dự kiến trong đại hội đảng.”
Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy, nhà phân tích tình hình Việt Nam và quan hệ Việt – Trung, cũng nêu quan điểm về việc liệu chuyến thăm của Ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc có liên quan gì tới cuộc ‘tranh ghế quyền lực’ giữa điều được cho là ‘các phe nhóm nội bộ’ trong Đảng, đặc biệt liên quan tới phe muốn liên kết chặt chẽ hơn với Trung Quốc một cách toàn diện, đặc biệt về mặt ý thức hệ và quyền lợi, lợi ích liên Đảng.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét