Chuyến thăm nuôi bất thành của gia đình tử tội Hồ Duy Hải
Theo Dân Luận
Chuyến thăm nuôi theo thông lệ nhưng bỗng bất thành sáng ngày 30-12-2014 của gia đình người tử tội đang kêu oan Hồ Duy Hải đã thành một sự kiện nóng trong ngày, được đưa tin trên cả báo chí chính thống lẫn mạng xã hội. Cho thấy dư luận đang rất quan tâm đến số phận Hồ Duy Hải cũng như kết quả "giám sát" vụ án này.
Xin nói rõ bài viết này chỉ là một góc nhìn từ một người, hoàn toàn mang tính chất thông tin. Trong khi chúng ta đều biết rõ có rất nhiều người, kể cả những vị lãnh đạo cao cấp, cho đến các luật sư, nhà báo, thậm chí "người dưng" trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế. .. đã và đang sát cánh một cách âm thẩm hoặc công khai hỗ trợ, giúp đỡ gia đình Hồ Duy Hải kêu oan cho con - với mong muốn công lý được thực thi, sự thật được làm rõ.
Với tư cách là luật sư trợ giúp pháp lý cho gia đình Hồ Duy Hải trong quá trình kêu oan, từ lâu tôi được biết có tin nói cứ mỗi lần có cán bộ vào làm việc với Hải trong trại giam (để xác minh) thì Hải đều nhận mình chính là người đã giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi!
Cụ thể là trong một lần đi kêu oan cho Hồ Duy Hải tại Hà Nội cuối năm 2011, tôi đã trực tiếp nói chuyện về Đơn đề nghị giám đốc thẩm của mình với một lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại trụ sở Viện. Vị này nói chính ông vừa vào Long An xác minh "theo đơn của luật sư". Và ông nói thấy Hải khỏe mạnh và nhận tội! (Nhưng khi tôi hỏi lại "nếu Hải là kẻ giết người thì tại sao dấu vân tay không phải của Hải? - thì không được trả lời).
Khi tôi hỏi gia đình Hải "sao lạ vậy?", thì được trả lời là "Cũng không biết sao lại vậy. Vì mỗi lần vào thăm Hải đều nói mình không giết người và nhắn đi tìm chủ tịch nước kêu oan. Có thể là Hải bị đánh đập hay đe dọa nên phải nhận chăng?".
Càng về sau này, tôi nhiều lần nói gia đình phải tìm mọi cách trao đổi với Hải, nói Hải nếu thật sự bị oan, thì phải kêu oan khi gặp cán bộ, chứ không thể nhận tội như vậy. Rất bất lợi.
Nhưng gia đình dù mỗi tháng một lần đều vào thăm nuôi Hải trong suốt nhiều năm qua, lại không thể nào làm được cái việc tưởng chừng đơn giản ấy.
Thật là một tình huống nan giải. Và làm sao để "giải quyết"?
Một trong những "biện pháp" mà tôi nghĩ ra, là luật sư (tôi và/hoặc luật sư Nguyễn Văn Đạt) cần phải vào gặp mặt Hải trong trại giam để tìm hiểu.
Chính vì vậy, hôm giữa tháng 12/2014, ngay trước khi gia đình Hải làm việc với bà Lê Thị Nga (Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH) 1 tiếng đồng hồ, tôi đã trao đổi và thống nhất với gia đình làm một là đơn xin cho luật sư được cùng theo đoàn giám sát của QH vào gặp Hải. Nhưng yêu cầu bị từ chối (tôi cũng không bất ngờ về việc này).
Đến tối ngày 12/12/2014, khi một nhà báo rất quan tâm đến vụ việc nhắn cho tôi một tin là chiều nay khi bà Lê Thị Nga vào trại tiếp xúc với Hải. Hải đã nhận mình là người đã giết hai nữ nhân viên, do thua nợ bài bạc vài chục triệu. Cũng theo nhà báo, thì có tin là Hồ Duy Hải đã có khoảng 35 bản cung nhận tội. Hải còn từng viết thư xin lỗi mẹ vì đã phạm tội. Thậm cí còn xin được sớm thi hành án tử hình. Nhà báo này cũng cảm thấy rất lo lắng, thậm chí hoang mang.
Là người trực tiếp tiếp xúc với hồ sơ vụ án, nên tôi biết rõ về những bản khai nhận tội ấy. Nên tôi có nhắn lại "tôi biết và đã suy nghĩ về những bản khai nhận tội của Hải trong nhiều tháng, trước khi quyết định gửi Đơn đề nghị giám đốc thẩm kêu oan cho Hải".
Tuy nhiên tôi cũng rất lo lắng và đã phải ngay lập tức gọi điện báo tin và trao đổi với gia đình Hải.
Khi được biết ngày 30-12-2014 là ngày gia đình sẽ vào thăm Hải theo định kỳ hàng tháng, sáng ngày 24-12-2014 tôi nhắn gia đình Hải cố gắng ghé Văn phòng, để trao đổi và có thể làm một lá đơn gửi Giám thị trại giam.
Lá đơn đã được chị Loan (mẹ Hải) ký vào khoảng hơn 15 giờ chiều 24-12, ngay trước một đêm Noel đang tới thật gần. (Xem lá đơn ở phần cuối bài viết này).
Theo kế hoạch ban đầu, thì sáng ngày 25-12-2014, gia đình Hải sẽ vào trại giam nộp lá đơn, để "thông báo" trước cho trại giam một vài vấn đề. Trong đó có việc xin cho luật sư được tiếp xúc với Hải.
Và tôi cũng có kế hoạch ngày 30-12-2014 sẽ xuống Long An để cùng vào trại giam (cho dù không chắc là có được gặp Hải hay không).
Tuy nhiên, thật bất ngờ là khoảng 8h30 sáng 25-12-2014, chị Rưỡi gọi điện báo tin "Con Loan nó đang xỉu, gia đình đang cấp cứu". Mới đầu tôi không hiểu gì cả, nhưng sau đó thì biết là gia đình vừa nhận được tin từ luật sư Nguyễn Văn Đạt, cho biết là khả năng giám đốc thẩm vụ án là rất cao. Và chị Loan (mẹ Hải) đã mừng đến. .. ngất xỉu!
Ngay sau đó tôi gọi điện cho luật sư Đạt. Qua những thông tin từ luật sư Đạt, chúng tôi đều thật sự mừng và xúc động đến rơi nước mắt. Và cùng tin rằng vụ án này sẽ được kháng nghị giám đốc thẩm.
(Tuy nhiên, dù sao việc giám đốc thẩm cũng mới chỉ là "tin đồn", chưa có quyết định bằng mực đen giấy trắng rõ ràng, dù là từ nguồn tin rất đáng tin cậy. Nên chúng tôi cũng chỉ biết giữ niềm vui trong lòng).
Tôi quyết định hủy kế hoạch đi xuống Long An vào ngày 30-12-2014 vì thấy rằng không cần thiết nữa. Tôi cũng không gọi điện trao đổi với gia đình Hải về việc có nộp lá đơn hay không (tôi nghĩ nộp cũng tốt, mà không nộp thì tình hình cũng không xấu hơn. Vì thời gian báo cáo chủ tịch nước về việc xem xét/giám sát vụ án cũng sắp hết. Hạn chót là ngày 4-1-2015).
Tuy nhiên, nhà báo Lê Đại Anh Kiệt (chủ blog Người đồng bằng) thì rất quan tâm đến chuyến vào thăm Hải của gia đình ngày 30-12-2014. Anh báo cho tôi biết là sẽ cùng đi với gia đình.
Thế rồi sáng nay 30-12-2014, vào lúc 8h45 phút, nhà báo Anh Kiệt gọi điện cho tôi, nói "gia đình Hải đang kêu khóc rất dữ dội ở cổng trại giam. Hình như không được phép vào thăm Hải hay có chuyện gì đó".
Anh Kiệt cũng nói mình đang "theo dõi" từ phía xa và đã chụp được vài tấm ảnh ghi nhận sự việc.
Ngay sau đó, lúc 8h50 phút, chị Rưỡi (dì Hải) gọi điện báo cho tôi với giọng rất hốt hoảng: "luật sư Trần Hồng Phong ơi, công an không cho gia đình vào thăm Hải. Tụi tôi đang quậy quyết đòi vào gặp được Hải. Công an mời vào phòng làm việc". Tôi nói "cứ bình tĩnh, để xem họ nói gì". Chị Rưỡi: "Họ không cho vào gặp thì còn bình tĩnh nỗi gì được nữa luật sư ơi". Rồi khóc nức lên.
Tôi ngồi thừ ra, chẳng hiểu là chuyện gì đã xảy ra mà không cho vào gặp Hải.
Thế rồi không rõ từ nguồn tin nào, nhà báo Hoàng Xuân đưa lên trang facebook của mình rằng có "tin mừng" trong vụ Hồ Duy Hải! Và cho rằng việc gia đình Hải "quậy tưng" là không nên.
Thực ra, trong bối cảnh "nước rút" như vậy, thậm chí gia đình Hải có phát điên lên, thì cũng không có gì là quá khó hiểu. Họ thật sự rất đáng thương và đáng được thông cảm, chia sẻ.
Thế rồi sau đó, từ khoảng 11h, lần lượt báo Tuổi Trẻ, rồi báo Pháp luật TP.HCM. .. đưa tin về chuyến thăm nuôi bất thành của gia đình Hồ Duy Hải. Nội dung loáng thoáng cho biết nguyên nhân gia đình Hải không được vào gặp con là do đang trong giai đoạn xem xét việc kêu oan. Trên mạng xã hội thì còn nhiều thông tin đa chiều, thậm chí "hấp dẫn" hơn nữa.
Lúc khoảng 13h30, tôi còn nhận được tin nhắn của ai đó rằng "công an không cho đưa cơm nước vào là muốn để cho gia đình Hải chết luôn, khỏi kêu oan nữa"! Tôi biết người nhắn hẳn đang rất quan tâm lo lắng, nên mới "suy đoán" đến mức ấy. (Có lẽ lúc này gia đình Hải vẫn đang còn trong trại giam).
Thế mới thấy vụ án Hồ Duy Hải đang được dư luận quan tâm rất nhiều. Hầu như mọi diễn biến đều được mọi người dõi theo, hồi hộp. Trong khi đó, thì thời gian hoãn thi hành án tử 30 ngày, theo "bút phê" của ông Phó chánh án TAND tỉnh Long An, lúc này chỉ còn đếm trên số ngón của một bàn tay.
Tuy nhiên, tôi cho rằng mọi người cần bình tĩnh và có niềm tin.
Với hiểu biết của một luật sư, tôi khẳng định nếu những người có thẩm quyền thực sự đọc Đơn đề nghị giám đốc thẩm của các luật sư, thực sự có tâm, thực sự mong muốn làm sáng tỏ sự thật vụ án, tránh việc có thể kết án oan, tử hình oan một con người, thực sự muốn bảo vệ uy tín của nền tư pháp nước nhà. .. - thì việc kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này gần như là điều tất yếu và chỉ có lợi về mọi mặt mà thôi.
Thậm chí kể cả trong trường hợp họ tin rằng Hải có tội, thì việc xét xử lại cho "chặt chẽ" hơn cũng là điều rất đáng làm để an lòng dư luận.
Ở một phương diện khác, việc Hồ Duy Hải được sống sót đến ngày hôm nay thật sự là một điều kỳ lạ và may mắn ngoài sự tưởng tượng. Cho thấy khả năng có một điều kỳ diệu nào đó có thể sẽ đến với Hải. Tôi tin và mong đến chừng nào điều này.
-----------------------
Và dưới đây là lá đơn mà chị Loan đã ký vào chiều ngày 24-12-2014. Tòan bộ nội dung trong đơn được gia đình khẳng định là đúng sự thật.
ĐƠN XIN ĐƯỢC NÓI CHUYỆN KÊU OAN VỚI CON
& CHUYỂN TRẠI GIAM CHO CON
Kính gửi: GIÁM THỊ TRẠI GIAM TỈNH LONG AN
VIỆN TRƯỞNG VKSND TỈNH LONG AN
Tôi tên là NGUYỄN THỊ LOAN, sinh 1963.
Ngụ tại: ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Là người đang có Đơn kêu oan cho con tôi là Hồ Duy Hải, bị kết án tử hình trong vụ án 2 nữ nhân viên bị giết tại bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) đầu năm 2008.
Nay tôi làm đơn này, kính xin được Giám thị và Quý cơ quan xem xét và cho phép chúng tôi:
- Được nói chuyện với Hồ Duy Hải về việc kêu oan của con mỗi khi vào thăm.
- Hồ Duy Hải được chuyển trại giam vì cháu có nguyện vọng này.
- Cho phép luật sư (mà gia đình mời kêu oan cho con) được gặp Hồ Duy Hải trong trại giam, để có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về việc kêu oan của Hải. Vì suốt nhiều năm qua có tin cứ mỗi lần gặp cán bộ thì Hồ Duy Hải không dám kêu oan mà lại nhận tội.
Cụ thể như sau:
1. Về việc xin nói chuyện kêu oan với con:
Con tôi là Hồ Duy Hải, sau khi bị bắt và truy tố về tội giết hại hai nữ nhân viên ở Bưu điện Cầu Voi đã liên tục kêu oan tại cả hai phiên tòa xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) – được báo Tuổi Trẻ và Pháp luật TP.HCM phản ánh rõ ràng.
Suốt 7 năm qua, mỗi lần gia đình vào thăm, Hải đều lén nói nhỏ (vì sợ các anh công an canh giữ bên cạnh nghe) nhắn gia đình tìm Chủ tịch nước và các cơ quan kêu oan cho con.
Trước đây, các luật sư Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Hòa vào gặp trong trại giam, Hải cũng đều nói mình oan. Các luật sư khẳng định điều này.
Chính vì vậy, gia đình chúng tôi đã nhờ các luật sư (luật sư Trần Hồng Phong, Nguyễn Văn Đạt) làm đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải. Qua đơn đề nghị giám đốc thẩm của các luật sư, gia đình càng thấy có rất nhiều điểm mâu thuẫn, bất hợp lý, thậm chí sai pháp luật trong quá trình điều tra, xét xử Hồ Duy Hải. Khả năng Hồ Duy Hải bị kết án oan và thậm chí bị chết oan là rất cao.
Điều đau lòng là khi tiếp xúc với cán bộ các cơ quan chức năng trong quá trình đi kêu oan cho con, không ít cán bộ đã nói với chúng tôi rằng khi gặp họ, Hồ Duy Hải đều nhận chính mình là thủ phạm. Nếu thực sự Hải là thủ phạm, thì sao phải kêu oan như vậy? Sao việc kết án và trong hồ sơ vụ án lại có quá nhiều điểm mâu thuẫn, vô lý như vậy? (Xin xem trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm của luật sư Trần Hồng Phong).
Suốt 7 năm qua, mỗi lần vào thăm Hải chúng tôi đều mong muốn được nói chuyện, trao đổi với con mình về việc kêu oan. Cũng như muốn hỏi vì sao mà mỗi khi gặp cán bộ Hồ Duy Hải lại nhận mình có tội? Phải chăng có điều gì đó hoặc ai đó làm Hải khiếp sợ, không dám nói đúng sự thật.
Thế nhưng, mỗi lần chúng tôi vào thăm thì cán bộ trại giam đều bắt chúng tôi chỉ được nói chuyện hỏi thăm sức khỏe, tuyệt đối không được nói bất kỳ một câu nào về chuyện vụ án, chuyện oan sai … Cán bộ còn hăm rằng nếu nói gì khác ngoài chuyện hỏi thăm sức khỏe thì sẽ bị cấm, không cho vào thăm nữa!
Theo hiểu biết của chúng tôi, thì không có quy định nào cấm người nhà khi vào thăm phạm nhân thì không được nói chuyện chuyện gì khác ngoài chuyện hỏi thăm sức khỏe. Hơn nữa trong khi Hải đang kêu oan thật sự, mà gia đình lại không được nói chuyện kêu oan với con thì làm sao có thể tìm hiểu được rõ sự việc? làm sao biết vì lý do gì mà Hải nhận tội khi gặp cán bộ?
Do vậy, qua đơn này, gia đình chúng tôi kính đề nghị Trại giam và các cơ quan chức năng thôi cấm đoán, cho phép chúng tôi được nói chuyện về việc kêu oan và nội dung vụ án với Hồ Duy Hải.
2. Về việc xin chuyển trại
Trên thực tế, suốt 7 năm qua Hồ Duy Hải bị biệt giam tại trại giam tỉnh Long An. Long An cũng chính là nơi đã điều tra, xét xử (sơ thẩm) vụ án, kết tội Hồ Duy Hải mức án tử hình về tội giết người - mà Hải kêu oan.
Mỗi lần gia đình vào thăm, đều có rất nhiều chiến sỹ công an (ít nhất là 2 người) canh gác nghiêm ngặt ngay bên cạnh và Hải thường tỏ ra sợ hãi, bất bình thường. Để nhắn lời kêu oan cho gia đình, hầu như Hải phải nói rất nhỏ, lén lút.
Đặc biệt vài năm gần đây, hải nhiều lần nói gia đình làm đơn xin chuyển trại giam cho Hải. Vì lý do gì thì Hải không thể nói.
Mặc dù không muốn nói xấu ai, nhưng gia đình chúng tôi cho rằng có thể Hải đã bị ai đó đánh đập, đe dọa hay có hành động nào đó – buộc Hải mỗi khi gặp cán bộ phải nói nhận tội. Và chính vì vậy, cùng với việc không được nói chuyện với người thân về việc kêu oan, nên Hải muốn chuyển trại.
Vậy nay gia đình tôi có đơn này, xin được Quý cấp xem xét, cho phép Hải được chuyển trại giam ra khỏi phạm vi tỉnh Long An.
3. Về việc xin cho luật sư được gặp Hồ Duy Hải trong trại giam:
Ngoài ra, gia đình cũng tôi cũng tin rằng nếu Hồ Duy Hải được tiếp xúc với các luật sư, thì chắc chắn con tôi sẽ có thêm hiểu biết về pháp luật, thêm sự tự tin và bình tĩnh để có thể sẽ có những lời trình bày cụ thể và rõ ràng hơn về việc oan sai của mình. Qua đó, các luật sư sẽ có thể nắm rõ hơn và bào chữa/kêu oan cho Hồ Duy Hải được hiệu quả hơn.
Gia đình chúng tôi đã có liên hệ với các luật sư và các luật sư đều ngỏ ý có nguyện vọng và rất sẵn lòng vào gặp Hồ Duy Hải trong trại giam.
Do vậy, chúng tôi làm đơn này, xin phép ông giám thị cho phép hai luật sư Trần Hồng Phong và Nguyễn Văn Đạt – là người mà gia đình nhờ hỗ trợ pháp lý kêu oan cho con trong thời gian qua, được vào trại giam gặp Hồ Duy Hải, để thực hiện quyền bào chữa của mình.
Với niềm mong mỏi như trên, chúng tôi kính đề nghị ông giám thị và các cấp cơ quan xem xét và chấp thuận cho lời thỉnh cầu của gia đình chúng tôi.
Gia đình chúng tôi xin chân thành cám ơn.
Người làm đơn: Nguyễn Thị Loan (đã ký)
Ls Trần Hồng Phong
Đòi hỏi csvn phải chấm dứt tội ác tra tấn, nhục hình cưỡng ép nghi phạm nhận tội để tuyên án tử hình nạn nhân. HNĐB
Quang cảnh sáng 30-12-2014 tại trại giam tỉnh Long An. Người áo hoa đứng giữa là chị Loan, mẹ Hồ Duy Hải (ảnh Lê Đại Anh Kiệt)
Xin nói rõ bài viết này chỉ là một góc nhìn từ một người, hoàn toàn mang tính chất thông tin. Trong khi chúng ta đều biết rõ có rất nhiều người, kể cả những vị lãnh đạo cao cấp, cho đến các luật sư, nhà báo, thậm chí "người dưng" trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế. .. đã và đang sát cánh một cách âm thẩm hoặc công khai hỗ trợ, giúp đỡ gia đình Hồ Duy Hải kêu oan cho con - với mong muốn công lý được thực thi, sự thật được làm rõ.
Với tư cách là luật sư trợ giúp pháp lý cho gia đình Hồ Duy Hải trong quá trình kêu oan, từ lâu tôi được biết có tin nói cứ mỗi lần có cán bộ vào làm việc với Hải trong trại giam (để xác minh) thì Hải đều nhận mình chính là người đã giết hai nữ nhân viên bưu điện Cầu Voi!
Cụ thể là trong một lần đi kêu oan cho Hồ Duy Hải tại Hà Nội cuối năm 2011, tôi đã trực tiếp nói chuyện về Đơn đề nghị giám đốc thẩm của mình với một lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao tại trụ sở Viện. Vị này nói chính ông vừa vào Long An xác minh "theo đơn của luật sư". Và ông nói thấy Hải khỏe mạnh và nhận tội! (Nhưng khi tôi hỏi lại "nếu Hải là kẻ giết người thì tại sao dấu vân tay không phải của Hải? - thì không được trả lời).
Khi tôi hỏi gia đình Hải "sao lạ vậy?", thì được trả lời là "Cũng không biết sao lại vậy. Vì mỗi lần vào thăm Hải đều nói mình không giết người và nhắn đi tìm chủ tịch nước kêu oan. Có thể là Hải bị đánh đập hay đe dọa nên phải nhận chăng?".
Càng về sau này, tôi nhiều lần nói gia đình phải tìm mọi cách trao đổi với Hải, nói Hải nếu thật sự bị oan, thì phải kêu oan khi gặp cán bộ, chứ không thể nhận tội như vậy. Rất bất lợi.
Nhưng gia đình dù mỗi tháng một lần đều vào thăm nuôi Hải trong suốt nhiều năm qua, lại không thể nào làm được cái việc tưởng chừng đơn giản ấy.
Thật là một tình huống nan giải. Và làm sao để "giải quyết"?
Một trong những "biện pháp" mà tôi nghĩ ra, là luật sư (tôi và/hoặc luật sư Nguyễn Văn Đạt) cần phải vào gặp mặt Hải trong trại giam để tìm hiểu.
Chính vì vậy, hôm giữa tháng 12/2014, ngay trước khi gia đình Hải làm việc với bà Lê Thị Nga (Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH) 1 tiếng đồng hồ, tôi đã trao đổi và thống nhất với gia đình làm một là đơn xin cho luật sư được cùng theo đoàn giám sát của QH vào gặp Hải. Nhưng yêu cầu bị từ chối (tôi cũng không bất ngờ về việc này).
Đến tối ngày 12/12/2014, khi một nhà báo rất quan tâm đến vụ việc nhắn cho tôi một tin là chiều nay khi bà Lê Thị Nga vào trại tiếp xúc với Hải. Hải đã nhận mình là người đã giết hai nữ nhân viên, do thua nợ bài bạc vài chục triệu. Cũng theo nhà báo, thì có tin là Hồ Duy Hải đã có khoảng 35 bản cung nhận tội. Hải còn từng viết thư xin lỗi mẹ vì đã phạm tội. Thậm cí còn xin được sớm thi hành án tử hình. Nhà báo này cũng cảm thấy rất lo lắng, thậm chí hoang mang.
Là người trực tiếp tiếp xúc với hồ sơ vụ án, nên tôi biết rõ về những bản khai nhận tội ấy. Nên tôi có nhắn lại "tôi biết và đã suy nghĩ về những bản khai nhận tội của Hải trong nhiều tháng, trước khi quyết định gửi Đơn đề nghị giám đốc thẩm kêu oan cho Hải".
Tuy nhiên tôi cũng rất lo lắng và đã phải ngay lập tức gọi điện báo tin và trao đổi với gia đình Hải.
Khi được biết ngày 30-12-2014 là ngày gia đình sẽ vào thăm Hải theo định kỳ hàng tháng, sáng ngày 24-12-2014 tôi nhắn gia đình Hải cố gắng ghé Văn phòng, để trao đổi và có thể làm một lá đơn gửi Giám thị trại giam.
Lá đơn đã được chị Loan (mẹ Hải) ký vào khoảng hơn 15 giờ chiều 24-12, ngay trước một đêm Noel đang tới thật gần. (Xem lá đơn ở phần cuối bài viết này).
Theo kế hoạch ban đầu, thì sáng ngày 25-12-2014, gia đình Hải sẽ vào trại giam nộp lá đơn, để "thông báo" trước cho trại giam một vài vấn đề. Trong đó có việc xin cho luật sư được tiếp xúc với Hải.
Và tôi cũng có kế hoạch ngày 30-12-2014 sẽ xuống Long An để cùng vào trại giam (cho dù không chắc là có được gặp Hải hay không).
Tuy nhiên, thật bất ngờ là khoảng 8h30 sáng 25-12-2014, chị Rưỡi gọi điện báo tin "Con Loan nó đang xỉu, gia đình đang cấp cứu". Mới đầu tôi không hiểu gì cả, nhưng sau đó thì biết là gia đình vừa nhận được tin từ luật sư Nguyễn Văn Đạt, cho biết là khả năng giám đốc thẩm vụ án là rất cao. Và chị Loan (mẹ Hải) đã mừng đến. .. ngất xỉu!
Ngay sau đó tôi gọi điện cho luật sư Đạt. Qua những thông tin từ luật sư Đạt, chúng tôi đều thật sự mừng và xúc động đến rơi nước mắt. Và cùng tin rằng vụ án này sẽ được kháng nghị giám đốc thẩm.
(Tuy nhiên, dù sao việc giám đốc thẩm cũng mới chỉ là "tin đồn", chưa có quyết định bằng mực đen giấy trắng rõ ràng, dù là từ nguồn tin rất đáng tin cậy. Nên chúng tôi cũng chỉ biết giữ niềm vui trong lòng).
Tôi quyết định hủy kế hoạch đi xuống Long An vào ngày 30-12-2014 vì thấy rằng không cần thiết nữa. Tôi cũng không gọi điện trao đổi với gia đình Hải về việc có nộp lá đơn hay không (tôi nghĩ nộp cũng tốt, mà không nộp thì tình hình cũng không xấu hơn. Vì thời gian báo cáo chủ tịch nước về việc xem xét/giám sát vụ án cũng sắp hết. Hạn chót là ngày 4-1-2015).
Tuy nhiên, nhà báo Lê Đại Anh Kiệt (chủ blog Người đồng bằng) thì rất quan tâm đến chuyến vào thăm Hải của gia đình ngày 30-12-2014. Anh báo cho tôi biết là sẽ cùng đi với gia đình.
Thế rồi sáng nay 30-12-2014, vào lúc 8h45 phút, nhà báo Anh Kiệt gọi điện cho tôi, nói "gia đình Hải đang kêu khóc rất dữ dội ở cổng trại giam. Hình như không được phép vào thăm Hải hay có chuyện gì đó".
Anh Kiệt cũng nói mình đang "theo dõi" từ phía xa và đã chụp được vài tấm ảnh ghi nhận sự việc.
Ngay sau đó, lúc 8h50 phút, chị Rưỡi (dì Hải) gọi điện báo cho tôi với giọng rất hốt hoảng: "luật sư Trần Hồng Phong ơi, công an không cho gia đình vào thăm Hải. Tụi tôi đang quậy quyết đòi vào gặp được Hải. Công an mời vào phòng làm việc". Tôi nói "cứ bình tĩnh, để xem họ nói gì". Chị Rưỡi: "Họ không cho vào gặp thì còn bình tĩnh nỗi gì được nữa luật sư ơi". Rồi khóc nức lên.
Tôi ngồi thừ ra, chẳng hiểu là chuyện gì đã xảy ra mà không cho vào gặp Hải.
Thế rồi không rõ từ nguồn tin nào, nhà báo Hoàng Xuân đưa lên trang facebook của mình rằng có "tin mừng" trong vụ Hồ Duy Hải! Và cho rằng việc gia đình Hải "quậy tưng" là không nên.
Thực ra, trong bối cảnh "nước rút" như vậy, thậm chí gia đình Hải có phát điên lên, thì cũng không có gì là quá khó hiểu. Họ thật sự rất đáng thương và đáng được thông cảm, chia sẻ.
Thế rồi sau đó, từ khoảng 11h, lần lượt báo Tuổi Trẻ, rồi báo Pháp luật TP.HCM. .. đưa tin về chuyến thăm nuôi bất thành của gia đình Hồ Duy Hải. Nội dung loáng thoáng cho biết nguyên nhân gia đình Hải không được vào gặp con là do đang trong giai đoạn xem xét việc kêu oan. Trên mạng xã hội thì còn nhiều thông tin đa chiều, thậm chí "hấp dẫn" hơn nữa.
Lúc khoảng 13h30, tôi còn nhận được tin nhắn của ai đó rằng "công an không cho đưa cơm nước vào là muốn để cho gia đình Hải chết luôn, khỏi kêu oan nữa"! Tôi biết người nhắn hẳn đang rất quan tâm lo lắng, nên mới "suy đoán" đến mức ấy. (Có lẽ lúc này gia đình Hải vẫn đang còn trong trại giam).
Thế mới thấy vụ án Hồ Duy Hải đang được dư luận quan tâm rất nhiều. Hầu như mọi diễn biến đều được mọi người dõi theo, hồi hộp. Trong khi đó, thì thời gian hoãn thi hành án tử 30 ngày, theo "bút phê" của ông Phó chánh án TAND tỉnh Long An, lúc này chỉ còn đếm trên số ngón của một bàn tay.
Tuy nhiên, tôi cho rằng mọi người cần bình tĩnh và có niềm tin.
Với hiểu biết của một luật sư, tôi khẳng định nếu những người có thẩm quyền thực sự đọc Đơn đề nghị giám đốc thẩm của các luật sư, thực sự có tâm, thực sự mong muốn làm sáng tỏ sự thật vụ án, tránh việc có thể kết án oan, tử hình oan một con người, thực sự muốn bảo vệ uy tín của nền tư pháp nước nhà. .. - thì việc kháng nghị giám đốc thẩm vụ án này gần như là điều tất yếu và chỉ có lợi về mọi mặt mà thôi.
Thậm chí kể cả trong trường hợp họ tin rằng Hải có tội, thì việc xét xử lại cho "chặt chẽ" hơn cũng là điều rất đáng làm để an lòng dư luận.
Ở một phương diện khác, việc Hồ Duy Hải được sống sót đến ngày hôm nay thật sự là một điều kỳ lạ và may mắn ngoài sự tưởng tượng. Cho thấy khả năng có một điều kỳ diệu nào đó có thể sẽ đến với Hải. Tôi tin và mong đến chừng nào điều này.
-----------------------
Và dưới đây là lá đơn mà chị Loan đã ký vào chiều ngày 24-12-2014. Tòan bộ nội dung trong đơn được gia đình khẳng định là đúng sự thật.
Ngày 24 tháng 12 năm 2014
& CHUYỂN TRẠI GIAM CHO CON
Kính gửi: GIÁM THỊ TRẠI GIAM TỈNH LONG AN
VIỆN TRƯỞNG VKSND TỈNH LONG AN
Tôi tên là NGUYỄN THỊ LOAN, sinh 1963.
Ngụ tại: ấp 1, xã Nhị Thành, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.
Là người đang có Đơn kêu oan cho con tôi là Hồ Duy Hải, bị kết án tử hình trong vụ án 2 nữ nhân viên bị giết tại bưu điện Cầu Voi (Thủ Thừa, Long An) đầu năm 2008.
Nay tôi làm đơn này, kính xin được Giám thị và Quý cơ quan xem xét và cho phép chúng tôi:
- Được nói chuyện với Hồ Duy Hải về việc kêu oan của con mỗi khi vào thăm.
- Hồ Duy Hải được chuyển trại giam vì cháu có nguyện vọng này.
- Cho phép luật sư (mà gia đình mời kêu oan cho con) được gặp Hồ Duy Hải trong trại giam, để có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về việc kêu oan của Hải. Vì suốt nhiều năm qua có tin cứ mỗi lần gặp cán bộ thì Hồ Duy Hải không dám kêu oan mà lại nhận tội.
Cụ thể như sau:
1. Về việc xin nói chuyện kêu oan với con:
Con tôi là Hồ Duy Hải, sau khi bị bắt và truy tố về tội giết hại hai nữ nhân viên ở Bưu điện Cầu Voi đã liên tục kêu oan tại cả hai phiên tòa xét xử (sơ thẩm và phúc thẩm) – được báo Tuổi Trẻ và Pháp luật TP.HCM phản ánh rõ ràng.
Suốt 7 năm qua, mỗi lần gia đình vào thăm, Hải đều lén nói nhỏ (vì sợ các anh công an canh giữ bên cạnh nghe) nhắn gia đình tìm Chủ tịch nước và các cơ quan kêu oan cho con.
Trước đây, các luật sư Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Hòa vào gặp trong trại giam, Hải cũng đều nói mình oan. Các luật sư khẳng định điều này.
Chính vì vậy, gia đình chúng tôi đã nhờ các luật sư (luật sư Trần Hồng Phong, Nguyễn Văn Đạt) làm đơn kêu oan cho Hồ Duy Hải. Qua đơn đề nghị giám đốc thẩm của các luật sư, gia đình càng thấy có rất nhiều điểm mâu thuẫn, bất hợp lý, thậm chí sai pháp luật trong quá trình điều tra, xét xử Hồ Duy Hải. Khả năng Hồ Duy Hải bị kết án oan và thậm chí bị chết oan là rất cao.
Điều đau lòng là khi tiếp xúc với cán bộ các cơ quan chức năng trong quá trình đi kêu oan cho con, không ít cán bộ đã nói với chúng tôi rằng khi gặp họ, Hồ Duy Hải đều nhận chính mình là thủ phạm. Nếu thực sự Hải là thủ phạm, thì sao phải kêu oan như vậy? Sao việc kết án và trong hồ sơ vụ án lại có quá nhiều điểm mâu thuẫn, vô lý như vậy? (Xin xem trong Đơn đề nghị giám đốc thẩm của luật sư Trần Hồng Phong).
Suốt 7 năm qua, mỗi lần vào thăm Hải chúng tôi đều mong muốn được nói chuyện, trao đổi với con mình về việc kêu oan. Cũng như muốn hỏi vì sao mà mỗi khi gặp cán bộ Hồ Duy Hải lại nhận mình có tội? Phải chăng có điều gì đó hoặc ai đó làm Hải khiếp sợ, không dám nói đúng sự thật.
Thế nhưng, mỗi lần chúng tôi vào thăm thì cán bộ trại giam đều bắt chúng tôi chỉ được nói chuyện hỏi thăm sức khỏe, tuyệt đối không được nói bất kỳ một câu nào về chuyện vụ án, chuyện oan sai … Cán bộ còn hăm rằng nếu nói gì khác ngoài chuyện hỏi thăm sức khỏe thì sẽ bị cấm, không cho vào thăm nữa!
Theo hiểu biết của chúng tôi, thì không có quy định nào cấm người nhà khi vào thăm phạm nhân thì không được nói chuyện chuyện gì khác ngoài chuyện hỏi thăm sức khỏe. Hơn nữa trong khi Hải đang kêu oan thật sự, mà gia đình lại không được nói chuyện kêu oan với con thì làm sao có thể tìm hiểu được rõ sự việc? làm sao biết vì lý do gì mà Hải nhận tội khi gặp cán bộ?
Do vậy, qua đơn này, gia đình chúng tôi kính đề nghị Trại giam và các cơ quan chức năng thôi cấm đoán, cho phép chúng tôi được nói chuyện về việc kêu oan và nội dung vụ án với Hồ Duy Hải.
2. Về việc xin chuyển trại
Trên thực tế, suốt 7 năm qua Hồ Duy Hải bị biệt giam tại trại giam tỉnh Long An. Long An cũng chính là nơi đã điều tra, xét xử (sơ thẩm) vụ án, kết tội Hồ Duy Hải mức án tử hình về tội giết người - mà Hải kêu oan.
Mỗi lần gia đình vào thăm, đều có rất nhiều chiến sỹ công an (ít nhất là 2 người) canh gác nghiêm ngặt ngay bên cạnh và Hải thường tỏ ra sợ hãi, bất bình thường. Để nhắn lời kêu oan cho gia đình, hầu như Hải phải nói rất nhỏ, lén lút.
Đặc biệt vài năm gần đây, hải nhiều lần nói gia đình làm đơn xin chuyển trại giam cho Hải. Vì lý do gì thì Hải không thể nói.
Mặc dù không muốn nói xấu ai, nhưng gia đình chúng tôi cho rằng có thể Hải đã bị ai đó đánh đập, đe dọa hay có hành động nào đó – buộc Hải mỗi khi gặp cán bộ phải nói nhận tội. Và chính vì vậy, cùng với việc không được nói chuyện với người thân về việc kêu oan, nên Hải muốn chuyển trại.
Vậy nay gia đình tôi có đơn này, xin được Quý cấp xem xét, cho phép Hải được chuyển trại giam ra khỏi phạm vi tỉnh Long An.
3. Về việc xin cho luật sư được gặp Hồ Duy Hải trong trại giam:
Ngoài ra, gia đình cũng tôi cũng tin rằng nếu Hồ Duy Hải được tiếp xúc với các luật sư, thì chắc chắn con tôi sẽ có thêm hiểu biết về pháp luật, thêm sự tự tin và bình tĩnh để có thể sẽ có những lời trình bày cụ thể và rõ ràng hơn về việc oan sai của mình. Qua đó, các luật sư sẽ có thể nắm rõ hơn và bào chữa/kêu oan cho Hồ Duy Hải được hiệu quả hơn.
Gia đình chúng tôi đã có liên hệ với các luật sư và các luật sư đều ngỏ ý có nguyện vọng và rất sẵn lòng vào gặp Hồ Duy Hải trong trại giam.
Do vậy, chúng tôi làm đơn này, xin phép ông giám thị cho phép hai luật sư Trần Hồng Phong và Nguyễn Văn Đạt – là người mà gia đình nhờ hỗ trợ pháp lý kêu oan cho con trong thời gian qua, được vào trại giam gặp Hồ Duy Hải, để thực hiện quyền bào chữa của mình.
Với niềm mong mỏi như trên, chúng tôi kính đề nghị ông giám thị và các cấp cơ quan xem xét và chấp thuận cho lời thỉnh cầu của gia đình chúng tôi.
Gia đình chúng tôi xin chân thành cám ơn.
Người làm đơn: Nguyễn Thị Loan (đã ký)
Nhận xét
Đăng nhận xét