Tập Cận Bình vừa muốn láng giềng “yên tâm”, vừa đòi làm kẻ cả

TTXVA 

tap
Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đang phải tự hỏi, Trung Quốc sẽ đối xử như thế nào với các đối tượng “không phải là bạn bè”?
South China Morning Post ngày 29/12 đăng bài phân tích của giáo sư Linda Jakobson từ Viện Chính sách quốc tế Lowy bình luận, bài phát biểu gần đây của ông Tập Cận Bình về chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã “có gì đó”. Ông Bình đang tìm cách làm tăng thêm lòng tin cho những người đã bắt đầu cho rằng cách tiếp cận của Bắc Kinh với các nước láng giềng dường như đang hòa giải hơn.
Người ta có thể cảm nhận được một sự thừa nhận ngầm của Tập Cận Bình rằng, các hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển đã gây bất lợi cho vị thế quốc tế của Bắc Kinh. Đồng thời những người vẫn còn hoài nghi bất kỳ sự thay đổi nào trong cách tiếp cận của Trung Nam Hải thì vẫn chỉ thấy rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền và quyền lợi hàng hải của họ.
Phát biểu của Tập Cận Bình về chiến lược ngoại giao Trung Quốc cuối năm 2014 cũng không khác bao nhiêu so với một năm trước đây. Tập Cận Bình kêu gọi, các nước láng giềng phải được Trung Quốc “đối xử như bạn bè và đối tác để họ cảm thấy an toàn và giúp họ phát triển”. Không nghi ngờ gì, 3 nước láng giềng đã phải chịu đựng gánh nặng của những hành vi Trung Quốc khiêu khích trên biển là Nhật Bản, Philippines và Việt Nam đang phải tự hỏi, Trung Quốc sẽ đối xử như thế nào với các đối tượng “không phải là bạn bè”?
Tập Cận Bình đã cố ý mơ hồ. Ông muốn đảm bảo với các nước láng giềng, những đối tác khác trong khu vực rằng một “ông lớn” như Trung Quốc không phải là xấu. Tại sao lại như vậy? Vì để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Trung Quốc cần một môi trường hòa bình từ thế giới bên ngoài. Nhưng cùng lúc Tập Cận Bình lại muốn người ngoài nhận ra và chấp nhận “một thực tế (Bắc Kinh cho là) không thể tránh”, đó là kẻ mạnh thường làm mọi thứ theo cách riêng của họ.
Vì vậy lãnh đạo các đơn vị chức năng Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển đảo, hàng hải phải dựa trên những định hướng mơ hồ, hình thành trên một quá trình mơ hồ để biện minh cho một loạt các mục tiêu chính sách, đôi khi là cạnh tranh lẫn nhau để kiếm nguồn ngân sách.
Ví dụ như cách mà Tập Cận Bình vạch ra định hướng để Trung Quốc theo đuổi (cái gọi là) lợi ích hàng hải của mình: Trung Quốc phải đảm bảo đồng thời, song song hai nhiệm vụ, duy trì sự ổn định và đảm bảo chủ quyền lãnh thổ, quyền và lợi ích hàng hải của mình. Trước đây thời Hồ Cẩm Đào, giữ gìn sự ổn định là tối quan trọng. Tập Cận Bình đã nâng cái gọi là “bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hàng hải” lên vị trí quan trọng không kém, tạo ra một cơn sốt “ý thức chủ quyền” phù hợp với chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang ngầm hiện diện ở Trung Quốc.
Nhưng Tập Cận Bình đã không đưa ra các hướng dẫn cụ thể để thực hiện hai mục tiêu này và nó phải được cân bằng. Chính điều này đã khiến các lực lượng tổ chức nhà nước khác nhau ở Trung Quốc về biển đảo, hàng hải xây dựng các chính sách và quyết định các hành động cụ thể được thúc đẩy bởi lợi ích của riêng ngành, địa phương mình.
Bên cạnh lực lượng Hải cảnh, các lực lượng quan trọng khác có liên quan đến vấn đề biển đảo, hàng hải bao gồm Bộ Công an, Cục Hải dương quốc gia, Ủy ban Cải cách quốc gia, các tướng cấp cao của quân đội cũng như tổng giám đốc các công ty dầu khí. Trong một hệ thống thiếu minh bạch như ở Trung Quốc, đã xảy ra những cạnh tranh quyết liệt để giành nguồn kinh phí từ chính phủ cũng như quyền lực chính trị, các nhóm này thường nắm bắt mọi cơ hội có thể để đạt được lợi thế về thương mại, uy tín cũng như ngân sách nhà nước.
Bởi vì các cơ quan ban ngành quản lý sự vụ biển đảo, hàng hải ở Trung Quốc không thể đoán trước, hành vi khiêu khích của Trung Quốc trên biển sẽ tiếp tục diễn ra. Bà Linda Jakobson cho rằng không có bằng chứng về một kế hoạch lớn do chính phủ Trung Quốc chỉ đạo hay ủy quyền cho các cơ quan khác nhau để ép buộc các cơ quan còn lại phải theo một khuôn phép chung, hướng tới 1 mục tiêu chung.
Hoạch định chính sách quốc tế về hàng hải ở Trung Quốc có ít đe dọa hơn chắc chắn bị chi phối bởi một tình huống trong đó các cơ quan chính phủ khác nhau của nước này đang theo đuổi các biện pháp quảng bá lợi ích của chính họ. Trong bầu không khí chủ nghĩa dân túy hiện nay, Tập Cận Bình không thể tố cáo một hành động nhân danh bảo vệ (cái gọi là) chủ quyền của Trung Quốc.
Về mặt tích cực, Tập Cận Bình đã thể hiện rõ ràng rằng phải duy trì ổn định, Trung Quốc không tìm kiếm xung đột trên biển. Đồng thời người ta cũng nhìn thấy trước Bắc Kinh sẵn sàng hành động bảo vệ cái gọ là “chủ quyền, quyền và lợi ích hàng hải” của mình. Tình hình biến động trên các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào tranh chấp) sẽ vẫn còn tiếp tục, các cơ quan chức năng liên quan đến hàng hải ở Trung Quốc sẽ không ngừng thúc đẩy các chương trình nghị sự của riêng mình.
Theo Giáo Dục

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?