Chuyển đến nội dung chính

Điểm lại 10 sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2015

Tác giả: James Burke, Vision Times | Dịch giả: Đại Kỷ Nguyên

Untitled-2-950x550
Hiện tượng Donald Trump, tình hình căng thẳng trên biển Đông, hay cuộc khủng hoảng nhập cư ở Châu Âu, đó là một vài trong số các sự kiện thế giới nổi bật làm nên một năm 2015 đáng nhớ. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những sự kiện và nhân vật đáng chú ý nhất trong năm vừa qua.
Với quy mô cũng như tầm ảnh hưởng rộng lớn, hầu hết các sự kiện này được dự đoán là sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong năm 2016 sắp tới, và có thể còn xa hơn thế nữa.

1. Cuộc khủng hoảng nhập cư ở Châu Âu

640px-Syrian_refugees_strike_at_the_platform_of_Budapest_Keleti_railway_station._Refugee_crisis._Budapest_Hungary_Central_Europe_4_September_2015._3-600x400
Người tị nạn Syria ở ga tàu Budapest Keleti, Hungary. (Ảnh: Mstyslav Chernov, Wikipedia /CC BY-SA 4.0)
Với hy vọng tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn hoặc để thoát khỏi các cuộc xung đột trong nước, hơn một triệu người tị nạn đã liều lĩnh kéo đến các nước EU trong năm vừa qua. UNHCR, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn cho biết: “Theo số liệu của UNHCR, vào ngày 21 tháng Chín, 972.500 người xin tị nạn đã vượt qua Biển Địa Trung Hải. Còn theo IOM, Tổ chức Di dân quốc tế, khoảng hơn 34.000 người đã chạy khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ để đến Bulgari và Hy Lạp bằng đường bộ”.
Hơn 3.600 người tị nạn đã chết hoặc mất tích trong cuộc hành trình mạo hiểm, hầu hết là bị mất tích trên biển.
Đây được coi là cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn nhất mà Tây Âu phải đối mặt kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2. Cuộc khủng hoảng đã gây ra nhiều căng thẳng trong quan hệ giữa các nước thành viên EU, đồng thời dẫn đến những phản ứng chống lại người nhập cư ở nhiều quốc gia.
Có không ít quan ngại cho rằng những chiến binh thánh chiến nguy hiểm có thể trà trộn trong dòng người nhập cư vào EU.
UNHCR cho biết số người nhập cư bị cưỡng chế rời khỏi nước đang lưu trú có thể lên đến hơn 60 triệu người trong năm nay.
Hãng truyền hình PBS News Hour đưa tin về cuộc khủng hoảng nhập cư ở Châu Âu:

2. Hiện tượng Donald Trump

20724666936_e128bf95bb_z-600x400
Donald Trump diễn thuyết trước những người ủng hộ ở New Hampshire, ngày 19 tháng 8. (Ảnh: Michael Vadon, Flickr /CC BY-SA 2.0)
Nhiều nhà phân tích cho rằng, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa, Donald Trump và chiến dịch tranh cử của ông sẽ sớm thất bại và đi vào quên lãng. Thế nhưng, mặc cho những tranh cãi xung quanh lối hùng biện không giống ai của Trump, ông trùm bất động sản thích khoa trương này vẫn ngày càng trở nên nổi tiếng.
Khẩu hiệu “Vì một nước Mỹ vĩ đại”, cùng với phong cách nói không với máy tính của Trump, dường như đã quá quen thuộc với nhiều người Mỹ bị tước quyền công dân, những người cho rằng ông là một ứng cử viên xứng đáng.
Dù kết quả có thế nào đi nữa, thì người đàn ông 69 tuổi không bao giờ chịu thỏa hiệp này cũng đang chiếm ưu thế trong Đảng Cộng Hòa. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng, việc Trump có giành được tấm vé để trở thành đại diện cho Đảng Cộng Hòa trong cuộc tranh cử tổng thống sắp tới hay không vẫn còn là một khả năng bị bỏ ngỏ.

Video phỏng vấn Donald Trump của hãng tin ABC News:

3. Tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông

potential-war-in-the-south-china-sea-01-Official-US-Navy-ImageryFlickr
Hàng không mẫu hạm USS George Washington, ở giữa bên phải, dẫn đầu hải đội hàng không mẫu hạm Mỹ và lực lượng hải quân Nhật Bản trên biển Philippines vào tháng 6. (Ảnh: Official U.S. Navy Page, Flickr /CC0 1.0)
30% hoạt động thương mại của thế giới đi qua Biển Đông, một khu vực không chỉ có vị trí địa lý chiến lược mà còn có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú. Vấn đề nảy sinh khi Bắc Kinh tuyên bố rằng vùng lãnh hải quốc tế này thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Điều này đã khiến cho những quốc gia láng giềng của Trung Quốc không khỏi cảm thấy khó chịu, trong đó có Việt Nam và Philippin.
Với nỗ lực nhằm xác lập chủ quyền trên Biển Đông, quân đội Trung Quốc đã có một năm 2015 đặc biệt bận rộn khi liên tục triển khai các hoạt động nạo vét và thăm dò thực địa ở các khu vực tranh chấp nằm ở ngoài khơi cách đất liền Trung Quốc gần 1.600 km.
Mỹ bày tỏ quan ngại về việc Bắc Kinh vi phạm các nguyên tắc quốc tế liên quan đến quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Để đối phó với kế hoạch của Bắc Kinh, hồi tháng Mười vừa qua, Mỹ đã điều một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường tuần tra quanh khu vực các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến vào vùng không phận thuộc các đảo nhân tạo nói trên vào hồi tháng Mười hai. Một máy bay giám sát hàng hải của Úc cũng đã có hành động tương tự vào cùng thời điểm.
“Sẽ thật hổ thẹn nếu một chiếc máy bay bị rơi từ trên trời xuống đất”, đó là một đoạn trong lời cảnh cáo mà truyền thông nhà nước Trung Quốc gửi đến chiếc máy bay giám sát hàng hải của Úc. Cho đến nay, vấn đề này vẫn còn tồn tại và có khả năng dẫn đến xung đột leo thang.
Nhật báo Wall Street Journal đưa tin về cuộc tranh chấp trên Biển Đông:

4. Nga sa vào vũng lầy đẫm máu mang tên Syria

2006_Putin_in_Tomsk_105141
Vladimir Putin đã gửi quân đội Nga đến Syria để hỗ trợ cho chính quyền của Bashar al-Assad. (Ảnh: Kremlin.ru, Wikimedia / CC BY 4.0)
Mát-xơ-cơ-va đã có một thời gian dài ủng hộ tổng thống Syria, Bashar al-Assad, người đã tiến hành một loạt cuộc chiến chống lại các nhóm chính trị đối lập kể từ năm 2011. Thể theo yêu cầu của tổng thống al-Assad, lực lượng quân đội Nga đã bắt đầu có mặt ở Syria vào hồi tháng Chín, kể từ đó đến nay đã tàn phá nghiêm trọng đất nước này, chủ yếu là qua các trận không kích.
Những hành động quả quyết của Nga hoàn toàn trái ngược với động thái dè dặt của Mỹ trong cuộc nội chiến ở Syria.
Cái đích mà Nga nhắm đến không chỉ là các phiến quân Nhà nước Hồi giáo mà còn là các nhóm vũ trang chống đối chính quyền được hậu thuẫn bởi Mỹ và các nước đồng minh. Khi chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay Nga đi vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 17 giây, cũng chính là lúc căng thẳng trong khu vực leo thang thành một cuộc xung đột mới và góp phần không nhỏ vào cuộc khủng hoảng nhập cư ở EU.
Gần đây hơn, các cuộc không kích của Nga đã làm thiệt mạng vô số người dân vô tội.
Chiến sự vẫn còn đang tiếp diễn, và câu hỏi được đặt ra là: liệu một giải pháp ngoại giao có thể chấm dứt cuộc xung đột đã cướp đi sinh mạng của gần 300.000 người này hay không? 
Vox đưa tin về cuộc nội chiến Syria: 
5. Người đẹp và Quái vật
AnastasiaLin-crown-600x355
“Vẻ đẹp đi cùng lý tưởng”, Anastasia Lin được trao ngôi vị Hoa hậu Thế giới Canada 2015 nhưng cô đã không được tham dự vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới tổ chức ở Trung Quốc. (Ảnh: Anastasia Lin cung cấp)
Vòng chung kết cuộc thi Hoa hậu Thế giới năm nay được tổ chức ở quần thể nghỉ dưỡng Tam Á thuộc đảo Hải Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, Hoa hậu Thế giới Canada đã bị chính quyền Trung Quốc ngăn cản tham dự cuộc thi.
Đại diện Canada tham dự cuộc thi sắc đẹp quốc tế, hoa hậu Canada gốc Hoa, Anastasia Lin, đã bị chính quyền Bắc Kinh liệt vào dạng “nhân vật không được hoan nghênh” chỉ vì cô là một người ủng hộ cho nhân quyền.
Không chỉ dừng lại ở việc ngăn cản người đẹp 25 tuổi này tham gia vào sự kiện, các quan chức cộng sản còn hăm dọa các nhà tài trợ của Lin, đồng thời gây áp lực lên gia đình cô ở Trung Quốc. Tuy nhiên xét một cách tích cực, thì việc truyền thông đưa tin rầm rộ về trường hợp của Lin đã thu hút sự chú ý rất lớn từ công chúng về nguyên nhân thực sự đằng sau sự việc, qua đó phơi bày những vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.
Mặc dù phải đối mặt với áp lực to lớn, nhưng Anastasia Lin – đồng thời cũng là một học viên Pháp Luân Công – đã vượt qua trở ngại với lòng dũng cảm hiếm thấy và là một minh chứng hùng hồn cho khẩu hiệu của cuộc thi Hoa hậu Thế giới: “Vẻ đẹp đi cùng lý tưởng”.
Đoạn video trên trang YouTube của Anastasia Lin ghi lại cuộc điều trần của cô trước Ủy ban Điều hành Quốc hội về Trung Quốc:
6. Tai họa từ tổ chức khủng bố ISIS
ISIS is a Salafi jihadist militant group that adheres to an Islamic fundamentalist, Wahhabi doctrine of Sunni Islam. (Image: Vox via YouTube/Screenshot)
ISIS là một tổ chức quân sự gồm các tay súng Hồi giáo có tư tưởng Salafi, họ trung thành với với học thuyết Wahhabi của dòng Hồi giáo Sunni, một trào lưu chính thống của đạo Hồi. (Ảnh: Vox, YouTube/Screenshot)
Daesh, Nhà nước Hồi giáo (IS), ISIS, hay ISIL, dù được gọi bằng bất cứ cái tên nào, thì những phần tử Hồi giáo cực đoạn bạo lực này đã cho thế giới thấy rằng chúng không dễ dàng từ bỏ mục tiêu của mình vào năm 2015, tuy nhiên chúng cũng đã bị mất một số vùng đất.
Các lực lượng người Kurd, được hỗ trợ bởi các cuộc không kích của liên minh chống IS, đã thành công trong việc xua đuổi các lực lượng của ISIS ra khỏi thị trấn Kobane ở phía bắc Syria. ISIS đã chiếm được thành phố Ramadi, tuy nhiên sau đó đã bị quân đội Iraq giành lại. Phiến quân Hồi giáo này cũng đã chiếm thành phố cổ Palmyra của Syria, phá hủy những di tích cổ kính nổi tiếng của thành phố và biến chúng thành đống đổ nát.
Tuy nhiên, ISIS cũng bị mất đi các thị trấn quan trọng chiến lược, đó là thị trấn Tal Abyad ở biên giới của Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, thành phố Tikrit của Iraq, và nhà máy lọc dầu Baiji ở Iraq.
Cho đến cuối năm nay, ISIS tiếp tục kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn ở Iraq và Syria, song chúng đã bị mất ít nhất 14% lãnh thổ so với năm ngoái.
Nhóm khủng bố này tiếp tục khiến thế giới bị sốc bởi những video hành hình các nạn nhân bị chúng bắt giữ, cùng một loạt hành động xúi giục khủng bố ở nước ngoài. Các chi nhánh của ISIS đã nắm quyền kiểm soát tại các khu vực nhỏ ở Libya, Nigieria, và Afganistan. Một chi nhánh của nó ở Ai Cập đã chịu trách nhiệm cho vụ tấn công bằng bom vào máy bay chở khách ở Bán đảo Sinai làm thiệt mạng 228 người.
ISIS được bổ sung lực lượng từ hàng ngàn thanh niên đến từ nước ngoài, hiện vẫn chưa có ý kiến đồng nhất về việc khi nào những tay súng Hồi giáo hiếu chiến này hay “vương quốc Hồi giáo” mà chúng tuyên bố sẽ bị đánh bại.
Đoạn video dài 6 phút của Vox nói về sự hình thành của ISIS:
7. Tấn công khủng bố: Quá nhiều để liệt kê
640px-TourEiffel_BleuBlancRouge_pixinn-600x400
Tháp Eiffel được thắp đèn theo màu quốc kỳ Pháp sau vụ tấn công khủng bố hồi tháng 11 năm 2015 ở thủ đô Paris. (Ảnh: XtoF, Wikipedia/CC BY-SA 4.0)
Năm 2015 là một năm đáng buồn bởi rất nhiều máu đã chảy do hàng loạt những vụ khủng bố được thực hiện bởi những kẻ Hồi giáo cực đoan. Trong số đó, vụ khủng bố của ISIS làm 130 người chết ở Paris hôm 13 tháng 11 đã khiến cả phương Tây bàng hoàng, đến nỗi Tổng thống Pháp François Hollande phải tuyên bố rằng: “Nước Pháp đang ở trong tình trạng chiến tranh”.
Trước đó, những chiến binh Hồi giáo lớn lên trên chính nước Pháp đã giết hại 11 người trong tòa soạn báo Charlie Hebdo, một tuần báo trào phúng ở Pháp. Cùng ngày hôm đó, một phần tử Hồi giáo khác đã giết 4 người ở một cửa hàng tạp hóa ở Paris, trước đó tên này đã giết chết một cảnh sát.
Ở Châu Phi, trong năm 2015, nhóm khủng bố Boko Haram nổi loạn ở phía bắc Nigieria, chúng thực hiện hàng loạt các hành vi tàn ác. Trong khi đó, những tay súng của tổ chức al-Shabaab cũng làm điều tương tự ở Somalia và Kenya. Vào ngày 2 tháng 4, các tay súng của al-Shabaab đã tấn công vào một trường đại học ở phía bắc Kenya, giết hại 148 nhân viên và sinh viên của trường này.
Còn ở trên không, một máy bay dân dụng cỡ lớn chở đầy khách du lịch người Nga đã bị tấn công bằng bom khi đang bay trên bầu trời của Ai Cập, khiến 224 người thiệt mạng.
Các quốc gia khác cũng bị tấn công bởi các cuộc khủng bố gây thương vong lớn do những tên khủng bố Hồi giáo cực đoan tiến hành, trong đó phải kể đến: Syria, Iraq, Mali, Chad, Pakistan, Tunisia, Thổ Nhĩ Ký, Thái Lan, và Mỹ với những cuộc tấn công ở San Bernardino.
Chủ nghĩa khủng bố đã lan ra toàn cầu.
Video của Vox về các vụ khủng bố ở Paris:
8. Cựu trùm an ninh Trung Quốc bị kết án chung thân
ZhouYongkang
Chu Vĩnh Khang là con hổ lớn nhất từng bị thanh trừng trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Screenshot/singpao.com)
Cựu trùm an ninh Trung Quốc, Chu Vĩnh Khang, dù từng là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), nhưng vào tháng 6 năm nay, ông này đã bị tuyên án tù chung thân.
Chu chính thức bị bỏ tù vì những cáo buộc tham nhũng, nhưng nhiều nhà quan sát Trung Quốc cho rằng việc thanh trừng ông này là một phần trong cuộc chiến phe phái được lãnh đạo hiện tại, ông Tập Cận Bình sử dụng để chống lại cựu lãnh đạo ĐCSTQ, ông Giang Trạch Dân, người vẫn tiếp tục nắm quyền lực sau khi hết nhiệm kỳ thông qua một mạng lưới những tay ủng hộ trung thành.
Chu, là đồng minh thân cận của cựu lãnh đạo 89 tuổi – Giang Trạch Dân, cũng như một nhóm lớn các quan chức, chẳng hạn như cựu bí thư Trùng Khánh, Bạc Hy Lai, người đã bị bắt giữ trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập. Một người con trai của Chu Vĩnh Khang cũng đã bị bắt giữ vào tháng 12 năm 2013 vì các cáo buộc tham nhũng.
Các báo cáo gần đây từ các nguồn thông tin bên trong Trung Quốc cho hay, chính cựu lãnh đạo đảng là ông Giang cũng sẽ sớm chính thức bị bắt, và sẽ đối mặt với số phận giống như Chu Vĩnh Khang. Chi tiết về nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu đá nội bộ của chế độ Trung Cộng được giấu kín nhằm duy trì sự tồn tại của ĐCSTQ, nhưng những diễn biến tiếp theo rất có thể sẽ đến trong năm mới này.
Video của China Uncensored (Trung Quốc không kiểm duyệt) nói về diễn biến của chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập mà dường như đích nhắm cuối cùng là ông Giang:
9. Động đất kinh hoàng ở Nepal
17337409823_119b01e031_z-600x400
Một gia đình bên cạnh một căn nhà bị phá hủy do động đất gần Naglebhare, Nepal (Ảnh: Asian Development Bank thông qua flickr /CC BY 2.0 )
Khoảng 9.000 người đã chết khi một trận động đất 7.8 độ Richter diễn ra ở Nepal hôm 25 tháng 4. Ngoài ra, 23.000 người khác đã bị thương và hai triệu người mất nhà cửa, đây là trận động đất tồi tệ nhất mà quốc gia có nhiều núi này phải gánh chịu trong vòng 80 năm qua.
Trận động đất gây ra những vụ lở tuyết ồ ạt trên toàn khu vực Himalaya, làm ảnh hưởng tới rất nhiều khách du lịch nước ngoài đang di chuyển trên núi. 90 người đã bị thiệt mạng bởi một trận lở tuyết trên đỉnh Everest. Trong khi việc tái thiết đang tiếp tục tại Nepal, nhiều người dân hiện nay phải đối mặt với một mùa đông khó khăn trong những nơi tạm trú thiếu thốn tiện nghi.
Trận động đất cũng đã tàn phá và làm chết người ở các quốc gia lân cận, theo báo cáo có 130 người chết ở Ấn Độ, 27 người ở Tây Tạng, và 4 người ở Bangladesh. Vào tháng 5, một dư chấn động đất đã tấn công khu vực này, làm thiệt mạng thêm 200 người nữa.
Cảnh phim của Euro News ghi lại thời điểm khi trận động đất bắt đầu xảy ra ở Kathmandu:
10. Sự sụp đổ của kinh tế Trung Quốc: Một quá trình đang tiếp diễn
21923011644_76a2344b65_z-600x398
Bên trong một nhà máy ở Thẩm Quyến, tháng 10/2015. (Ảnh: Mitch Altman, Flickr /CC BY-SA 2.0)
Nền kinh tế Trung Quốc đã phải hứng chịu những tổn thất đáng kể trong năm 2015, đặc biệt là sự lao dốc của thị trường chứng khoán khiến chỉ số chứng khoản sụt giảm một nửa chỉ trong vòng một năm, gây ra tổn thất lên đến 5.000 tỷ đô la Mỹ. Không lâu sau khi chính phủ vào cuộc để ngăn chặn đà sụt giảm, họ đã phá giá đồng Nhân dân tệ vào tháng 8, một động thái mà theo Bloomberg là đã làm rung chuyển khối tài sản của thị trường đang nổi này.
Theo sau những sự kiện đó, có rất ít dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc sẽ có bất kỳ một sự chuyển biến nào. Thêm vào đó, kinh tế Trung Quốc đang phải gồng mình với gánh nặng nợ nần to lớn, chưa kể tình trạng què quặt gây ra bởi tốc độ tăng trưởng chậm chạp.
Kenneth Rogoff, giáo sư kinh tế thuộc Đại học Harvard, từ lâu đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính có thể xảy ra nhắm vào Trung Quốc. Rogoff nói với tạp chí The New York Times vào tháng 8 rằng: “Sụp đổ tài chính sẽ dẫn tới sụp đổ xã hội, rồi sau đó là sụp đổ chính trị”. “Đó là một nguy cơ thực sự”.
Mặc dù vậy, Trung Quốc có trong tay hàng ngàn tỷ đô la dự trữ, và tương lai của quốc gia này hoàn toàn phụ thuộc vào việc họ sử dụng lượng dự trữ đó như thế nào.
Video của Sky News nói về các thách thức kinh tế mà Trung Quốc phải đối mặt:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?