Hoàn Cầu: Các nước ven Biển Đông liên thủ cũng chưa chắc thắng TQ (*)

(*) Trích từ Báo Giáo dục Việt Nam, ngày 27/08/2013 07

Cách đặt vấn đề và nhận định của Lý Kiệt, tạm bỏ qua thái độ kiêu binh, trịch thượng và vênh váo thường thấy của một số học giả diều hâu theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc khi bàn tới Biển Đông, nổi lên hơn cả là những nhận thức lệch lạc, hung hăng, hiếu chiến, kích động xung đột đối đầu ở Biển Đông.

Lý Kiệt, lon Đại tá hải quân Trung Quốc.


Ngày 26/8 tờ Thời báo Hoàn Cầu đăng tải bài phân tích của Lý Kiệt, Đại tá hải quân, một "chuyên gia hàng đầu" từ Trung tâm Nghiên cứu Biển thuộc Viện nghiên cứu Tam Lược đưa ra nhận định "hùng hồn" và mang tính chất khiêu khích xung đột khi cho rằng, dù các nước ven Biển Đông có hợp sức liên thủ với nhau cũng chưa chắc đã chiếm được thế thượng phong so với hải - không quân Trung Quốc?!
Mở đầu bài viết Lý Kiệt cho rằng, mặc dù hiện nay tình hình tranh chấp Trung - Nhật trên Biển Hoa Đông đang vô cùng căng thẳng, nhưng nếu so sánh thì "mối uy hiếp ở Biển Đông càng nghiêm trọng hơn", và việc Trung Quốc "đấu tranh bảo vệ chủ quyền" (?!) càng nặng nề, vai trò và chức năng chiến lược của Biển Đông càng quan trọng và nổi bật.

Lý Kiệt cho rằng nhiều năm qua, "những kẻ gây sự" ở Biển Đông thỉnh thoảng lại xuất hiện, "cá biệt có nước lớn liên thủ với các nước trong khu vực đối phó với Trung Quốc", tuy nhiên 5 nước 6 bên ở Biển Đông vốn dĩ không phải là một khối mà có rất nhiều sự khác biệt, mâu thuẫn trong nhiều vấn đề và "có lợi" cho Bắc Kinh để phân hóa, đối phó.

Đầu tiên, Lý Kiệt "điểm danh" một loạt các nước lớn có quan tâm và
lợi ích ở Biển Đông nhưng ông Kiệt và Thời báo Hoàn Cầu quy kết thành "nhúng mũi vào Biển Đông", ngoài Mỹ còn có Nhật Bản, Ấn Độ, Úc và Nga. Tuy nhiên theo Lý Kiệt, các nước này can dự một cách rời rạc, "xuất chiêu không đều" và việc muốn đạt được kết quả chung còn nhiều khó khăn.

Ông Kiệt nhận định rằng các nước lớn có quan tâm và lợi ích ở Biển Đông khó có thể nghe theo cây gậy chỉ huy của 1 cường quốc cá biệt (ám chỉ Mỹ) ở Biển Đông nên có những nhân thức và phản ứng khác nhau đối với ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Thứ 2, Lý Kiệt cho rằng các quốc gia ven Biển Đông tuy đông nhưng thái độ mỗi nước mỗi khác. Viên học giả này lên giọng chụp mũ và quy kết khi nói rằng, "một số nước thích gây chuyện, thái độ ngang ngạnh ở Biển Đông chỉ là cá biệt" khi ám chỉ đến một số nước ASEAN có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Chính Trung Quốc đang bành trướng sức mạnh quân sự trên Biển Đông, đe dọa tới ổn định và an ninh trong khu vực, đó là thực tế Lý Kiệt hay bất cứ học giả diều hâu nào khác cũng không thể lấp liếm được.

Viên học giả theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan hiếu chiến này nhận định, các nước ven Biển Đông có yêu sách chủ quyền chồng lấn lên nhau, tranh chấp các đảo, bãi đá, các giếng dầu nằm đan xen cài răng lược
trong khu vực tranh chấp và các quy định pháp luật cũng như việc vận dụng ở mỗi nước có sự khác biệt rất lớn, chính vì vậy "kẻ đồng tâm đồng chí không nhiều, muốn liên thủ đối phó với Trung Quốc không phải chuyện dễ?!"

Cục diện này có lợi cho Trung Quốc trong việc "phân hóa và xử lý từng mục tiêu", Lý Kiệt nhận định.

Khi bàn đến thực lực của hải - không quân các nước ven Biển Đông mặc dù đã có tăng trưởng không nhỏ trong những năm gần đây, nhưng Lý Kiệt cho rằng do nền tảng yếu và sức chiến đấu có hạn, dù toàn bộ các nước ven Biển Đông có liên thủ lại cũng chưa chắc chiếm được thế thượng phong so với hải quân Trung Quốc trên Biển Đông?!

Cách đặt vấn đề và nhận định của Lý Kiệt, tạm bỏ qua thái độ kiêu binh, trịch thượng và vênh váo thường thấy của một số học giả diều hâu theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc khi bàn tới Biển Đông, nổi lên hơn cả là những nhận thức lệch lạc, hung hăng, hiếu chiến, kích động xung đột đối đầu ở Biển Đông.

Lý Kiệt không hiểu do vô tình hay cố ý đã lờ đi nhiều thực tế đã quá rõ, đó là chính Trung Quốc với tham vọng độc chiếm Biển Đông thành ao nhà mới thực sự là "kẻ gây rối" theo đúng nghĩa viên học giả này sử dụng để quy chụp cho các quốc gia ven Biển Đông.

Nhận định về sự đoàn kết của các bên tranh chấp, mặc dù mỗi bên có quan điểm và lợi ích khác nhau, nhưng tất cả đều lo ngại trước sự hung hăng, táo tợn của Trung Quốc trên thực địa. Chưa bao giờ ASEAN đồng lòng nhất trí cao độ như bây giờ trong việc có chung tiếng nói thúc đẩy Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC).

Sở dĩ có sự đoàn kết nhất trí đó, một mặt là vì hòa bình và ổn định ở Biển Đông chính là lợi ích chung của khu vực cũng như cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn, mặt khác còn vì các bên đều nhận thấy tham vọng và sự hung hăng chưa có điểm dừng của Trung Quốc ở Biển Đông.

Không dễ để Trung Quốc có thể lớn tiếng bắt nạt ai đó như Lý Kiệt hoang tưởng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?