Báo Anh giải mã vụ đóng cửa Zone 9

Cập nhật: 17:04 GMT - thứ năm, 30 tháng 1, 2014


Báo Bấm The Economist vừa có bài viết về việc đóng cửa Khu 9, hay còn gọi là Zone 9 ở Hà Nội, theo đó nhận định một trong những lý do có thể là lợi ích kinh tế.
BBC giới thiệu tóm lược bài báo của tác giả ký tên M.S. từ Hà Nội, đăng trên The Economist hôm 27/01.

Theo bài báo, lúc đầu một số người cho rằng có động cơ chính trị do Khu 9 từng là phong trào xã hội dân sự phát triển văn hóa độc lập lớn nhất Hà Nội, và lúc đó chưa chịu sự kiểm soát của chính quyền.
Tuy nhiên, theo nhóm luật sư do những người làm ăn ở Khu 9 thuê để khiếu nại quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, lý do tài chính có lẽ quyết định hơn cả.
“Nhóm luật sư sớm phát hiện ra rằng công ty bất động sản chủ quản Zone 9 đã ký hợp đồng ba năm với những người làm ăn ở đây, chỉ có quyền nắm khu này tới hết tháng Ba,” tác giả viết.
“Quyền phát triền khu vực này do OceanBank nắm giữ, là một trong số ít các ngân hàng tư nhân của Việt Nam nổi lên trong thập niên qua.”
OceanBank (Ngân hàng TMCP Đại Dương) cũng đã tham gia vào một kế hoạch kiếm lời từ cơn sốt bất động sản ở Hà Nội với việc xây các tòa chung cư tại đây.
Bài báo cũng nêu tên Chủ tịch Ngân hàng Đại Dương, người giàu thứ tám tại Việt Nam trên sàn chứng khoán khi mới 41 tuổi.
Ông Bấm Hà Văn Thắm là nhân vật được mô tả là có quan hệ tầm cao với giới chức chính phủ.

'Cái cớ hoàn hảo'

Ông Nguyễn Quí Đức: 'Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra câu chuyện thực sự là gì'
Những doanh nhân tại Khu 9 cho rằng ngân hàng này trước đó đã lo ngại rằng thành công không mong đợi của doanh nghiệp tại Khu 9 sẽ khiến họ không thể đẩy được các doanh nhân này ra khỏi khu đất này.
Trong số các doanh nhân tại Khu 9 có một số người có quan hệ tốt hơn với chính quyền hơn những người khác, nhưng không ai có liên hệ trực tiếp với các nhân vật bảo kê tầm cỡ.
Và vì thế, họ nói rằng vụ cháy là “cái cớ hoàn hảo để ngân hàng cho đóng cửa khu vực này” trước khi khu này kịp trở thành mối đe dọa đến việc đầu tư của ngân hàng.
Tác giả bài báo, lấy tên M.S., ví von với hàm ý rằng, việc mong đợi chính phủ ‘để yên’ cho Zone 9 vì lý do lợi ích phát triển văn hóa quốc gia, là điều gần như không thể.
"Một chính phủ đâu có thể khờ dại tới mức trao khu đất vàng giáp trung tâm Hà Nội vào tay một nhóm nghệ sỹ và chủ quán lơ mơ, thay vì trao khu này cho các tập đoàn có quan hệ rộng và tiềm lực tài chính"
“Một chính phủ đâu có thể khờ dại tới mức trao khu đất vàng giáp trung tâm Hà Nội vào tay một nhóm nghệ sỹ và chủ quán lơ mơ, thay vì trao khu này cho các tập đoàn có quan hệ rộng và tiềm lực tài chính.
"Điều đó sẽ chỉ dọn đường cho sự bất mãn và phản ứng mạnh của giới có tiền và quyền, và về lâu dài có thể xảy ra sự bất đồng mạnh mẽ với nhà nước.”
“...Thế nhưng Zone 9 là gì? Một dự án phối hợp phát triển giữa một công ty với chuỗi cửa hàng thiết kế và nhà hàng, như những gì họ viết trên hợp đồng?”
Trở lại phần đầu bài báo, tác giả trích lời nhà báo, tác giả người Mỹ gốc Việt Nguyễn Quí Đức: “Chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra câu chuyện thực sự là gì.”
Ông Nguyễn Quí Đức - cũng là chủ của Tadioto – không gian thiết kế, triển lãm, quán bar cũng đã sang đến đời thứ ba khi dời đến Khu 9, và ông chủ đã ngay lập tức tìm sẵn một địa điểm khác phòng khi người ta tới đòi đất.
Zone 9 là tên gọi được người dân Hà Nội đặt để chỉ một khu buôn bán, giải trí được giới trẻ ưa thích trước khi bị đóng cửa hồi tháng 12/2013, nằm trên khu đất số 9 Trần Thánh Tông.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện