G2 “Ấn Độ-Nhật Bản”: đầu tàu mới của châu Á

27.01.2014, 

Photо: EPA

Япония Синдзо Абэ
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đến New Delhi trùng với đợt căng thẳng kế tiếp trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo. Khởi nguồn là phát ngôn của người đứng đầu nội các Nhật Bản khi ông so sánh chúng với các mối quan hệ giữa Đức và Anh trước khi xảy ra Thế Chiến thứ nhất. Đúng như dự kiến, lời phát biểu của ông Abe đã gây ra sự bất mãn mạnh mẽ từ phía Trung Quốc. Còn Thủ tướng Nhật Bản, trong một cuộc phỏng vấn với báo “Times of India” lo lắng ghi nhận rằng “tình hình an ninh của khu vực châu Á -Thái Bình Dương đang trở nên ngày một tồi tệ hơn”. (The security environment of the Asia-Pacific region is becoming ever more severe).
Thủ tướng Abe những tháng gần đây đang tích cực thực hiện các chuyến đi nước ngoài trong bối cảnh liên tục xảy ra những cuộc cãi vã ngoại giao, chấm dứt các mối quan hệ kinh tế thương mại cũng như các tình huống xung đột ở Biển Hoa Đông, vốn đã trở thành những yếu tố đồng hành không thể tách rời trong mối quan hệ Nhật – Trung hiện tại. Mục tiêu của ông là tìm thêm càng nhiều đồng minh tiềm năng để kiềm chế Trung Quốc, kéo “tuyến phòng thủ” hình dung càng xa càng tốt. Vì vậy mà hơn bao giờ hết, thủ tướng Nhật hiện nay cần được sự hỗ trợ của một siêu cường quốc khác của châu Á là Ấn Độ, bình luận viên của chúng tôi, Sergey Tomin, nhận xét:
“Nhưng cả với Ấn Độ, đất nước đang có vấn đề riêng của mình trong chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại với Trung Quốc, quan hệ với Nhật Bản cũng không đơn thuần chỉ là cơ hội tìm kiếm các nguồn đầu tư mới hay công nghệ hiện đại. Đây cũng là một trong những công cụ để thực hiện học thuyết an ninh của chính họ”.
Không có gì đáng ngạc nhiên khi tình hình khu vực hiện nay trong lĩnh vực an ninh đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ cho sự phát triển mối quan hệ Nhật Bản - Ấn Độ. Chuyến thăm đầu tiên tới New Delhi trong vòng nửa thế kỷ qua của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko hồi cuối năm ngoái là một xác nhận rõ nét về việc hiện nay đang hình thành những điều kiện thuận lợi chưa từng có cho việc phát triển mối quan hệ giữa hai nước.
Chủ Nhật vừa qua, lần đầu tiên trong lịch sử quan hệ song phương, Thủ tướng Nhật Bản có mặt với tư cách khách mời chính tại cuộc duyệt binh ở Delhi nhân Lễ kỷ niệm trọng thể Ngày Cộng hòa của đất nước này. Cả người Ấn Độ lẫn người Nhật Bản đều có truyền thống đặc biệt coi trọng những cử chỉ mang tính biểu tượng trong chính trị. Vì vậy, sự hiện diện của Thủ tướng Abe tại lễ hội ở thủ đô Ấn Độ cũng như chuyến thăm Delhi hồi tháng trước của Nhật hoàng Akihito, có thể cho thấy đang xảy ra thay đổi mốc quan trọng trong những mối quan hệ này.
“Quan hệ giữa Nhật Bản và Ấn Độ có những tiềm năng to lớn nhất, vượt qua tiềm năng của bất kỳ mối quan hệ song phương nào khác trên thế giới” (I am convinced that the bilateral relationship between Japan and India is blessed with the largest potential for development of any bilateral relationship anywhere in the world), Thủ tướng Abe tuyên bố ở Delhi. Tăng trưởng nhanh chóng kim ngạch thương mại giữa hai nước, vốn đang dự kiến đạt 25 tỷ dollar trong năm tới, có thể là xác nhận rõ nét cho lời phát biểu của nhà lãnh đạo Nhật Bản, bình luận viên Sergey Tomin nhận định:
“Vấn đề không chỉ ở các con số: các công ty Nhật Bản đang ngày càng tích cực hơn trong việc chuyển các cơ sở sản xuất công nghệ cao của mình sang Ấn Độ. Trong chương trình nghị sự là hợp tác hai nước trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Và cuối cùng, thêm một lĩnh vực đầy hứa hẹn nữa là quan hệ kỹ thuật-quân sự. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Abe đến Delhi, hai bên đã đạt thỏa thuận tích cực xúc tiến các công việc dẫn đến ký kết hợp đồng cung cấp cho Ấn Độ các thủy phi cơ hiện đại US-2 của Nhật Bản. Hơn nữa, hoàn toàn có khả năng sẽ tổ chức sản xuất liên doanh những máy bay này ở Ấn Độ trong tương lai”.
Nhìn chung, Ấn Độ và Nhật Bản ngày hôm nay đang ở trong hoàn cảnh khi mà mối quan hệ của họ có thể trở thành đầu tàu tăng trưởng và phát triển mới của khu vực châu Á. Đồng thời, liên minh Delhi và Tokyo mới ra đời này hoàn toàn có thể giữ một trong những vai trò chủ chốt nhất bảo đảm an ninh và ổn định ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?