Liệu các cử tri ‘bí mật’ của Trump có làm thay đổi cuộc bầu cử?
29-09-2016
Ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Donald Trump đang vươn lên trong các cuộc thăm dò mới nhất trước đối thủ bên Đảng Dân chủ Hillary Clinton. Những người ủng hộ Trump cho biết, ông thậm chí có được nhiều sự ủng hộ hơn kết quả của các cuộc thăm dò. Một số người tin rằng điều này có thể là một số đáng kể các cử tri của Trump không cho giới thăm dò biết rằng họ có ý định bỏ phiếu cho ông ta.
Sondra Dull là tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của Trump ở phía đông Pennsylvania. Bà cho biết khi được những người thăm dò hỏi ý kiến, cử tri của Trump không trả lời.
Bà nói: “Họ rất kín tiếng về việc đó, giống như một đám đông yên lặng. Họ không nói về điều đó.”
Bà Dull nói có đủ cử tri thầm lặng để giúp Trump trúng cử.
Nhiều ủng hộ viên của Trump không tin tưởng vào các cuộc thăm dò, những người thăm dò, và tất cả các tổ chức kiểu này.
Tuy nhiên, có thể có lý do khác khiến họ không lộ diện. Với một số người, cử tri của Trump bị mang tiếng.
Mặc dù sau đó có tỏ ra hối tiếc, nhưng ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, từng tuyên bố:
“Có thể liệt kê phân nửa ủng hộ viên của ông Trump vào loại mà tôi gọi là nhóm tệ hại. Họ là những người kỳ thị chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, phân biệt giới tính, chống Hồi giáo, hay bài ngoại v..v..”
Vì thế, nếu có ai hỏi họ bỏ phiếu cho người nào, họ có thể giữ im lặng, theo Giáo sư khoa học chính trị Joe Bafumi thuộc Đại học Dartmouth.
Ông nói: “Họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đó trong phòng phiếu kín. Nhưng họ sẽ không thừa nhận việc này với các chuyên gia thăm dò.”
Điều tương tự đã xảy ra vào thập niên 1980. Tom Bradley là người Mỹ gốc Phi đầu tiên tranh chức Thống đốc bang California. Ông dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng lại thua trong cuộc bầu cử.
Giáo sư Bafumi tiếp lời: “Nhiều người lập luận rằng đó là vì có nhiều cử tri da trắng của Đảng Dân chủ nói họ sẽ bầu cho Đảng Dân chủ bởi họ thường dồn phiếu cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Nhưng đến khi bỏ phiếu, họ đã không bầu cho Bradley bởi vì ông ấy là người da đen. Thay vào đó, họ đã bầu cho ứng viên da trắng.”
Nhà phân tích Courtney Kenedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết qua Skype rằng hồi bầu cử sơ bộ, Trump có kết quả tốt trong các cuộc thăm dò trên mạng hơn là qua điện thoại, khi mà người trả lời tiếp chuyện với người thực.
Chuyên gia Kennedy nói: “Mọi người có thể kìm nén ý định bỏ phiếu cho ông Donald Trump trong đợt bầu cử sơ bộ. Tuy nhiên, hiện không có gì thực sự cho thấy đó sẽ là điều xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.”
Khoảng cách giữa thăm dò thực tế và trên mạng đã được thu hẹp kể từ các cuộc bầu cử sơ bộ.
Và một cuộc khảo sát gần đây của Pew đã hỏi mọi người cảm thấy thoải mái thế nào khi thảo luận việc bỏ phiếu cho ai.
Chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết thêm: “Chúng tôi không thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong việc các ủng hộ viên của từng ứng viên nói rằng họ không muốn người khác biết sự hậu thuẫn của họ dành cho ai.”
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng những người ủng hộ Trump nhưng lại e dè kín tiếng có phần chắc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cuộc bầu cử.
Nhưng họ nói rằng nếu cuộc đua vẫn cứ sát sao thì một tác động nhỏ cũng là đáng kể. – Theo VOA
Sondra Dull là tình nguyện viên cho chiến dịch tranh cử của Trump ở phía đông Pennsylvania. Bà cho biết khi được những người thăm dò hỏi ý kiến, cử tri của Trump không trả lời.
Bà nói: “Họ rất kín tiếng về việc đó, giống như một đám đông yên lặng. Họ không nói về điều đó.”
Bà Dull nói có đủ cử tri thầm lặng để giúp Trump trúng cử.
Nhiều ủng hộ viên của Trump không tin tưởng vào các cuộc thăm dò, những người thăm dò, và tất cả các tổ chức kiểu này.
Tuy nhiên, có thể có lý do khác khiến họ không lộ diện. Với một số người, cử tri của Trump bị mang tiếng.
Mặc dù sau đó có tỏ ra hối tiếc, nhưng ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, Hillary Clinton, từng tuyên bố:
“Có thể liệt kê phân nửa ủng hộ viên của ông Trump vào loại mà tôi gọi là nhóm tệ hại. Họ là những người kỳ thị chủng tộc, kỳ thị người đồng tính, phân biệt giới tính, chống Hồi giáo, hay bài ngoại v..v..”
Vì thế, nếu có ai hỏi họ bỏ phiếu cho người nào, họ có thể giữ im lặng, theo Giáo sư khoa học chính trị Joe Bafumi thuộc Đại học Dartmouth.
Ông nói: “Họ sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đó trong phòng phiếu kín. Nhưng họ sẽ không thừa nhận việc này với các chuyên gia thăm dò.”
Điều tương tự đã xảy ra vào thập niên 1980. Tom Bradley là người Mỹ gốc Phi đầu tiên tranh chức Thống đốc bang California. Ông dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, nhưng lại thua trong cuộc bầu cử.
Giáo sư Bafumi tiếp lời: “Nhiều người lập luận rằng đó là vì có nhiều cử tri da trắng của Đảng Dân chủ nói họ sẽ bầu cho Đảng Dân chủ bởi họ thường dồn phiếu cho các ứng cử viên Đảng Dân chủ. Nhưng đến khi bỏ phiếu, họ đã không bầu cho Bradley bởi vì ông ấy là người da đen. Thay vào đó, họ đã bầu cho ứng viên da trắng.”
Nhà phân tích Courtney Kenedy thuộc Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết qua Skype rằng hồi bầu cử sơ bộ, Trump có kết quả tốt trong các cuộc thăm dò trên mạng hơn là qua điện thoại, khi mà người trả lời tiếp chuyện với người thực.
Chuyên gia Kennedy nói: “Mọi người có thể kìm nén ý định bỏ phiếu cho ông Donald Trump trong đợt bầu cử sơ bộ. Tuy nhiên, hiện không có gì thực sự cho thấy đó sẽ là điều xảy ra trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới.”
Khoảng cách giữa thăm dò thực tế và trên mạng đã được thu hẹp kể từ các cuộc bầu cử sơ bộ.
Và một cuộc khảo sát gần đây của Pew đã hỏi mọi người cảm thấy thoải mái thế nào khi thảo luận việc bỏ phiếu cho ai.
Chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết thêm: “Chúng tôi không thấy bất kỳ sự khác biệt nào trong việc các ủng hộ viên của từng ứng viên nói rằng họ không muốn người khác biết sự hậu thuẫn của họ dành cho ai.”
Vì vậy, các chuyên gia cho rằng những người ủng hộ Trump nhưng lại e dè kín tiếng có phần chắc sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cuộc bầu cử.
Nhưng họ nói rằng nếu cuộc đua vẫn cứ sát sao thì một tác động nhỏ cũng là đáng kể. – Theo VOA
Nhận xét
Đăng nhận xét