Úc nghiêng ngả giữa đồng minh Mỹ và TC
28/09/2016
Úc sẽ phải chọn lựa giữa Hoa Kỳ và TC? Câu hỏi này ngày càng được đặt ra trên lục địa. Vấn đề có thể gây ngạc nhiên, vì Úc lâu nay nằm trong số những đồng minh trung thành nhất, đã từng tham chiến cùng với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, cũng như hiện diện tại Afghanistan, Irak và Syria.
“Hoa Kỳ chắc chắn có những người bạn quan trọng hơn, giàu có hơn, nhưng tôi xin nói với ông là Hoa Kỳ chưa bao giờ có được một người bạn đáng tin cậy hơn Úc”. Cựu thủ tướng Tony Abbott đã khẳng định như thế với tổng thống Barack Obama vào năm 2014.
Nhưng trọng lượng và ảnh hưởng của TC ngày càng lớn tại Úc. Tiến sĩ Michael Fullilove của công ty tư vấn Lowy Institute tóm tắt: “Đối tác thương mại chính là TC đã trở thành địch thủ đáng ngại nhất của đồng minh chủ chốt của chúng tôi là Hoa Kỳ”. Trong một cuộc thăm dò, Lowy Institute đã đặt câu hỏi với người dân Úc: quốc gia nào quan trọng nhất đối với nước Úc? Có 43% số người được hỏi trả lời là Hoa Kỳ, và 43% cho là TC.
Úc, nước phát triển lệ thuộc TC nhiều nhất
Cũng như những nước khác tại châu Á-Thái Bình Dương, không thể không làm ăn với TC. Đối với hãng tin tài chính Bloomberg, Úc là nền kinh tế lệ thuộc vào TC nhiều nhất trong số những nước phát triển.
Một hiệp định tự do mậu dịch giữa hai nước đã bắt đầu có hiệu lực từ năm 2015. Úc xuất khẩu sắt và than đá, các nhà nông bán sữa, rượu vang, thịt…Du học sinh từ Hoa lục làm đầy két tiền của các trường đại học Úc. Trong các lãnh vực như thương mại, đại học, người Hoa còn nhiều hơn người Úc. Tăng trưởng của lãnh vực du lịch phần lớn dựa vào các du khách TC: năm 2015 là trên một triệu, tăng 22% so với năm trước. Ngoài ra, cộng đồng người Hoa trên đất Úc đang phình ra: trong tổng số 24 triệu dân Úc, khoảng 900.000 là người gốc Hoa, và hơn phân nửa sinh tại TC.
Từ cuối tháng Tám, ảnh hưởng của Bắc Kinh trên chính trường làm người Úc lo lắng. Dân Úc phát hiện ra sức nặng của tiền đóng góp TC cho các đảng chính trị, và ý thức được quyền lực mềm của Bắc Kinh. Tập đoàn truyền thông ABC tiết lộ có những cá nhân và công ty có liên hệ với TC đã chuyển trên 5,5 triệu đô la cho các nhân vật đảng Tự Do và Lao Động. Đại sứ Mỹ tại Úc, John Berry nói thẳng với nhật báo The Australian: “Chúng tôi ngạc nhiên trước tầm mức can dự của Bắc Kinh vào chính sách Úc”, tỏ ý mong có được những cải cách để tự vệ “chống lại ảnh hưởng trái khoáy của các chính phủ không cùng chia sẻ những giá trị của chúng tôi”.
Giao cảng Darwin cho TC 99 năm
Đây không phải là lần đầu tiên những hành động của TC tại Úc gây bực tức cho Washington. Cách đây chưa đầy một năm, cảng Darwin ở miền bắc Úc trở thành trung tâm mọi chú ý. Úc đã ký hợp đồng cho một công ty TC quản lý cảng Darwin trong 99 năm, mà theo báo chí Úc, công ty này có liên hệ với quân đội TC.
Trong khi đó hàng trăm quân nhân Mỹ đồn trú tại Darwin, quá cảnh qua cảng này. Theo một thỏa thuận ký năm 2011, số quân nhân Mỹ trú đóng tại đây trong năm 2017 sẽ là 2.500 người. Tổng thống Barack Obama nói với thủ tướng Úc: “Lần tới làm ơn báo trước cho chúng tôi!”. Washington phát hiện ra hợp đồng này khi nó đã được ký xong, và báo New York Times đưa tin.
Từ đó đến nay, Canberra xem xét cẩn thận các dự án đầu tư TC, tuy có nguy cơ làm phật lòng đối tác quý giá. Hồi tháng Tám, với lý do an ninh quốc gia, chính phủ Úc đã bác bỏ đề nghị khai thác mạng lưới điện ở New South Wales (thủ phủ là Sydney). Úc cũng đã phủ quyết việc TC mua lại trang trại lớn nhất thế giới Kidman Station, trải rộng đến 2,5% diện tích đất nông nghiệp Úc. Bắc Kinh không che giấu sự bực tức.
Thận trọng hơn tại Biển Đông
Theo báo Le Monde, giao du với Bắc Kinh, chính phủ Úc đang đùa với lửa. Ảnh hưởng của TC càng gây lo ngại hơn với yêu sách chủ quyền ngày càng lớn, như tại Biển Đông, vùng biển nơi 60% trao đổi thương mại Úc phải đi qua.
Washington đã gởi hạm đội đến vùng biển tranh chấp, nhân danh tự do hàng hải và cũng để gởi một thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh. Canberre không tham gia hoạt động tuần tra. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop biện bạch: “Chúng tôi không muốn leo thang căng thẳng, mà kêu gọi hòa dịu”.
Nhưng Úc đầu tư mạnh vào quốc phòng : ngân sách sẽ tăng từ 32,4 tỉ đô la Úc (22 tỉ euro) hiện nay, lên 58,7 tỉ đô la Úc (gần 40 tỉ euro) năm 2026. Quan hệ với TC và Hoa Kỳ nằm trong số những quan ngại hàng đầu. Theo Canberra, từ nay đến 20 năm tới, “phân nửa số tàu ngầm và chiến đấu cơ trên thế giới” được bố trí tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Úc sẽ tăng gấp đôi đội tàu ngầm, lên 12 chiếc, đây là chương trình quốc phòng quan trọng nhất lịch sử nước này. Tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS đã giành được hợp đồng cung ứng hồi tháng Tư, qua mặt Nhật và Đức. Cuộc cạnh tranh được người Mỹ quan sát kỹ lưỡng, và chính đồng minh truyền thống này của Úc sẽ cung cấp các thiết bị chiến đấu. – Theo RFI
Úc sẽ phải chọn lựa giữa Hoa Kỳ và TC? Câu hỏi này ngày càng được đặt ra trên lục địa. Vấn đề có thể gây ngạc nhiên, vì Úc lâu nay nằm trong số những đồng minh trung thành nhất, đã từng tham chiến cùng với Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam, cũng như hiện diện tại Afghanistan, Irak và Syria.
“Hoa Kỳ chắc chắn có những người bạn quan trọng hơn, giàu có hơn, nhưng tôi xin nói với ông là Hoa Kỳ chưa bao giờ có được một người bạn đáng tin cậy hơn Úc”. Cựu thủ tướng Tony Abbott đã khẳng định như thế với tổng thống Barack Obama vào năm 2014.
Nhưng trọng lượng và ảnh hưởng của TC ngày càng lớn tại Úc. Tiến sĩ Michael Fullilove của công ty tư vấn Lowy Institute tóm tắt: “Đối tác thương mại chính là TC đã trở thành địch thủ đáng ngại nhất của đồng minh chủ chốt của chúng tôi là Hoa Kỳ”. Trong một cuộc thăm dò, Lowy Institute đã đặt câu hỏi với người dân Úc: quốc gia nào quan trọng nhất đối với nước Úc? Có 43% số người được hỏi trả lời là Hoa Kỳ, và 43% cho là TC.
Úc, nước phát triển lệ thuộc TC nhiều nhất
Cũng như những nước khác tại châu Á-Thái Bình Dương, không thể không làm ăn với TC. Đối với hãng tin tài chính Bloomberg, Úc là nền kinh tế lệ thuộc vào TC nhiều nhất trong số những nước phát triển.
Một hiệp định tự do mậu dịch giữa hai nước đã bắt đầu có hiệu lực từ năm 2015. Úc xuất khẩu sắt và than đá, các nhà nông bán sữa, rượu vang, thịt…Du học sinh từ Hoa lục làm đầy két tiền của các trường đại học Úc. Trong các lãnh vực như thương mại, đại học, người Hoa còn nhiều hơn người Úc. Tăng trưởng của lãnh vực du lịch phần lớn dựa vào các du khách TC: năm 2015 là trên một triệu, tăng 22% so với năm trước. Ngoài ra, cộng đồng người Hoa trên đất Úc đang phình ra: trong tổng số 24 triệu dân Úc, khoảng 900.000 là người gốc Hoa, và hơn phân nửa sinh tại TC.
Từ cuối tháng Tám, ảnh hưởng của Bắc Kinh trên chính trường làm người Úc lo lắng. Dân Úc phát hiện ra sức nặng của tiền đóng góp TC cho các đảng chính trị, và ý thức được quyền lực mềm của Bắc Kinh. Tập đoàn truyền thông ABC tiết lộ có những cá nhân và công ty có liên hệ với TC đã chuyển trên 5,5 triệu đô la cho các nhân vật đảng Tự Do và Lao Động. Đại sứ Mỹ tại Úc, John Berry nói thẳng với nhật báo The Australian: “Chúng tôi ngạc nhiên trước tầm mức can dự của Bắc Kinh vào chính sách Úc”, tỏ ý mong có được những cải cách để tự vệ “chống lại ảnh hưởng trái khoáy của các chính phủ không cùng chia sẻ những giá trị của chúng tôi”.
Giao cảng Darwin cho TC 99 năm
Đây không phải là lần đầu tiên những hành động của TC tại Úc gây bực tức cho Washington. Cách đây chưa đầy một năm, cảng Darwin ở miền bắc Úc trở thành trung tâm mọi chú ý. Úc đã ký hợp đồng cho một công ty TC quản lý cảng Darwin trong 99 năm, mà theo báo chí Úc, công ty này có liên hệ với quân đội TC.
Trong khi đó hàng trăm quân nhân Mỹ đồn trú tại Darwin, quá cảnh qua cảng này. Theo một thỏa thuận ký năm 2011, số quân nhân Mỹ trú đóng tại đây trong năm 2017 sẽ là 2.500 người. Tổng thống Barack Obama nói với thủ tướng Úc: “Lần tới làm ơn báo trước cho chúng tôi!”. Washington phát hiện ra hợp đồng này khi nó đã được ký xong, và báo New York Times đưa tin.
Từ đó đến nay, Canberra xem xét cẩn thận các dự án đầu tư TC, tuy có nguy cơ làm phật lòng đối tác quý giá. Hồi tháng Tám, với lý do an ninh quốc gia, chính phủ Úc đã bác bỏ đề nghị khai thác mạng lưới điện ở New South Wales (thủ phủ là Sydney). Úc cũng đã phủ quyết việc TC mua lại trang trại lớn nhất thế giới Kidman Station, trải rộng đến 2,5% diện tích đất nông nghiệp Úc. Bắc Kinh không che giấu sự bực tức.
Thận trọng hơn tại Biển Đông
Theo báo Le Monde, giao du với Bắc Kinh, chính phủ Úc đang đùa với lửa. Ảnh hưởng của TC càng gây lo ngại hơn với yêu sách chủ quyền ngày càng lớn, như tại Biển Đông, vùng biển nơi 60% trao đổi thương mại Úc phải đi qua.
Washington đã gởi hạm đội đến vùng biển tranh chấp, nhân danh tự do hàng hải và cũng để gởi một thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh. Canberre không tham gia hoạt động tuần tra. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop biện bạch: “Chúng tôi không muốn leo thang căng thẳng, mà kêu gọi hòa dịu”.
Nhưng Úc đầu tư mạnh vào quốc phòng : ngân sách sẽ tăng từ 32,4 tỉ đô la Úc (22 tỉ euro) hiện nay, lên 58,7 tỉ đô la Úc (gần 40 tỉ euro) năm 2026. Quan hệ với TC và Hoa Kỳ nằm trong số những quan ngại hàng đầu. Theo Canberra, từ nay đến 20 năm tới, “phân nửa số tàu ngầm và chiến đấu cơ trên thế giới” được bố trí tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Úc sẽ tăng gấp đôi đội tàu ngầm, lên 12 chiếc, đây là chương trình quốc phòng quan trọng nhất lịch sử nước này. Tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS đã giành được hợp đồng cung ứng hồi tháng Tư, qua mặt Nhật và Đức. Cuộc cạnh tranh được người Mỹ quan sát kỹ lưỡng, và chính đồng minh truyền thống này của Úc sẽ cung cấp các thiết bị chiến đấu. – Theo RFI
Nhận xét
Đăng nhận xét