Về quê ở Ấn Độ cưới vợ rồi ruồng bỏ

Image copyrightGETTY
BBC

28 tháng 9 2016

Một báo cáo mới đã kêu gọi xem hành động của một số người đàn ông Anh gốc châu Á ngược đãi phụ nữ và bỏ lại họ ngay sau khi kết hôn ở Nam Á, như một hình thức của bạo lực gia đình.
Các giáo sư của Đại học Lincoln đã phát hiện ra rằng những người đàn ông đã lấy hàng nghìn bảng Anh từ gia đình người vợ mới của họ và sử dụng phụ nữ làm nô lệ trong gia đình cho bố mẹ chồng.
Những "người phụ nữ dùng một lần", như báo cáo gọi họ, cũng thường bị lạm dụng về thể chất và sau đó bị bỏ rơi hoặc khi họ đã chuyển tới Anh, hoặc khi - thường xuyên hơn - vẫn còn ở Ấn Độ.
Một số được đưa tạm sang Anh nhưng sau đó bị đưa đi một kỳ nghỉ hờ ở Ấn Độ, nơi hộ chiếu của họ bị lấy đi.
Nhiều phụ nữ giấu diếm thực tế rằng điều này đã xảy ra với họ, vì vậy các học giả đã dành hơn một năm tìm kiếm 57 phụ nữ ở Ấn Độ đã trải qua hiện tượng này và tình nguyện chia sẻ câu chuyện của họ.

Đám cưới trong mơ

Hôn nhân với Sunita, không phải tên thật của cô, bắt đầu như cô đã luôn mơ ước ở một địa điểm lớn trong khu vực Punjab của Ấn Độ, với hàng trăm khách và một chiếc váy màu đỏ đẹp.
"Mọi thứ thật tuyệt vời," cô nói, khi cô cho xem ảnh ngày trọng đại của cô trên điện thoại.
Sau đám cưới, chồng mới của cô ở lại với cô ấy một tháng tại Ấn Độ trước khi trở về nhà của mình tại Anh. Sunita mong đợi anh ta quay trở lại Ấn Độ ngay sau đó và đưa cô trở về sống với anh ta, nhưng mọi thứ sau đó bắt đầu sai lệch.
Image copyrightGETTY
"Gần đến một năm và anh ta vẫn không quay lại," cô nói. "Tôi hỏi anh nhiều lần 'hãy trở lại với Ấn Độ, khi nào anh quay lại?' nhưng anh ta chỉ nói 'Không phải bây giờ, lúc khác'".
"Anh ta cũng yêu cầu rất nhiều từ tôi. Có những lúc 'đưa tiền' và lúc khác 'cho nội thất'."
Chồng Sunita cuối cùng dừng nói chuyện với cô ấy qua điện thoại. Cô đã không nhìn thấy anh ta kể từ đó và cũng kể từ đó phát hiện ra anh ta đã kết hôn với một phụ nữ khác ở Anh.
Của hồi môn là việc phổ biến ở Ấn Độ, và một số nước khác ở Nam Á, gia đình Sunita đã cho gia đình nhà chồng được gần 3.000 bảng, cũng như lượng vàng có giá trị khoảng 4.000 bảng như của hồi môn - tiền hoặc hàng hóa được cho bởi gia đình của người vợ cho gia đình chồng khi họ kết hôn.
Sunita nói bố mẹ chồng cũng xúc phạm thể chất đối với cô.
"Khi tôi từng đặt câu hỏi anh ta có vợ [ở Anh] hay không, và tại sao anh ta cưới tôi - họ sẽ đánh tôi chỉ vì tôi hỏi."
Gia đình cô không giàu và cha cô nhìn cô khi cô nói nói, rõ ràng hết sức buồn rầu bởi những gì đã xảy ra. Ông đã tốn hàng ngàn bảng Anh vào một cuộc hôn nhân mà ông nghĩ rằng sẽ cung cấp một tương lai hạnh phúc cho con gái mình.
"Tôi rất buồn phiền. Tôi thấy khó nói về chuyện này. Anh ta đã quan hệ [tình dục] với tôi, cuộc sống của tôi đã bị hủy hoại," cô nói.
Image copyrightGETTY
Image captionTiến sĩ Sundari Anitha nói kỳ thị xung quanh người vợ bị bỏ rơi là "khổng lồ"
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng vấn đề này cũng tồn tại ở Pakistan và Bangladesh - quốc gia có hôn nhân với những người sống ở Anh, Mỹ, Canada và các nước khác với một cộng đồng người Nam Á lớn khá phổ biến.
Tiến sĩ Sundari Anitha, từ Trường Khoa học Xã hội và Chính trị tại Đại học Lincoln, đã nói chuyện với những phụ nữ mà cá nhân họ bị ảnh hưởng trong một số chuyến đi đến Punjab, Delhi và Gujarat ở Ấn Độ.
Cô đã gặp những người phụ nữ phải trả số tiền hồi môn lên đến 25.000 bảng trước khi bị bỏ rơi, những phụ nữ bị hãm hiếp bởi chồng mới của họ, một số người đã bị sử dụng để đẻ con và sau đó bị bỏ rơi và những người khác rời ở Ấn Độ để làm những người chăm sóc và nô lệ trong gia đình cho bố mẹ chồng của họ.
Cô nói rằng văn hóa gia trưởng ở Nam Á có nghĩa là bị bỏ rơi có thể hủy hoại cuộc sống của một người phụ nữ.
"Sự kỳ thị rất lớn và thậm chí nó còn ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình. Vì vậy, chị em gái của người phụ nữ sẽ gặp khó khăn hơn để có thể kết hôn. Cô sẽ thấy khó khăn hơn để có được một công việc, cô phải đối mặt với bất ổn tài chính và cô ấy bị xem như hàng hóa bị hư hỏng - chủ yếu vì giả định là cô ấy đã có quan hệ tình dục ".
Báo cáo khuyến nghị nhà nước Anh công nhận việc bị bỏ rơi như một hình thức bạo lực gia đình và cung cấp bảo vệ cho những phụ nữ "bị vứt bỏ" bởi đàn ông Anh, ngay cả khi họ không bao giờ đi du lịch đến Anh.
Image copyright
Image captionPragna Patel cho biết công nhận việc bị bỏ rơi là bạo hành gia đình sẽ cải thiện quyền lợi hợp pháp
Pragna Patel, người điều hành nhóm chiến dịch Southall Black Sisters, đã làm việc với các học giả trong nghiên cứu và nói rằng điều này sẽ cung cấp từ sự trông cậy đến một dạng công lý cho những người phụ nữ trong lúc này chẳng có gì.
Nhóm này nói rằng các yếu tố cấu thành việc bị bỏ rơi - như tống tiền, lừa đảo, lạm dụng tình cảm, lạm dụng tài chính, kiểm soát và hành vi cưỡng chế và nô lệ gia đình - có thể bị truy tố theo pháp luật hiện hành, nhưng "ít, nếu có, thủ phạm phải đối mặt với bất kỳ hậu quả nào" .
Các nạn nhân có thể không biết về quyền của mình hoặc cảm thấy quá xấu hổ hay sợ hãi để báo cáo việc họ bị bạo hành, đây là một giả thiết.
Bà Patel giải thích rằng, tuy nhiên, "một khi nó được công nhận là bạo lực gia đình thì tất cả các phương pháp hợp pháp nên được mở cho phụ nữ hoặc để tìm kiếm sự bảo vệ hoặc để truy tố, hoặc các biện pháp pháp lý khác, sẽ có sẵn cho phụ nữ bị bỏ rơi".
Bà nói rằng trong tháng vừa qua, nhân viên tại Southall Black Sisters đã gặp phải một trường hợp một người đàn ông kết hôn và bỏ rơi năm người phụ nữ khác nhau - mỗi lần đều có lợi nhuận tài chính.
"Đây giống như một công việc với anh ta," cô nói. "Những kẻ mang quốc tịch Anh. Nếu nhà nước Anh phớt lờ hoặc không quan tâm đến việc bạo hành này thì nó đóng góp vào nền văn hóa không bị trừng phạt này - những người đàn ông không bị đánh giá bởi bất cứ ai.
"Chúng ta phải thức dậy với thực tế rằng bạo hành xuyên quốc gia là một hình thức mới và đang nổi lên là một dạng bạo hành đối với phụ nữ."
Một phát ngôn viên Bộ nội vụ cho biết: "Chính phủ này sẽ không tha thứ cho sự bạo hành thông qua hôn nhân hay mối quan hệ khác."
"Chúng ta đã dẫn trước trong việc giải quyết nô lệ thời hiện đại, hôn nhân cưỡng bức và bạo lực gia đình và sẽ tiếp tục làm như vậy."
"Chúng tôi sẽ xem xét cẩn thận bất kỳ bằng chứng nào về việc hành động có thể giúp ngăn chặn nạn lạm dụng hoặc hỗ trợ nạn nhân".

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Thời sự Trong nước - https://www.moitruongvadothi.vn