'Nước Nhật lên cơn sốt vụ con tin'

Ông Kenji Goto là một nhà báo và nhà làm phim có tiếng

Theo BBC
28 tháng 1 2015
Cộng tác viên BBC từ Tokyo Đỗ Thông Minh nói về phản ứng của truyền thông và dư luận Nhật trong vụ xử lý khủng hoảng con tin bị dọa giết.
Ông Minh cho biết dư luận Nhật nói chung từ thủ tướng cho tới nội các, truyền thông và dân chúng lên cơn sốt và lo lắng và trong tình trạng rất căng thẳng và một số bộ phận phải làm việc 24/24 giờ.
“Một phái đoàn 20 người đại diện hầu hết các tôn giáo đã đến Dinh Thủ tướng yêu cầu cố gắng giúp và một số đền hồi giáo ở đây với đa số là người Trung Đông cũng cầu nguyện cho anh Goto được bình an.”
Tin mới nhận cho hay Jordan đồng ý trao đổi một tử tù Iraq ở Jordan cho một phi công Jordan bị IS bắt giữ. Thông cáo của người phát ngôn chính phủ Jordan không đề cập tới Kenji Goto, nhà báo người Nhật bị IS bắt làm con tin.
Phản hồi trước câu hỏi về thực tế rằng trong công chúng Nhật cũng bị chia rẽ bởi có những y kiến nói chính các con tin Nhật đã được cảnh báo Syria là nơi nguy hiểm nhưng họ vẫn cứ tới, ông Minh bình luận:
“Trong Đệ nhị Thế chiến, người Nhật coi thường cái chết nhưng sau đó thì họ coi cuộc đời chỉ có một mạng sống nên không thể phí phạm.
“Thành ra bình thường người Nhật tránh né, nhưng một số người Nhật, đặc biệt là giới truyền thông họ cũng rất can đảm trong nhiều biến động trên thế giới và nhiều phóng viên bị bắt cóc, bị bắn hoặc từng bị giết nhưng họ vẫn cứ mạo hiểm vì công việc.
“Ông Haruna Yukawa là một người làm ăn thất bại và tính đổi đời. Ông tính qua Syria mà làm nhà thầu quân sự mà chẳng có chút kinh nghiệm gì. Trong khi đó nhà báo Goto lại có nhiều kinh nghiệm và có máu k‎ý giả nên tìm người bạn mình quen biết là Yukawa.
“Trước khi nhà báo Goto đi từ Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria thì cũng đã ‎y thức được mức độ nguy hiểm và đã thu hình video và thẻ báo chí và nói rõ rằng tôi đi và nếu có chuyện gì xảy ra thì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm và không trách ai và đổ lỗi cho người Syria.
“Khi anh đi cùng với hướng dẫn viên địa phương vào vùng của IS thì hướng dẫn viên từ chối tham gia và anh Goto tự đi và rồi bị bắt", ông Minh cho biết thêm.
"Hèn hạ"
Thủ tướng Shinzo Abe vào hôm 28/01 lên án đe dọa "hèn hạ" của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và nói Nhật đang tìm cách giải thoát con tin Kenji Goto.
Trong video mới tung ra, IS dọa giết ông Goto và một phi công người Jordan trong 24 tiếng đồng hồ tới nếu như Jordan không trả tự do cho một phụ nữ Iraq hiện sắp bị tử hình.
Ông Abe nói Nhật Bản và Jordan đang hợp tác để cứu hai con tin.
Hôm Chủ nhật 25/1, IS tuyên bố đã xử trảm một người Nhật khác, ông Haruna Yukawa. Tổ chức này đòi 200 triệu đôla tiền chuộc.
Trưa thứ Ba 27/1, IS công bố video mới trong đó có giọng một người nói ông Goto "chỉ còn 24 tiếng đồng hồ" để sống và con tin Jordan Mu'ath al-Kaseasbeh "còn ít hơn" nếu như Jordan không thả bà Sajida al-Rishawi.
Bà al-Rishawi là dân quân al-Qaeda bị Jordan khép án tử hình vì liên quan vụ tấn công hồi năm 2005 làm 60 người chết.
Tối thứ Ba, hàng trăm người ủng hộ và thân nhân của con tin Jordan đã tổ chức biểu tình bên ngoài văn phòng thủ tướng tại thủ đô Amman, đòi ông thỏa mãn yêu cầu của IS.
Cha của con tin, Safi al-Kaseasbeh, nói với hãng Associated Press: "Sự an toàn của Mu'ath đồng nghĩa với sự bình ổn của Jordan, và cái chết của Mu'ath cũng có nghĩa Jordan sẽ hỗn loạn."
Phi công này đã bị bắt khi máy bay của ông rớt xuống khu vực do IS kiểm soát hồi tháng 12.

'Áp lực xã hội'

Phát biểu trước các phóng viên trước khi họp nội các sáng thứ Tư 28/1, ông Abe nói ông kinh tởm vì các băng video "vô cùng hèn hạ" của IS và chính phủ Nhật đã đề nghị Jordan hợp tác.
Ông kêu gọi các bộ trưởng "có tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho công dân Nhật ở trong nước và nước ngoài".
Kenji Goto, 47 tuổi, là một nhà báo tự do và nhà làm phim tài liệu có tên tuổi. Ông đã tới Syria hồi tháng 10, được tin là nhằm giải cứu cho ông Haruna Yukawa.
Một video xuất hiện hôm Chủ nhật cho thấy ông Goto đang cầm một bức ảnh, trông như chụp thi thể ông Yukawa.
Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes ở Tokyo nói dân chúng Nhật đang ngày càng ủng hộ chính phủ làm tất cả những gì có thể để ông Goto được về nhà.
Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu Jordan có đồng ý trao đổi con tin hay không. Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Yasuhide Nakayama hiện đang có mặt ở Amman để thương lượng với giới chức Jordan.
Phóng viên của chúng tôi cho hay đã có chút ít lạc quan về một thỏa thuận, thế nhưng đe dọa mới nhất của IS cho thấy hai bên không còn nhiều thời gian nữa.

 

Jordan đồng ý trao đổi con tin với IS 

Mẹ của phi công người Jordan Mu'ath al-Kaseasbeh cầm ảnh con trai bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ ở Amman, ngày 27/1/2015.
Mẹ của phi công người Jordan Mu'ath al-Kaseasbeh cầm ảnh con trai bị Nhà nước Hồi giáo bắt giữ ở Amman, ngày 27/1/2015.
 

Tin liên hệ

IS lập lại đe dọa đối với con tin người Nhật và Jordan

Các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi giáo dọa sẽ giết một con tin người Nhật và một con tin người Jordan trong 24 giờ
 
Theo VOA
Bộ trưởng thông tin Jordan nói rằng chính phủ sẵn sàng thả một tù nhân là nghi can khủng bố để đổi lại một phi công Jordan bị các phần tử cực đoan Nhà nước Hồi giáo bắt làm con tin.
Bộ trưởng Mohammad al-Momani đưa ra thông báo này trên đài truyền hình nhà nước hôm thứ Tư, trong lúc thời hạn chót mà con tin có thể sẽ bị hành quyết đang gần kề.
Ông al-Momani nói rằng nếu Trung úy phi công Mu'ath al-Kaseasbeh được thả ra không bị thương tổn gì, Jordan sẽ phóng thích Sajida al-Rishawi, một nữ tù nhân người Iraq bị kết tội tham gia một vụ tấn công khủng bố năm 2005, giết chết 60 người ở thủ đô Amman của Jordan.
Bộ trưởng al-Momani không đề cập đến một con tin thứ hai, nhà báo Kenji Goto người Nhật, cũng bị đe dọa hành quyết.  Nhật Bản đã đề nghị Jordan giúp để giải cứu ông Goto.
Mẹ của ông Goto cầu xin cho con bà được thả ra hôm thứ Tư.

Bà đã công khai đọc yêu cầu trực tiếp xin Thủ tướng Shinzo Abe làm “mọi việc có thể trong khả năng của ông” để con trai bà được tự do. Bà nói con trai bà không phải là kẻ thù của Hồi giáo.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện