David Kilgour: Tinh thần thượng tôn pháp luật và Biển Đông

David Kilgour: Tinh thần thượng tôn pháp luật và Biển Đông
Tác giả: David Kilgour | Dịch giả: Phạm Duy 30.7.2016
Cung điện Hòa bình (Peace Palace) ở La Hay Hà Lan, trụ sở của Tòa án Công lý Quốc tế. (ICJ, Public Domain)
Hồi đầu tháng này, một quyết định được chờ đợi từ lâu, đã được tòa trọng tài quốc tế ở La Hay (the Hague) nhất trí đưa ra, rằng không có cơ sở pháp lý cho “đường chín đoạn” của Bắc Kinh, yêu sách chủ quyền hầu như đối với toàn bộ Biển Đông (tên quốc tế South China Sea) bằng việc lờ đi các vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng (bao gồm Philippines, Indonesia, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, và Singapore) đã được khẳng định theo Công ước năm 1996 của Liên Hợp quốc về Luật biển.
Các thẩm phán đã ra phán quyết rằng bất cứ quyền lịch sử nào mà Trung Quốc có thể đã có, đều không vượt quá các khu vực [có bán kính] 200 hải lý (370 km) được thiết lập theo hiệp ước của Liên Hợp Quốc. Bằng việc phê chuẩn hiệp ước, đảng-nhà nước ở Bắc Kinh đã chấp nhận thẩm quyền của tòa án. Do đó, nỗ lực của Bắc Kinh nuốt lời những cam kết của mình đối với những xử lý tranh chấp có tình ràng buộc một thập kỷ sau đó, là không có giá trị và vô hiệu trong luật pháp quốc tế.
Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn tiếp tục khẳng định quyền sở hữu lên đến 90% vùng biển, dựa trên các bản đồ cổ xưa. Trung tâm của tranh chấp là một chuỗi các hòn đảo cằn cỗi ở 2 quần đảo, bao gồm quần đảo Trường Sa, ở ngoài khơi bờ biển của Philippines. Tòa trọng tài cho rằng quần đảo Trường Sa, với yêu sách chủ quyền của Philippines, Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Brunei, chỉ là “các dãy đá ngầm” hoặc “dãy đá với độ cao thủy triều thấp, không có hiện trạng lãnh thổ”, ở đó không thể duy trì sự sống của con người, và vì vậy nó không phải là những vùng [đặc quyền] kinh tế theo Luật biển.
Thời báo Tài chính (Financial Times) đưa tin rằng tháng 3 vừa qua, Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu quân đội Trung Quốc vẫn tiếp tục khai hoang, cải tạo trên Bãi cạn Scarborough (cách xa gần 125 hải lý tới bờ biển của Philippines – một nước đồng minh trong Hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ). Sau đó, Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu tuần tra tích cực hơn [ở Biển Đông]. Ngay sau phán quyết của tòa trọng tài, Bắc Kinh đã cảnh báo các quốc gia khác không được thách thức những yêu sách, mà bây giờ không có cơ sở pháp lý, của họ ở Biển Đông, và Bắc Kinh nói rằng họ sẽ thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của mình ở vùng biển này.
Tổng thống Barack Obama đã cảnh báo về những hậu quả nghiêm trọng nếu quân đội Trung Quốc tiếp tục khai hoang, cải tạo trên bãi cạn Scarborough.
Trước đó, Bắc Kinh được cho là đang cân nhắc tuyên bố một Vùng Nhận diện Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Điều này đòi hỏi tất cả các máy bay nước ngoài trước tiên phải nhận diện bản thân, và sau đó phải xin phép Trung Quốc để sử dụng vùng trời. Vào đầu tháng 7, Trung Quốc đã tiến hành cuộc tập trận hải quân và không quân trong khu vực. Tòa trọng tài Thường trực giờ đã ra phán quyết dứt khoát rằng, Trung Quốc “không có quyền lịch sử” đối với vùng biển tranh chấp, giàu tài nguyên này, là nơi đã trở thành những tuyến đường hàng hải quan trọng, trung tâm của nền kinh tế toàn cầu, với giá trị giao dịch thương mại qua đó là hơn 5 ngàn tỷ USD mỗi năm.
Các phương tiện truyền thông của đảng-nhà nước Trung Quốc đầu tiên đã phớt lờ phán quyết, kỳ dị gọi nó là “một trò hề” và là một âm mưu của Mỹ. Ngay trước khi phán quyết được công bố, hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho biết các máy bay dân sự của Trung Quốc đã thực hiện thành công những thử nghiệm tại 2 sân bay mới được xây dựng trên Quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh đang xây dựng các đảo nhỏ nhân tạo ở đó để tổ chức thành các sân bay nhỏ cho quân đội sử dụng.
Mỹ đã thường xuyên gửi các tàu chiến và máy bay trinh sát, xuyên qua [khu vực] “đường chín đoạn” mà Bắc Kinh tuyên bố là ranh giới biển của mình, qua đó nhằm nhấn mạnh cam kết [của Mỹ, duy trì] tự do hàng hải. Khu vực [Biển Đông] cũng là nơi đánh bắt một phần mười lượng cá của thế giới, và đáy biển của nó cũng được cho là chứa gần 10 tỷ thùng dầu và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên.
Phán quyết được dự đoán là mất toàn bộ 3 năm [để được đưa ra]. Ban đầu, Philippines tìm kiếm một quyết định [của tòa trọng tài] sau khi các tàu Trung Quốc liên tục ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận một khu đất nổi gọi là bãi cạn Scarborough, ở phía tây hòn đảo Luzon của Philippines. Tòa trọng tài phán quyết rằng, mặc dù họ không ở vị thế đưa ra phán quyết về vấn đề ai là người đã có chủ quyền đối với bãi cạn, họ có thể phán quyết rằng Trung Quốc đã “vi phạm nghĩa vụ của mình, tôn trọng các quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines” khi ngăn cản ngư dân tiếp cận khu vực có nguồn thủy sản phong phú, xung quanh bãi cạn Scarborough.
Tòa trọng tài đã bổ sung rằng Trung Quốc cũng đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường rạn san hô như đảo Đá Vành Khăn khi nạo vét đáy biển để xây dựng đảo nhân tạo. Với việc làm như vậy, Bắc Kinh đã vi phạm cam kết chính thức của mình trong việc bảo vệ những hệ sinh thái biển mỏng manh.
Tờ báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đã gọi phán quyết là “một sự vi phạm tàn bạo”, có thể làm gia tăng căng thẳng quân sự, nhưng một cách hợp lý hơn liên quan đến pháp quyền quốc tế, nó cũng có thể khuyến khích các nước khác ở Đông Nam Á tìm kiếm các phán quyết về tranh chấp lãnh thổ của riêng họ với Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc cũng có thể tiếp tục khẳng định quyền sở hữu bất chấp thực tế rằng tòa trọng tài quốc tế đã giáng một đòn mạnh vào yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông.
Mặc dù tuyên bố của Bắc Kinh rằng chính phủ các nước khác là đứng về phía họ, [nhưng] các nước đã đưa ra ý kiến cho đến nay, đều kêu gọi tất cả các bên tôn trọng phán quyết [của tòa trọng tài]. Không ai có vẻ đồng ý với Bắc Kinh rằng tòa trọng tài là bất hợp pháp. Đảng-nhà nước Trung Quốc đang phớt lờ tinh thần thượng tôn pháp luật, tính pháp quyền tại nước mình, nhưng sẽ tự gây tổn hại cho chính họ, thậm chí còn nặng nề hơn nhiều bằng cách chỉ ra rằng họ coi mình là đứng trên luật pháp quốc tế.
David Kilgour
David Kilgour, một luật sư, đã từng phục vụ tại Hạ viện Canada trong gần 27 năm. Trong nội các của [thủ tướng] Jean Chretien, ông là Quốc vụ khanh (Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh) và là Quốc vụ khanh (Châu Á – Thái bình Dương). Ông là tác giả của một vài cuốn sách và là đồng tác giả cùng với David Matas của cuốn “Thu hoạch đẫm máu: Sát hại học viên Pháp luân công để lấy nội tạng”. (Ghi thêm: Ông cũng từng là Ủy viên Danh Dự và Chủ tịch Phân bộ Canada của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do do Cố Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập vào năm 1986)
Quan điểm thể hiện trong bài viết này là những ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.
http://vietdaikynguyen.com/v3/106407-tinh-thuong-ton-phap-luat-va-bien-dong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?