Chuyển đến nội dung chính

Thông báo tập trận hải quân của hai siêu cường quốc Âu Á ở Biển Đông

Đại Kỷ Nguyên

Ngay sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague ra phán quyết chống lại Bắc Kinh trong một vụ kiện của Philippines trên Biển Đông, Nga và Trung Quốc đã thông báo sẽ tiến hành một cuộc tập trận hải quân trong vùng biển tranh chấp. Bắc Kinh đã bác bỏ quyết định của Tòa Trọng tài, thúc đẩy thêm căng thẳng trong khu vực.
Tàu chiến Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)
Tàu chiến Trung Quốc. (Ảnh chụp màn hình)
Hôm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã thông báo Trung Quốc và Nga sẽ tiến hành một cuộc tập trận hải quân “thường kỳ” ở Biển Đông trong tháng 9, nhằm tăng cường hợp tác giữa hai nước và không chống lại bất kỳ nước nào khác.
Cuộc tập trận diễn ra vào một thời điểm căng thẳng tăng rất cao trong vùng biển tranh chấp, đặc biệt là sau khi Tòa Trọng tài ở The Hague đã ra phán quyết trong tháng này rằng Bắc Kinh không có bất cứ một quyền lịch sử nào ở Biển Đông, đồng thời đã chỉ trích chính quyền Trung Quốc hủy hoại môi trường trong khu vực này.
Trung Quốc đã bác bỏ phán quyết của Tòa và từ chối tham dự vụ kiện này. Về các tàu tuần tra khu vực, Bắc Kinh tuyên bố:
“Là một cuộc tập trận thường kỳ giữa hai quân đội, nhằm tăng cường phát triển quan hệ đối tác chiến lược Trung-Nga”, Dương Vũ Quân (Yang Yujun), phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, tại một cuộc họp báo hàng tháng.
Trung Quốc và Nga có quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và họ đồng quan điểm về nhiều vấn đề quan trọng như cuộc chiến ở Syria, điều khiến cả hai ở phía đối lập với Mỹ và Tây Âu.
Trong năm 2015, hai nước đã tổ chức diễn tập quân sự chung tại biển Nhật Bản và Địa Trung Hải.
Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở phần lớn Biển Đông, một tuyến thương mại châu Á quan trọng, với lượng hàng hóa vận chuyển qua hàng năm đạt giá trị 5 nghìn tỷ đô la. Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền một phần ở khu vực này.
Đã nhiều lần Trung Quốc đổ lỗi cho Mỹ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực bằng các cuộc tuần tra quân sự và không “khách quan” trong vụ tranh chấp này, nhưng lại im lặng trước thực tế  Mỹ có các thỏa thuận hỗ trợ quân sự với một số quốc gia tham gia vào cuộc xung đột .
Các quan chức Mỹ lo ngại Bắc Kinh có thể phản ứng với quyết định của Tòa ở The Hague bằng cách tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không ở Biển Đông, như họ đã làm ở Biển Hoa Đông vào năm 2013 – hay tăng cường các hoạt động xây dựng và củng cố các đảo nhân tạo.
Nga đã ủng hộ mạnh mẽ lập trường  của Trung Quốc trong vụ Tòa Trọng tài, vụ do Philippines đã khởi kiện đưa Trung Quốc ra trước Tòa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?