Chuyển đến nội dung chính

Ủy viên Liên minh châu Âu (EU): hệ thống có thể sụp đổ trong 10 ngày

Tác giả: Andrei Popescu | Dịch giả: Kim Xuân

Tình hình EU đang trở nên căng thẳng hơn vì sự chia rẽ giữa các quốc gia thành viên liên quan đến cuộc khủng hoảng người tị nạn. Ủy viên về vấn đề nhập cư châu Âu đã cảnh báo khối có thể sụp đổ trong vòng chưa đầy hai tuần nữa nếu không đạt được một kế hoạch hành động chung.
Người tị nạn trên tuyến đường Balcan. (Ảnh chụp)
Người tị nạn trên tuyến đường Balcan. (Ảnh chụp màn hình)
Thủ tướng Na Uy Erna Solberg không muốn né tránh trách nhiệm của nước mình đã được quy định trong Công ước Geneva và không muốn vi phạm nhân quyền, nhưng vẫn sẽ hành động nếu cần thiết.
“Đây là một đề nghị trong trường hợp bất khả kháng, nếu tất cả mọi thứ sụp đổ”, Solberg nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn với Berlingske, khi mô tả các biện pháp mới mà bà tin rằng Nauy cần phải thông qua trong trường hợp Thụy Điển sụp đổ dưới gánh nặng của dòng người tị nạn liên tục đổ về.
Solberg đã thực sự sẵn sàng để bắt tất cả mọi người (tị nạn) phải quay trở lại và đóng cửa biên giới nếu tình hình tồi tệ hơn và nếu châu Âu sẽ ở trong tình trạng không điều hành được luật pháp.
Quảng cáo
Hôm thứ Năm, Ủy viên về vấn đề nhập cư EU Dimitris Avramopoulos đã cảnh báo khối châu Âu chỉ còn 10 ngày để thực hiện một kế hoạch mà sẽ mang lại “những kết quả hữu hình và rõ ràng” hoặc “toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ hoàn toàn”.
Avramopoulos cũng cảnh báo một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Hy Lạp và các nước vùng Balcan đang “rất gần”, và các quyết định của một số nước châu Âu áp dụng các biện pháp đặc biệt và riêng lẻ để hạn chế dòng người nhập cư thực sự làm trầm trọng thêm vấn đề, theo website Zero Hedge.
“Chúng ta không thể tiếp tục áp dụng các biện pháp đơn phương, song phương hoặc ba bên; những hậu quả đầu tiên và những tác động tiêu cực đã có thể nhìn thấy”, ông cho biết. “Chúng ta có một trách nhiệm chung – tất cả chúng ta – với các quốc gia láng giềng, cả bên trong EU cũng như bên ngoài khối, và với cả những con người đang tuyệt vọng”.
“Những hậu quả tiêu cực” của các hành động đơn phương, mà Avramopoulos đề cập đến là hàng ngàn người di cư bị mắc kẹt dọc theo tuyến đường Balcan. Những điểm kẹt trên tuyến đường này là một loạt các hàng rào biên giới đã được nhiều quốc gia châu Âu dựng lên trong 6 tháng qua. Một vấn đề khác là tăng cường kiểm soát biên giới. Vì vậy, một số nhà phân tích tin rằng chúng ta đang chứng kiến ​​sự bắt đầu sụp đổ của khu vực Schengen trong Liên minh châu Âu.
“Bảy quốc gia châu Âu đã áp dụng lại sự kiểm soát biên giới trong khu vực Schengen, tăng áp lực mạnh mẽ đối với Hy Lạp, trong khi nước này không thể kiểm soát được nữa làn sóng người nhập cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng đến tuyến đường Balcan”, theo Reuters.
“Hy Lạp sẽ không chấp nhận những hành động đơn phương. Nhưng Hy Lạp có thể áp dụng các biện pháp đơn phương”, Bộ trưởng về vấn đề nhập cư Hy Lạp Yannis Mouzalas cho biết hôm qua. “Hy Lạp sẽ không chấp nhận để trở thành một Liban của châu Âu, một nhà kho chất chứa các linh hồn, thậm chí nếu điều này sẽ được thực hiện với kinh phí khổng lồ từ EU”. Đồng thời, cũng hôm thứ Năm, Hy Lạp đã triệu hồi đại sứ của mình ở Áo.
Ngày 7 tháng 3, các quan chức EU sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh với Thổ Nhĩ Kỳ để yêu cầu sự tham gia đầy đủ của Ankara nếu muốn làm giảm đáng kể lượng người tị nạn đến Tây Âu.
Những tài liệu vừa được tiết lộ cho thấy Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cơ bản là đang tống tiền châu Âu. “Chúng tôi có thể mở cửa cho Hy Lạp và Bulgaria bất cứ lúc nào. Chúng tôi có thể đưa họ lên xe buýt [những người di cư]”, trích dẫn những tuyên bố của Erdogan trong một cuộc hội thảo được tổ chức tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Antalya vào ngày 16 tháng 11 năm 2015, với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean- Claude Junker.
Bên cạnh bảy quốc gia châu Âu đã thiết lập lại kiểm soát hải quan, các nước khác đã hứa sẽ làm như vậy nếu các ông Erdogan và Tsipras không thể tìm thấy một phương cách khả dĩ để cho thấy có sự tiến bộ trong việc bảo vệ biên giới bên ngoài của khối.
Các quan chức lo ngại mùa xuân đến sẽ làm gia tăng lượng người di cư đang cố gắng để đến được châu Âu. Hôm thứ Tư, Thủ tướng Hungari Viktor Orban đã kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về hệ thống hạn ngạch do EU đề xuất để tái phân bố người di cư. Đây chỉ là vấn đề thời gian trước khi các nước khác cũng sẽ có những cuộc bỏ phiếu toàn dân tương tự.
Có lẽ Jean Asselborn, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg, đã phát biểu đúng nhất: “Triển vọng ảm đạm. Chúng ta không còn có chính sách. Chúng ta đang hướng đến tình trạng hỗn loạn”.
Cuối cùng, có thể Thủ tướng Na Uy Erna Solberg đã đúng phải không?

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện