CUỘC CHIẾN SINH TỬ
Vũ Linh
30/05/2017
Thế giới truyền thông dòng chính (TTDC) sôi sục vì vụ điều tra Nga đã can dự như thế nào vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Trong thời gian mấy tháng qua, mở bất cứ tờ báo nào, hay xem bất cứ tin tức trên đài TV nào, thì cũng đều thấy những cái tít khổng lồ về chuyện điều tra này. Kèm theo không biết cơ man nào những lời bàn ngoài lề của hàng trăm, hàng ngàn Mao Tôn Cương, bất kể đúng hay sai, bất kể biết chuyện hay không biết chuyện. Ta thử nhìn lại diễn biến câu chuyện vô lý này.
Tháng Sáu năm ngoái, ngay khi hai chính đảng chuẩn bị họp đại hội tuyển lựa ca sĩ đại diện ra tranh cử tổng thống thì bất thình lình, Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC la hoảng “Nga đã thâm nhập vào hệ thống emails của Ủy Ban”. Không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào nên chẳng ai hiểu thực sự Nga đã làm gì, có tác động như thế nào vào cuộc bầu cử. Ít lâu sau, Wikileaks xì ra cho báo chí hàng chục ngàn emails của Ủy Ban. Tốt, xấu, đủ loại.
Đảng DC mau mắn tố Nga là thủ phạm lấy tin, đưa cho Wikileaks để hại bà Hillary. Vẫn không bằng chứng. Cả Nga lẫn Wikileaks đều cải chính. Không ai biết gì hơn. Chuyện ghê gớm quá, cần phải điều tra? Không, lạ lùng thay, chính quyền Obama, kể cả các cơ quan trực thuộc như FBI, CIA, NSA, im ru bà rù, không điều tra gì ráo, cho dù khi đó TT Obama và tất cả quan chức của ông đều vẫn còn ăn lương đầy đủ, tức là vẫn còn job, còn trách nhiệm điều tra và bắt những kẻ gian khi chuyện gian trá xẩy ra. Tại sao? Vì hai lý do: không muốn làm khó Nga quá, sau này bà tổng thống Hillary sẽ khó nói chuyện với Putin, và không muốn có điều tra quy mô vì sợ khui lại vụ emails riêng của bà Hillary xem Nga có thâm nhập vào đó không. Rồi câu chuyện chìm xuồng.
Báo Washington Post đặt câu hỏi tại sao bây giờ vụ Nga can thiệp lại nổ đùng lại? Rồi cũng chính WaPo trả lời: vì tất cả những đổ thừa khác để diễn giải cái thất bại của bà Hillary đều vô hiệu, chẳng ai để ý, trong khi việc tố Nga can dự thu được nhiều chú ý hơn. Nói trắng ra, câu chuyện Nga can dự tự nó chẳng có ý nghiã hay hậu quả gì, chẳng có gì đáng nói, cho đến khi bà Hillary thất cử, vì đó là cái cớ duy nhất còn lại với ít căn bản để giải thích việc bà Hillary thất bại. Do đó, cần phải tiếp tục khai thác lá bài này, bất cần bằng chứng. Chính trị khác xa với luật pháp vì chính trị không bao giờ cần bằng chứng.
Mà ngay cả câu chuyện Nga can dự cách nào cũng du di theo thời gian, tùy theo cái điểm nào ăn khách đáng tin, điểm nào không ăn khách đáng ngờ.
Mới đầu thì tố Nga giúp gian lận phiếu, có thể sửa máy bầu cử. Nhưng sau khi biết mấy chục ngàn máy bầu cử Mỹ không có kết nối vào trang mạng, do đó Putin từ Mạc Tư Khoa không thể điều khiển máy được thì cái lý này chìm xuồng.
Quay qua tố Putin chui vào các hệ thống emails của DC để lấy tin bất lợi cho bà Hillary xì ra cho thiên hạ, khiến bà mất hậu thuẫn. Khi không chứng minh được quan hệ giữa Putin và Wikileaks thì câu chuyện lại phải đổi hướng.
Chuyển qua tố quan hệ đặc biệt giữa Trump và Putin, đại khái Putin giúp đưa Trump vào Toà Bạch Ốc để Trump làm con rối của Putin để điều khiển cả nước Mỹ theo lệnh của Putin. Các giao dịch giữa doanh gia Trump với tài phiệt Nga từ mấy chục năm trước bị bới ra, coi như bằng chứng quan hệ đặc biệt giữa Trump và Mafia Nga do Putin lãnh đạo. Cái mà lập luận “quên” nhắc tới, là Trump có quan hệ kinh doanh với hơn hai tá quốc gia trên thế giới, qua gần 150 công ty, chứ không phải chỉ có quan hệ với Nga. Như vậy cũng hơi khó để tìm hiểu xem Trump là con rối của nước nào.
Sau khi TT Trump đánh bom Syria, là con đẻ của Putin, lại phải đổi hướng. Lôi ra quan hệ giữa Putin và đám cận thần của TT Trump. Vừa rớ vào thì được tặng ngay món quà vĩ đại: TT Trump cất chức tướng Flynn vì ông này nói láo với PTT Pence về việc ông đi gặp đại sứ Nga. Trúng số Power Ball! Bằng chứng cụ thể nhất Trump móc nối với Putin qua các đệ tử của cả hai ông.
Bây giờ, ta giả dụ là tướng Flynn thực sự đại diện cho ông Trump đi gặp đại sứ Nga, thông đồng chuyện gì đó. Thế thì sao? Trong luật bầu cử Mỹ, có một điều khoản ghi rõ tuyệt đối cấm các ứng viên chính trị nhận tiền yểm trợ vận động từ ngoài nước. Cho đến nay, chưa có một tin nào nói Trump đã nhận tiền của Nga, trực tiếp hay gián tiếp. Người nhận tiền –bạc triệu- từ ngoại quốc chính là bà Hillary qua cái Quỹ Clinton Foundation. Chỉ những người ngu ngơ nhất hay phe đảng nhất mới nghĩ những bạc triệu này thực sự là tiền các tay độc tài khát máu trên thế giới giúp ông bà Clinton làm chuyện phước thiện, không dính dáng gì đến việc giúp bà thành tổng thống để sau này được nhờ.
Ngoài việc cấm nhận tiền thì luật Mỹ không ghi gì khác. “Nói chuyện” hay cho là “thông đồng” gì gì đi nữa thì cũng vẫn không là một tội hình sự đáng bị bắt hay trừng phạt gì. Không có luật nào cấm các ứng viên hay phụ tá có quyền liên lạc với một chính khách nước ngoài để xin giúp đỡ khi còn đang vận động tranh cử. Ứng viên Obama khi đang vận động tranh cử năm 2008 đã liên lạc và điều đình với chính quyền Đức để cho ông được đi đọc diễn văn tranh cử trước bức tường Bá Linh, mang hình ảnh cả chục ngàn dân Âu Châu ủng hộ ông để kiếm hậu thuẫn tranh cử trong nước, phá bớt hình ảnh một anh tổ chức cộng đồng địa phương lờ mờ.
Đó có phải là những móc nối để một chính quyền ngoại quốc giúp thắng cử không? Không một ai khiếu nại việc chính quyền Đức giúp Obama hết. Tại sao ông Obama vẫn làm tổng thống mà không mất job vì những quan hệ này? Vì chẳng có gì là phạm pháp hết. Tất cả đều là kỹ thuật tranh cử bình thường, như GS Hiến Pháp thiên tả Dershowitz đã phân tích rõ rệt, nhưng với TT Trump, TTDC bóp méo thành một xì-căng-đan vi phạm đủ thứ luật, không khác gì Watergate.
Theo bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein và ông Adam Schiff, hai lãnh tụ khối DC trong tiểu ban An Ninh của Thượng Viện và Hạ Viện, bất kể những tố cáo tràn ngập trên báo chí, cả hai đều chưa thấy có bất cứ bằng chứng nào là đã có sự thông đồng bất chính giữa Trump và Putin.
Mà nếu không phải là phạm tội gì thì điều tra chuyện gì? Để làm gì? Nhất là khi DC biết không có lý do pháp lý để lột chức, mà cho dù lột chức được thì cũng sẽ là đại hoạ cho DC. TT Trump bị lột chức và PTT Pence lên thay thế, bảo đảm sẽ là món quà lớn nhất DC có thể tặng cho CH, khiến CH đoàn kết lại sau lưng một tổng thống ít gây tranh cãi, DC và TTDC sẽ hết chuyện để đánh và sẽ tự diệt. Hy vọng hạ Trump năm 2020 chiếm lại Toà Bạch Ốc cũng thành mây khói.
Câu trả lời kẻ này xin tạm đưa ra: điều tra xem Nga đã làm gì, không phải để kết tội hay đàn hặc TT Trump đâu, chỉ là để trước hết gây khó khăn, tai tiếng cho Trump, sau đó để hy vọng tìm ra một móc nối nào đó, một cái bằng cớ Nga can thiệp giúp giải thích cái thua đau của bà Hillary. Giải an ủi.
Có một chuyện thật sự đáng và cần điều tra: đó là những tin bí mật trong hậu trường đang bị xì ra cho TTDC để làm khó dễ chính quyền Trump.
Chưa khi nào trong lịch sử chính trị Mỹ lại có chuyện tin hậu trường bị xì ra kiểu thác lũ như hiện nay. Lẫn lộn trong khối tin bị xì là tin thật, tin giả, tin dựng đứng, tin diễn giải, tin bóp méo, tin phóng đại, tin bí mật an ninh quốc gia, tin với hậu quả chết người, tin diễu dở,... Danh sách quá dài cho khuôn khổ bài báo này. Hình như đám quan chức còn sót lại của chính quyền Obama chỉ còn là một nhóm người bất mãn, tìm mọi cách đánh phá tân chính quyền để bớt tức tưởi vì thua đậm, bất kể quyền lợi quốc gia, bất kể giúp khủng bố, bất kể đe dọa mạng sống người dân, bất kể... tất.
Trong khi đó thì TTDC chộp lấy những tin bị xì ra như hổ đói vì 99,9% những tin bị xì đều bất lợi cho TT Trump, có thể khai thác tối đa để đánh ông ta, bất kể sự thật vì không thể kiểm chứng, và cũng bất kể mọi hậu quả tốt hay xấu. TTDC đã bỏ cái áo “thông tin trung thực” từ lâu rồi, tinh thần trách nhiệm của người cầm bút cũng đã bye-bye lâu rồi, để bây giờ khoác cái áo “bộ đội xung phong” trong cuộc chiến đánh một tổng thống tuy được bầu chính danh và hợp pháp, nhưng không được họ chấp nhận.
Ta nhìn qua vụ thảm sát trẻ con tại Manchester bên Anh mới đây. Qua điều tra sơ khởi, họ nghi ngờ thủ phạm là khủng bố ISIS, nhưng giữ bí mật không loan báo ra cho công chúng, chỉ chia sẻ tin này với các cơ quan an ninh Mỹ và đồng minh NATO. Ngay sau khi an ninh Mỹ nhận được tin của Anh chia sẻ, hai đài CNN và CNBC đã được “thông báo” và mau mắn xì ngay tin “cảnh sát Anh cho biết đây là đánh bom tự sát của ISIS”. Tin chính xác chứ không phải tin phiạ. Nhưng cảnh sát Anh nổi đoá vì cái tin này bị xì ra có tác động bứt giây động rừng, nhóm khủng bố tiếp tay với tên tự sát biết là tông tích bị lộ, lo tẩu thoát hay phá hủy ngay chứng tích. Ngay sau đó, chính phủ Anh loan tin tạm ngưng hợp tác chia sẻ tin tức với tình báo và an ninh Mỹ, trong khi bà thủ tướng Anh chính thức nêu vấn đề với TT Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
Điều này cực kỳ tai hại cho cuộc chiến chung chống khủng bố toàn cầu khi các nước không còn có thể hợp tác, chia sẻ tin tức cho nhau nữa. Chưa kể uy tín của cả nước Mỹ bị vỡ tan từng mảnh. Không ai còn dám tin tưởng, chia sẻ tin bí mật an ninh, hay tin nhạy cảm chính trị nào với Mỹ nữa.
Điểm đáng nói là CNN loan tin chính phủ Anh chấm dứt chia sẻ tin tức tình báo an ninh với Mỹ, tuyệt đối không đả động đến việc chính mình là cơ quan ngôn luận đầu tiên xì tin tối mật này lên đài TV, mà chỉ ghi lại việc New York Times đã đăng hình một cái hộp máy mà cảnh sát Anh nghi ngờ là loại bom được dùng tại Manchester để dẫn chứng việc Mỹ xì tin khiến Anh bực mình, hiển nhiên với hàm ý NYT chính là cơ quan xì tin bí mật. Chẳng những CNN giả dối mà còn không mấy can đảm, mau mắn nhẩy ra xiả tay vào anh đồng chí NYT để chạy tội của chính mình.
Kẻ viết này thiển nghĩ không biết đã đến lúc nước Mỹ này bắt buộc phải ra luật cấm hay giới hạn việc truyền thông xì tin bí mật một cách hoàn toàn vô trách nhiệm, đe dọa đến an ninh quốc gia, hay đe dọa đến mạng sống của người dân hay không. Tự do ngôn luận cần phải chấp nhận một giới hạn để bảo vệ mạng sống của người dân vô tội.
Có thể nào sau vụ này, những quan chức xì tin và TTDC đăng tin sẽ cảm thấy đã đi quá xa, sẽ ngừng xì và đăng tin bí mật nữa không? Kẻ này không tin họ sẽ thay đổi cách hành xử. Trái lại, họ sẽ thấy đây là cách gây khó dễ cho TT Trump hữu hiệu nhất, khiến ông sẽ gặp thất bại tứ phiá, bất kể những hậu quả tai hại như thế nào cho quyền lợi và an ninh nước Mỹ, cho cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Do đó, cần phải tiếp tục.
Cần tiếp tục vì đây là cuộc chiến sinh tử của cái “trục” mới Cấp Tiến-Dân Chủ-TTDC chống TT Trump. TTDC đang bắn tiểu liên, trung liên, đại liên đủ cỡ để hạ TT Trump bằng mọi giá.
Ta nhìn vào cuộc viếng thăm Ả Rập Saud của TT Trump. Đây là cuộc viếng thăm lịch sử với những ý nghiã cũng lịch sử không kém khi lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, một tổng thống phá lệ không chọn hai nước láng giềng Canada hay Mexico, hay các nước đồng minh Âu Châu, mà lại lựa Ả Rập Saud là nước đi viếng thăm đầu tiên.
Thông điệp của TT Trump rất rõ rệt, sinh viên năm thứ nhất đại học Cầu Kho cũng hiểu, chỉ có lãnh tụ khối DC tại Hạ Viện, cụ bà Nancy Pelosi, lên TV than phiền bà không hiểu tại sao TT Trump lại đi Ả Rập Saud, vì theo bà, đa số mấy tên khủng bố vụ 9/11 là dân Ả Rập Saud. Trong khi DC và TTDC chỉ trích TT Trump đồng hoá khủng bố Hồi giáo cực đoan với tất cả dân Hồi giáo, thì bà Pelosi đồng hoá một tá tay khủng bố 9/11 với tất cả dân Ả Rập. Đây là thông điệp của TT Trump:
- Ông coi cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.
- Ông nhìn Ả Rập Saud, người anh cả của thế giới Ả Rập, như là đồng minh cần thiết và quan trọng nhất trong cuộc chiến này.
- Ông cũng muốn gửi một thông điệp quan trọng nhất cho các ông toà cấp tiến tại Mỹ là ông không có “hậu ý” kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo gì hết khi ông ký các sắc luật tạm giới hạn việc nhập cảnh vào Mỹ của dân tỵ nạn vài xứ Ả rập.
Trong khi đó, thông điệp của Ả Rập Saud cũng rõ rệt không kém. Quốc Vương 81 tuổi đích thân tới cầu thang máy bay để nghênh đón TT Trump, rồi sau đó lần đầu tiên trao tặng huân chương cao quý nhất nước cho một tổng thống Mỹ. Chưa hết, quốc vương còn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo với sự tham dự của lãnh đạo 50 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đến họp mặt nghe TT Trump nói chuyện. So sánh như thế nào với sự tiếp rước TT Obama là người đã khom lưng xin lỗi Ả Rập và Hồi giáo?
Ả Rập Saud đã nói rõ họ không coi TT Trump như người kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo, mà trái lại, đã là người đang tìm cách diệt khủng bố Hồi giáo thật sự, giúp bạch hoá uy tín của đạo Hồi đang bị nhóm khủng bố cuồng tín làm hoen ố, cũng như giúp diệt ISIS là nhóm đã giết cả chục ngàn dân Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tại Trung Đông.
Trước những thông điệp quan trọng vậy, TTDC nhìn thấy gì? Nếu quý độc giả nghĩ TTDC sẽ bình loạn về quan hệ Mỹ-Ả Rập, tương lai cuộc chiến chống khủng bố, hòa bình tại Trung Đông, vấn nạn dân tỵ nạn Trung Đông, giá dầu hỏa trên thế giới, Ả Rập đầu tư vào Mỹ giúp cải tiến hệ thống đường xá cầu cống Mỹ, hay bất cứ đề tài quan trọng nào khác, thì quý độc giả đã lầm to. TTDC chỉ nhìn thấy:
- Đệ Nhất Phu Nhân không đội khăn chùm đầu để biểu hiện sự tôn trọng văn hoá và tôn giáo nước chủ nhà. Cái thắt lưng áo đầm lớn quá khổ.
- Đệ Nhất Phu Nhân hai lần quạt tay TT Trump, không chịu nắm tay ông.
- TT Trump tham gia vào việc múa gươm với các lãnh tụ bộ lạc Ả Rập, bị chê là một điệu muá thô bỉ của một đám đàn ông hiếu sát, khinh miệt phụ nữ.
- TT Trump cúi đầu để Quốc Vương Ả Rập choàng huân chương qua đầu (TTDC cho đây cũng chẳng khác gì việc TT Obama cúi gập người trước Quốc Vương Ả Rập trước đây, hai hình ảnh và cử chỉ mà chỉ những người đau mắt nặng mới thấy không có gì khác biệt)
Cái chú ý vào tiểu tiết vớ vẩn đó tiếp tục qua chuyến đi Âu Châu khi TTDC chúi mũi vào chuyện TT Trump bắt tay TT Pháp quá mạnh, TT Pháp bắt tay bà thủ tướng Đức trước (ông Tây nịnh đầm?), TT Trump xô thủ tướng Montenegro, cái áo đắt tiền của bà Melania,…
Việc TTDC xiả tay vào những chi tiết vụn vặt chỉ chứng tỏ một chuyện: chuyến đi đầu tiên của TT Trump đã không có “thảm hoạ” nào để khai thác hết. Trong khi TTDC hò hét đòi đàn hặc thì các nhà lãnh đạo từ Ả Rập đến Âu Châu, kể cả NATO, đều đón tiếp TT Trump một cách trịnh trọng và vồn vã gấp bội khi đón TT Obama.
Thật ra, thái độ chống đối của TTDC, cho dù đến mức nhỏ nhen nhất cũng không có gì đáng ngạc nhiên, mà chuyện đáng nói tuần này là CNN –vâng quý độc giả không đọc lộn đâu: CNN!- cho đăng một bài ca tụng TT Trump đã dám làm chuyện TT Obama trước đây không dám làm: thẳng thắn đặt sách lược chống khủng bố Hồi giáo cực đoan với lãnh đạo xứ Ả Rập Hồi giáo mà không khom lưng xin lỗi chuyện gì hết.
Cần nhìn cho rõ: đây không phải là bài xã luận của CNN đâu. CNN chỉ là cho phép một nhà báo bảo thủ người Anh, Timothy Stanley, viết bài này và đăng trong mục Opinions, là mục ý kiến của độc giả và những nhà báo ngoài hệ thống CNN, để nói cho rõ đây không phải là ý kiến của CNN. Dù sao, thì đó cũng là một cuộc cách mạng không đổ máu vĩ đại nhất của CNN. Có lẽ tại vì đã đọc bài nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy CNN được hân hạnh đứng đầu trong nhóm truyền thông phe đảng nhắm mắt chống TT Trump với 93% các bài viết tiêu cực chống TT Trump. Một cố gắng phi thường của CNN để chứng minh mình cũng... công bằng, chưa chống TT Trump tới 100%, năm thì mười họa cũng ngừng tay, không đánh Trump.
Cái đau đầu cho đảng CH, cho nội các, cho ông phát ngôn viên xấu số Sean Spicer là tất cả những tấn công chống TT Trump lại được chính ông giúp thổi phồng lên qua cái tính khí và khẩu nghiệp của ông. TT Trump là một chính trị gia không giống bất cứ chính trị gia nào. Ông là người bốc đồng, coi trời bằng vung, luôn phản đòn, ăn nói vung vít, bất cần phải đạo chính trị, không có cái tài “nói láo với một vẻ rất thành thật” như Clinton (I never had sex with that woman!), hay dẻo mép nhún nhường, vuốt ve xin lỗi tám phương tứ hướng như Obama, hay xuề xòa thân thiện như Bush con, cũng chẳng có cái cười quyến rũ của Reagan.
Ông đắc cử một phần nhờ cách xử thế không giả dối, không gượng ép đó, nhưng nếu cái ngông đó có ngày giết ông thì cũng không phải là chuyện lạ. (28-05-17)
Vũ Linh
30/05/2017
Thế giới truyền thông dòng chính (TTDC) sôi sục vì vụ điều tra Nga đã can dự như thế nào vào cuộc bầu cử tổng thống vừa qua. Trong thời gian mấy tháng qua, mở bất cứ tờ báo nào, hay xem bất cứ tin tức trên đài TV nào, thì cũng đều thấy những cái tít khổng lồ về chuyện điều tra này. Kèm theo không biết cơ man nào những lời bàn ngoài lề của hàng trăm, hàng ngàn Mao Tôn Cương, bất kể đúng hay sai, bất kể biết chuyện hay không biết chuyện. Ta thử nhìn lại diễn biến câu chuyện vô lý này.
Tháng Sáu năm ngoái, ngay khi hai chính đảng chuẩn bị họp đại hội tuyển lựa ca sĩ đại diện ra tranh cử tổng thống thì bất thình lình, Ủy Ban Quốc Gia của đảng DC la hoảng “Nga đã thâm nhập vào hệ thống emails của Ủy Ban”. Không đưa ra bất cứ bằng chứng cụ thể nào nên chẳng ai hiểu thực sự Nga đã làm gì, có tác động như thế nào vào cuộc bầu cử. Ít lâu sau, Wikileaks xì ra cho báo chí hàng chục ngàn emails của Ủy Ban. Tốt, xấu, đủ loại.
Đảng DC mau mắn tố Nga là thủ phạm lấy tin, đưa cho Wikileaks để hại bà Hillary. Vẫn không bằng chứng. Cả Nga lẫn Wikileaks đều cải chính. Không ai biết gì hơn. Chuyện ghê gớm quá, cần phải điều tra? Không, lạ lùng thay, chính quyền Obama, kể cả các cơ quan trực thuộc như FBI, CIA, NSA, im ru bà rù, không điều tra gì ráo, cho dù khi đó TT Obama và tất cả quan chức của ông đều vẫn còn ăn lương đầy đủ, tức là vẫn còn job, còn trách nhiệm điều tra và bắt những kẻ gian khi chuyện gian trá xẩy ra. Tại sao? Vì hai lý do: không muốn làm khó Nga quá, sau này bà tổng thống Hillary sẽ khó nói chuyện với Putin, và không muốn có điều tra quy mô vì sợ khui lại vụ emails riêng của bà Hillary xem Nga có thâm nhập vào đó không. Rồi câu chuyện chìm xuồng.
Báo Washington Post đặt câu hỏi tại sao bây giờ vụ Nga can thiệp lại nổ đùng lại? Rồi cũng chính WaPo trả lời: vì tất cả những đổ thừa khác để diễn giải cái thất bại của bà Hillary đều vô hiệu, chẳng ai để ý, trong khi việc tố Nga can dự thu được nhiều chú ý hơn. Nói trắng ra, câu chuyện Nga can dự tự nó chẳng có ý nghiã hay hậu quả gì, chẳng có gì đáng nói, cho đến khi bà Hillary thất cử, vì đó là cái cớ duy nhất còn lại với ít căn bản để giải thích việc bà Hillary thất bại. Do đó, cần phải tiếp tục khai thác lá bài này, bất cần bằng chứng. Chính trị khác xa với luật pháp vì chính trị không bao giờ cần bằng chứng.
Mà ngay cả câu chuyện Nga can dự cách nào cũng du di theo thời gian, tùy theo cái điểm nào ăn khách đáng tin, điểm nào không ăn khách đáng ngờ.
Mới đầu thì tố Nga giúp gian lận phiếu, có thể sửa máy bầu cử. Nhưng sau khi biết mấy chục ngàn máy bầu cử Mỹ không có kết nối vào trang mạng, do đó Putin từ Mạc Tư Khoa không thể điều khiển máy được thì cái lý này chìm xuồng.
Quay qua tố Putin chui vào các hệ thống emails của DC để lấy tin bất lợi cho bà Hillary xì ra cho thiên hạ, khiến bà mất hậu thuẫn. Khi không chứng minh được quan hệ giữa Putin và Wikileaks thì câu chuyện lại phải đổi hướng.
Chuyển qua tố quan hệ đặc biệt giữa Trump và Putin, đại khái Putin giúp đưa Trump vào Toà Bạch Ốc để Trump làm con rối của Putin để điều khiển cả nước Mỹ theo lệnh của Putin. Các giao dịch giữa doanh gia Trump với tài phiệt Nga từ mấy chục năm trước bị bới ra, coi như bằng chứng quan hệ đặc biệt giữa Trump và Mafia Nga do Putin lãnh đạo. Cái mà lập luận “quên” nhắc tới, là Trump có quan hệ kinh doanh với hơn hai tá quốc gia trên thế giới, qua gần 150 công ty, chứ không phải chỉ có quan hệ với Nga. Như vậy cũng hơi khó để tìm hiểu xem Trump là con rối của nước nào.
Sau khi TT Trump đánh bom Syria, là con đẻ của Putin, lại phải đổi hướng. Lôi ra quan hệ giữa Putin và đám cận thần của TT Trump. Vừa rớ vào thì được tặng ngay món quà vĩ đại: TT Trump cất chức tướng Flynn vì ông này nói láo với PTT Pence về việc ông đi gặp đại sứ Nga. Trúng số Power Ball! Bằng chứng cụ thể nhất Trump móc nối với Putin qua các đệ tử của cả hai ông.
Bây giờ, ta giả dụ là tướng Flynn thực sự đại diện cho ông Trump đi gặp đại sứ Nga, thông đồng chuyện gì đó. Thế thì sao? Trong luật bầu cử Mỹ, có một điều khoản ghi rõ tuyệt đối cấm các ứng viên chính trị nhận tiền yểm trợ vận động từ ngoài nước. Cho đến nay, chưa có một tin nào nói Trump đã nhận tiền của Nga, trực tiếp hay gián tiếp. Người nhận tiền –bạc triệu- từ ngoại quốc chính là bà Hillary qua cái Quỹ Clinton Foundation. Chỉ những người ngu ngơ nhất hay phe đảng nhất mới nghĩ những bạc triệu này thực sự là tiền các tay độc tài khát máu trên thế giới giúp ông bà Clinton làm chuyện phước thiện, không dính dáng gì đến việc giúp bà thành tổng thống để sau này được nhờ.
Ngoài việc cấm nhận tiền thì luật Mỹ không ghi gì khác. “Nói chuyện” hay cho là “thông đồng” gì gì đi nữa thì cũng vẫn không là một tội hình sự đáng bị bắt hay trừng phạt gì. Không có luật nào cấm các ứng viên hay phụ tá có quyền liên lạc với một chính khách nước ngoài để xin giúp đỡ khi còn đang vận động tranh cử. Ứng viên Obama khi đang vận động tranh cử năm 2008 đã liên lạc và điều đình với chính quyền Đức để cho ông được đi đọc diễn văn tranh cử trước bức tường Bá Linh, mang hình ảnh cả chục ngàn dân Âu Châu ủng hộ ông để kiếm hậu thuẫn tranh cử trong nước, phá bớt hình ảnh một anh tổ chức cộng đồng địa phương lờ mờ.
Đó có phải là những móc nối để một chính quyền ngoại quốc giúp thắng cử không? Không một ai khiếu nại việc chính quyền Đức giúp Obama hết. Tại sao ông Obama vẫn làm tổng thống mà không mất job vì những quan hệ này? Vì chẳng có gì là phạm pháp hết. Tất cả đều là kỹ thuật tranh cử bình thường, như GS Hiến Pháp thiên tả Dershowitz đã phân tích rõ rệt, nhưng với TT Trump, TTDC bóp méo thành một xì-căng-đan vi phạm đủ thứ luật, không khác gì Watergate.
Theo bà Thượng Nghị Sĩ Dianne Feinstein và ông Adam Schiff, hai lãnh tụ khối DC trong tiểu ban An Ninh của Thượng Viện và Hạ Viện, bất kể những tố cáo tràn ngập trên báo chí, cả hai đều chưa thấy có bất cứ bằng chứng nào là đã có sự thông đồng bất chính giữa Trump và Putin.
Mà nếu không phải là phạm tội gì thì điều tra chuyện gì? Để làm gì? Nhất là khi DC biết không có lý do pháp lý để lột chức, mà cho dù lột chức được thì cũng sẽ là đại hoạ cho DC. TT Trump bị lột chức và PTT Pence lên thay thế, bảo đảm sẽ là món quà lớn nhất DC có thể tặng cho CH, khiến CH đoàn kết lại sau lưng một tổng thống ít gây tranh cãi, DC và TTDC sẽ hết chuyện để đánh và sẽ tự diệt. Hy vọng hạ Trump năm 2020 chiếm lại Toà Bạch Ốc cũng thành mây khói.
Câu trả lời kẻ này xin tạm đưa ra: điều tra xem Nga đã làm gì, không phải để kết tội hay đàn hặc TT Trump đâu, chỉ là để trước hết gây khó khăn, tai tiếng cho Trump, sau đó để hy vọng tìm ra một móc nối nào đó, một cái bằng cớ Nga can thiệp giúp giải thích cái thua đau của bà Hillary. Giải an ủi.
Có một chuyện thật sự đáng và cần điều tra: đó là những tin bí mật trong hậu trường đang bị xì ra cho TTDC để làm khó dễ chính quyền Trump.
Chưa khi nào trong lịch sử chính trị Mỹ lại có chuyện tin hậu trường bị xì ra kiểu thác lũ như hiện nay. Lẫn lộn trong khối tin bị xì là tin thật, tin giả, tin dựng đứng, tin diễn giải, tin bóp méo, tin phóng đại, tin bí mật an ninh quốc gia, tin với hậu quả chết người, tin diễu dở,... Danh sách quá dài cho khuôn khổ bài báo này. Hình như đám quan chức còn sót lại của chính quyền Obama chỉ còn là một nhóm người bất mãn, tìm mọi cách đánh phá tân chính quyền để bớt tức tưởi vì thua đậm, bất kể quyền lợi quốc gia, bất kể giúp khủng bố, bất kể đe dọa mạng sống người dân, bất kể... tất.
Trong khi đó thì TTDC chộp lấy những tin bị xì ra như hổ đói vì 99,9% những tin bị xì đều bất lợi cho TT Trump, có thể khai thác tối đa để đánh ông ta, bất kể sự thật vì không thể kiểm chứng, và cũng bất kể mọi hậu quả tốt hay xấu. TTDC đã bỏ cái áo “thông tin trung thực” từ lâu rồi, tinh thần trách nhiệm của người cầm bút cũng đã bye-bye lâu rồi, để bây giờ khoác cái áo “bộ đội xung phong” trong cuộc chiến đánh một tổng thống tuy được bầu chính danh và hợp pháp, nhưng không được họ chấp nhận.
Ta nhìn qua vụ thảm sát trẻ con tại Manchester bên Anh mới đây. Qua điều tra sơ khởi, họ nghi ngờ thủ phạm là khủng bố ISIS, nhưng giữ bí mật không loan báo ra cho công chúng, chỉ chia sẻ tin này với các cơ quan an ninh Mỹ và đồng minh NATO. Ngay sau khi an ninh Mỹ nhận được tin của Anh chia sẻ, hai đài CNN và CNBC đã được “thông báo” và mau mắn xì ngay tin “cảnh sát Anh cho biết đây là đánh bom tự sát của ISIS”. Tin chính xác chứ không phải tin phiạ. Nhưng cảnh sát Anh nổi đoá vì cái tin này bị xì ra có tác động bứt giây động rừng, nhóm khủng bố tiếp tay với tên tự sát biết là tông tích bị lộ, lo tẩu thoát hay phá hủy ngay chứng tích. Ngay sau đó, chính phủ Anh loan tin tạm ngưng hợp tác chia sẻ tin tức với tình báo và an ninh Mỹ, trong khi bà thủ tướng Anh chính thức nêu vấn đề với TT Trump tại hội nghị thượng đỉnh NATO.
Điều này cực kỳ tai hại cho cuộc chiến chung chống khủng bố toàn cầu khi các nước không còn có thể hợp tác, chia sẻ tin tức cho nhau nữa. Chưa kể uy tín của cả nước Mỹ bị vỡ tan từng mảnh. Không ai còn dám tin tưởng, chia sẻ tin bí mật an ninh, hay tin nhạy cảm chính trị nào với Mỹ nữa.
Điểm đáng nói là CNN loan tin chính phủ Anh chấm dứt chia sẻ tin tức tình báo an ninh với Mỹ, tuyệt đối không đả động đến việc chính mình là cơ quan ngôn luận đầu tiên xì tin tối mật này lên đài TV, mà chỉ ghi lại việc New York Times đã đăng hình một cái hộp máy mà cảnh sát Anh nghi ngờ là loại bom được dùng tại Manchester để dẫn chứng việc Mỹ xì tin khiến Anh bực mình, hiển nhiên với hàm ý NYT chính là cơ quan xì tin bí mật. Chẳng những CNN giả dối mà còn không mấy can đảm, mau mắn nhẩy ra xiả tay vào anh đồng chí NYT để chạy tội của chính mình.
Kẻ viết này thiển nghĩ không biết đã đến lúc nước Mỹ này bắt buộc phải ra luật cấm hay giới hạn việc truyền thông xì tin bí mật một cách hoàn toàn vô trách nhiệm, đe dọa đến an ninh quốc gia, hay đe dọa đến mạng sống của người dân hay không. Tự do ngôn luận cần phải chấp nhận một giới hạn để bảo vệ mạng sống của người dân vô tội.
Có thể nào sau vụ này, những quan chức xì tin và TTDC đăng tin sẽ cảm thấy đã đi quá xa, sẽ ngừng xì và đăng tin bí mật nữa không? Kẻ này không tin họ sẽ thay đổi cách hành xử. Trái lại, họ sẽ thấy đây là cách gây khó dễ cho TT Trump hữu hiệu nhất, khiến ông sẽ gặp thất bại tứ phiá, bất kể những hậu quả tai hại như thế nào cho quyền lợi và an ninh nước Mỹ, cho cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín. Do đó, cần phải tiếp tục.
Cần tiếp tục vì đây là cuộc chiến sinh tử của cái “trục” mới Cấp Tiến-Dân Chủ-TTDC chống TT Trump. TTDC đang bắn tiểu liên, trung liên, đại liên đủ cỡ để hạ TT Trump bằng mọi giá.
Ta nhìn vào cuộc viếng thăm Ả Rập Saud của TT Trump. Đây là cuộc viếng thăm lịch sử với những ý nghiã cũng lịch sử không kém khi lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ, một tổng thống phá lệ không chọn hai nước láng giềng Canada hay Mexico, hay các nước đồng minh Âu Châu, mà lại lựa Ả Rập Saud là nước đi viếng thăm đầu tiên.
Thông điệp của TT Trump rất rõ rệt, sinh viên năm thứ nhất đại học Cầu Kho cũng hiểu, chỉ có lãnh tụ khối DC tại Hạ Viện, cụ bà Nancy Pelosi, lên TV than phiền bà không hiểu tại sao TT Trump lại đi Ả Rập Saud, vì theo bà, đa số mấy tên khủng bố vụ 9/11 là dân Ả Rập Saud. Trong khi DC và TTDC chỉ trích TT Trump đồng hoá khủng bố Hồi giáo cực đoan với tất cả dân Hồi giáo, thì bà Pelosi đồng hoá một tá tay khủng bố 9/11 với tất cả dân Ả Rập. Đây là thông điệp của TT Trump:
- Ông coi cuộc chiến chống khủng bố Hồi giáo cuồng tín là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Trump.
- Ông nhìn Ả Rập Saud, người anh cả của thế giới Ả Rập, như là đồng minh cần thiết và quan trọng nhất trong cuộc chiến này.
- Ông cũng muốn gửi một thông điệp quan trọng nhất cho các ông toà cấp tiến tại Mỹ là ông không có “hậu ý” kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo gì hết khi ông ký các sắc luật tạm giới hạn việc nhập cảnh vào Mỹ của dân tỵ nạn vài xứ Ả rập.
Trong khi đó, thông điệp của Ả Rập Saud cũng rõ rệt không kém. Quốc Vương 81 tuổi đích thân tới cầu thang máy bay để nghênh đón TT Trump, rồi sau đó lần đầu tiên trao tặng huân chương cao quý nhất nước cho một tổng thống Mỹ. Chưa hết, quốc vương còn tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo với sự tham dự của lãnh đạo 50 quốc gia Hồi giáo trên thế giới đến họp mặt nghe TT Trump nói chuyện. So sánh như thế nào với sự tiếp rước TT Obama là người đã khom lưng xin lỗi Ả Rập và Hồi giáo?
Ả Rập Saud đã nói rõ họ không coi TT Trump như người kỳ thị Ả Rập hay Hồi giáo, mà trái lại, đã là người đang tìm cách diệt khủng bố Hồi giáo thật sự, giúp bạch hoá uy tín của đạo Hồi đang bị nhóm khủng bố cuồng tín làm hoen ố, cũng như giúp diệt ISIS là nhóm đã giết cả chục ngàn dân Hồi giáo và Thiên Chúa giáo tại Trung Đông.
Trước những thông điệp quan trọng vậy, TTDC nhìn thấy gì? Nếu quý độc giả nghĩ TTDC sẽ bình loạn về quan hệ Mỹ-Ả Rập, tương lai cuộc chiến chống khủng bố, hòa bình tại Trung Đông, vấn nạn dân tỵ nạn Trung Đông, giá dầu hỏa trên thế giới, Ả Rập đầu tư vào Mỹ giúp cải tiến hệ thống đường xá cầu cống Mỹ, hay bất cứ đề tài quan trọng nào khác, thì quý độc giả đã lầm to. TTDC chỉ nhìn thấy:
- Đệ Nhất Phu Nhân không đội khăn chùm đầu để biểu hiện sự tôn trọng văn hoá và tôn giáo nước chủ nhà. Cái thắt lưng áo đầm lớn quá khổ.
- Đệ Nhất Phu Nhân hai lần quạt tay TT Trump, không chịu nắm tay ông.
- TT Trump tham gia vào việc múa gươm với các lãnh tụ bộ lạc Ả Rập, bị chê là một điệu muá thô bỉ của một đám đàn ông hiếu sát, khinh miệt phụ nữ.
- TT Trump cúi đầu để Quốc Vương Ả Rập choàng huân chương qua đầu (TTDC cho đây cũng chẳng khác gì việc TT Obama cúi gập người trước Quốc Vương Ả Rập trước đây, hai hình ảnh và cử chỉ mà chỉ những người đau mắt nặng mới thấy không có gì khác biệt)
Cái chú ý vào tiểu tiết vớ vẩn đó tiếp tục qua chuyến đi Âu Châu khi TTDC chúi mũi vào chuyện TT Trump bắt tay TT Pháp quá mạnh, TT Pháp bắt tay bà thủ tướng Đức trước (ông Tây nịnh đầm?), TT Trump xô thủ tướng Montenegro, cái áo đắt tiền của bà Melania,…
Việc TTDC xiả tay vào những chi tiết vụn vặt chỉ chứng tỏ một chuyện: chuyến đi đầu tiên của TT Trump đã không có “thảm hoạ” nào để khai thác hết. Trong khi TTDC hò hét đòi đàn hặc thì các nhà lãnh đạo từ Ả Rập đến Âu Châu, kể cả NATO, đều đón tiếp TT Trump một cách trịnh trọng và vồn vã gấp bội khi đón TT Obama.
Thật ra, thái độ chống đối của TTDC, cho dù đến mức nhỏ nhen nhất cũng không có gì đáng ngạc nhiên, mà chuyện đáng nói tuần này là CNN –vâng quý độc giả không đọc lộn đâu: CNN!- cho đăng một bài ca tụng TT Trump đã dám làm chuyện TT Obama trước đây không dám làm: thẳng thắn đặt sách lược chống khủng bố Hồi giáo cực đoan với lãnh đạo xứ Ả Rập Hồi giáo mà không khom lưng xin lỗi chuyện gì hết.
Cần nhìn cho rõ: đây không phải là bài xã luận của CNN đâu. CNN chỉ là cho phép một nhà báo bảo thủ người Anh, Timothy Stanley, viết bài này và đăng trong mục Opinions, là mục ý kiến của độc giả và những nhà báo ngoài hệ thống CNN, để nói cho rõ đây không phải là ý kiến của CNN. Dù sao, thì đó cũng là một cuộc cách mạng không đổ máu vĩ đại nhất của CNN. Có lẽ tại vì đã đọc bài nghiên cứu của đại học Harvard cho thấy CNN được hân hạnh đứng đầu trong nhóm truyền thông phe đảng nhắm mắt chống TT Trump với 93% các bài viết tiêu cực chống TT Trump. Một cố gắng phi thường của CNN để chứng minh mình cũng... công bằng, chưa chống TT Trump tới 100%, năm thì mười họa cũng ngừng tay, không đánh Trump.
Cái đau đầu cho đảng CH, cho nội các, cho ông phát ngôn viên xấu số Sean Spicer là tất cả những tấn công chống TT Trump lại được chính ông giúp thổi phồng lên qua cái tính khí và khẩu nghiệp của ông. TT Trump là một chính trị gia không giống bất cứ chính trị gia nào. Ông là người bốc đồng, coi trời bằng vung, luôn phản đòn, ăn nói vung vít, bất cần phải đạo chính trị, không có cái tài “nói láo với một vẻ rất thành thật” như Clinton (I never had sex with that woman!), hay dẻo mép nhún nhường, vuốt ve xin lỗi tám phương tứ hướng như Obama, hay xuề xòa thân thiện như Bush con, cũng chẳng có cái cười quyến rũ của Reagan.
Ông đắc cử một phần nhờ cách xử thế không giả dối, không gượng ép đó, nhưng nếu cái ngông đó có ngày giết ông thì cũng không phải là chuyện lạ. (28-05-17)
Vũ Linh
Nhận xét
Đăng nhận xét