TQ "chơi bẩn" ngừng bán tàu hút bùn vì lợi ích ở biển Đông
Biển Đông
Việt Nam rất muốn có một tàu cuốc tiên tiến để có thể tăng tốc hoạt động củng cố xây dựng đảo của mình. Trung Quốc chắc chắn không muốn đối thủ này có được...
Tianjing, tàu cuốc lớn nhất châu Á mà Trung Quốc sử dụng để nạo vét, bồi đắp đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.
South China Morning Post, Hồng Kông ngày 28/5 đưa tin, Bắc Kinh đã hạn chế xuất khẩu các loại tàu hút bùn cỡ lớn mà họ đã dùng để xây dựng các đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên Biển Đông.
Thứ Năm tuần trước, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo, kể từ 1/6 tất cả các giao dịch xuất khẩu tàu hút bùn "có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia" sẽ đòi hỏi sự chấp thuận của chính phủ.
Thông báo này niêm yết 5 loại tàu hút bùn có thể đào sâu hơn 15 mét, có khả năng vận chuyển lớn và nạo vét với tốc độ cao.
Trung Quốc đã bồi đắp hơn 1295 héc ta đảo nhân tạo ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), theo một báo cáo của Lầu Năm Góc công bố tháng Năm năm ngoái.
Bắc Kinh cũng đã cài đặt vũ khí (bất hợp pháp) trên 7 đảo nhân tạo, mặc dù nhiều lần họ hứa sẽ không quân sự hóa Biển Đông.
Zhou Chenming, một chuyên gia phân tích quân sự nói với South China Morning Post:
"Việt Nam rất muốn có một tàu cuốc tiên tiến để có thể tăng tốc hoạt động củng cố xây dựng đảo của mình.
Trung Quốc chắc chắn không muốn đối thủ này có được một khả năng có thể so sánh với họ.
Bắc Kinh cũng không muốn thế giới có được công nghệ nạo vét có giá trị của họ.".
Hiện tại Trung Quốc đang sở hữu tàu cuốc lớn nhất châu Á, Tianjing, có thể nạo hút 4500 mét khối cát đá mỗi giờ.
Con tàu này đã tham gia nạo hút và bồi đắp đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập.
Nhận xét
Đăng nhận xét