Thủ tướng lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm nay
VnEconmy
29/05/2017
Mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm “là khó nhưng vẫn có thể đạt được”, Thủ tướng trả lời phỏng vấn của Bloomberg...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
AN HUY
Trả lời phỏng vấn hãng tin Bloomberg trước ngày lên đường thăm Mỹ chính thức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm nay sẽ đạt mục tiêu 6,7% mà không khiến lạm phát tăng, bất chấp mức tăng trưởng yếu được ghi nhận trong quý vừa qua.
Mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm “là khó nhưng vẫn có thể đạt được”, Thủ tướng nhận định trong bài phỏng vấn được đăng tải trên website của Bloomberg vào sáng 29/5.
“Việt Nam đang có những bước đi nhằm tăng cường sức mạnh của nền kinh tế, song song với nỗ lực duy trì vị thế là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới”.
“Các chỉ số kinh tế chính trong tháng 5 đều rất tốt, với sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở cho tăng trưởng kinh tế cao hơn trong quý 2 và quý 3”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, Chính phủ cần cân bằng các nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) song song với đảm bảo lạm phát không vượt quá mục tiêu 4% của năm 2017.
“Chúng tôi phải kiềm chế lạm phát theo mục tiêu vì chúng tôi đã cam kết với Quốc hội”, ông tuyên bố.
Thủ tướng cho biết, ngành du lịch được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 30% trong năm nay, xuất khẩu nông sản sẽ vượt mức 32 tỷ USD đạt được vào năm ngoài, và xuất khẩu hàng điện tử tiếp tục tăng mạnh - những nhân tố sẽ giúp nền kinh tế vượt qua các trở ngại trong quý 1.
Trong 3 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm còn 5,1%.
“Tăng trưởng quý 1 giảm tốc do một số lý do. Trước hết, đó là do giá dầu thô giảm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. “Lý do thứ hai là do ngành điện tử. Chúng tôi đã thiệt hại khoảng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì Galaxy Note 7 khi Samsung triệu hồi chiếc smartphone bị lỗi này”.
Theo Bloomberg, Samsung đã giúp đưa Việt Nam trở thành một “công xưởng” sản xuất hàng điện tử gần như ngay lập tức bằng số vốn đầu tư 15 tỷ USD từ tập đoàn và các công ty con, bao gồm nhà sản xuất pin Samsung SDI. Samsung hiện là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam.
Số liệu của Samsung cho thấy, trong năm 2016, điện thoại di động và linh kiện chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tương đương khoảng 40 tỷ USD.
Chính phủ hiện đang chuẩn bị chiến lược nhằm tăng xuất khẩu hai sản phẩm chủ lực là hàng điện tử và nông sản, Thủ tướng nói với phóng viên Bloomberg.
“Chúng tôi đã vạch ra kế hoạch chi tiết để thúc đẩy hai ngành này, tới tận khâu sản xuất, với các nghiên cứu kỹ lưỡng về các thị trường khác nhau nhằm tăng cường xuất khẩu”.
Trước đó, hồi tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế quý 1 là “rất đáng lo ngại” và yêu cầu các bộ tìm giải pháp.
Việt Nam hiện đã ký kết 16 thỏa thuận tự do mậu dịch. Năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức kỷ lục 177 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với cách đây 5 năm. Trong đó, Mỹ chiếm khoảng 42 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ hiện đang đẩy nhanh việc tái cơ cấu hiện thống ngân hàng bằng những biện pháp cải cách mạnh hơn đối với các ngân hàng yếu kém. Thủ tướng nhắc lại kế hoạch của Việt Nam về bán lại các ngân hàng yếu kém.
“Chúng tôi sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp quản các ngân hàng đó, nếu có ai quan tâm mua lại”, Thủ tướng nói.
Năm ngoái, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,21%, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng hơn 6%, bất chấp sự giảm tốc của kinh tế khu vực, và giữ vị thế là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam năm ngoái diễn ra bất chấp sự giảm tốc của thương mại toàn cầu.
“Tôi khá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm nay”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Bloomberg.
Mục tiêu tăng trưởng 6,7% cả năm “là khó nhưng vẫn có thể đạt được”, Thủ tướng nhận định trong bài phỏng vấn được đăng tải trên website của Bloomberg vào sáng 29/5.
“Việt Nam đang có những bước đi nhằm tăng cường sức mạnh của nền kinh tế, song song với nỗ lực duy trì vị thế là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới”.
“Các chỉ số kinh tế chính trong tháng 5 đều rất tốt, với sự tăng trưởng mạnh của xuất khẩu, đầu tư nước ngoài và sản xuất nông nghiệp, tạo cơ sở cho tăng trưởng kinh tế cao hơn trong quý 2 và quý 3”, Thủ tướng nói.
Theo Thủ tướng, Chính phủ cần cân bằng các nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) song song với đảm bảo lạm phát không vượt quá mục tiêu 4% của năm 2017.
“Chúng tôi phải kiềm chế lạm phát theo mục tiêu vì chúng tôi đã cam kết với Quốc hội”, ông tuyên bố.
Thủ tướng cho biết, ngành du lịch được kỳ vọng sẽ tăng trưởng 30% trong năm nay, xuất khẩu nông sản sẽ vượt mức 32 tỷ USD đạt được vào năm ngoài, và xuất khẩu hàng điện tử tiếp tục tăng mạnh - những nhân tố sẽ giúp nền kinh tế vượt qua các trở ngại trong quý 1.
Trong 3 tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giảm còn 5,1%.
“Tăng trưởng quý 1 giảm tốc do một số lý do. Trước hết, đó là do giá dầu thô giảm”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói. “Lý do thứ hai là do ngành điện tử. Chúng tôi đã thiệt hại khoảng 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vì Galaxy Note 7 khi Samsung triệu hồi chiếc smartphone bị lỗi này”.
Theo Bloomberg, Samsung đã giúp đưa Việt Nam trở thành một “công xưởng” sản xuất hàng điện tử gần như ngay lập tức bằng số vốn đầu tư 15 tỷ USD từ tập đoàn và các công ty con, bao gồm nhà sản xuất pin Samsung SDI. Samsung hiện là doanh nghiệp xuất khẩu lớn nhất ở Việt Nam.
Số liệu của Samsung cho thấy, trong năm 2016, điện thoại di động và linh kiện chiếm 27% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tương đương khoảng 40 tỷ USD.
Chính phủ hiện đang chuẩn bị chiến lược nhằm tăng xuất khẩu hai sản phẩm chủ lực là hàng điện tử và nông sản, Thủ tướng nói với phóng viên Bloomberg.
“Chúng tôi đã vạch ra kế hoạch chi tiết để thúc đẩy hai ngành này, tới tận khâu sản xuất, với các nghiên cứu kỹ lưỡng về các thị trường khác nhau nhằm tăng cường xuất khẩu”.
Trước đó, hồi tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế quý 1 là “rất đáng lo ngại” và yêu cầu các bộ tìm giải pháp.
Việt Nam hiện đã ký kết 16 thỏa thuận tự do mậu dịch. Năm ngoái, xuất khẩu của Việt Nam đạt mức kỷ lục 177 tỷ USD, tăng hơn gấp đôi so với cách đây 5 năm. Trong đó, Mỹ chiếm khoảng 42 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ hiện đang đẩy nhanh việc tái cơ cấu hiện thống ngân hàng bằng những biện pháp cải cách mạnh hơn đối với các ngân hàng yếu kém. Thủ tướng nhắc lại kế hoạch của Việt Nam về bán lại các ngân hàng yếu kém.
“Chúng tôi sẽ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiếp quản các ngân hàng đó, nếu có ai quan tâm mua lại”, Thủ tướng nói.
Năm ngoái, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,21%, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp tăng trưởng hơn 6%, bất chấp sự giảm tốc của kinh tế khu vực, và giữ vị thế là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Sự tăng trưởng mạnh mẽ trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam năm ngoái diễn ra bất chấp sự giảm tốc của thương mại toàn cầu.
“Tôi khá lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam năm nay”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói với Bloomberg.
BẠCH DƯƠNG
CPI tháng 5 giảm tới 0,53% so với tháng trước. Đây là điều chưa từng xảy ra kể từ năm 2008 trở lại đây...
BẢO QUYÊN
Nhà lãnh đạo đầu tiên tại Đông Nam Á thăm Mỹ sau khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống...
BẢO QUYÊN
Chính phủ nhất quán chủ trương phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017 là 6,7%...
Nhận xét
Đăng nhận xét