Lộ trình phát sinh phát triển và tiêu vong của chủ nghĩa cộng sản
Nguyễn Cao Quyền (Danlambao) - Trong suốt thời gian cai trị của nó, chủ nghĩa cộng sản đã dùng sự lừa bịp phối hợp với bạo lực để tồn tại. Trong giai đoạn đầu, sự lừa bịp là sách lược chủ yếu của chúng. Bước vào giai đoạn hai, tức giai đoạn mạt kỳ, thì phương án bạo lực mới phát huy tác dụng. Nói khác, hiện nay chúng đã bỏ sở trường dùng sở đoản, bỏ tuyên truyền láo khoét và dùng những đội kiêu binh khổng lồ để đàn áp nhân dân.
Công an đồng hành với côn đồ xã hội đen để ra luật và áp dụng luật với sự mặc nhiên công nhận của giai cấp lãnh đạo. Sở dĩ chúng phải làm như thế vỉ kho tàng lý luận của chúng đả cạn kiệt. Sự tàn bạo trong đàn áp bóc lột không cần che đậy nữa.
Trong nước, lúc này là lúc dân trí đã lên cao nhờ cuộc cách mạng truyền thông đang phát triển. Tuổi trẻ đang cần vũ khí “lý luận” để đấu tranh. Nhiệm vụ của những người lớn tuổi là phải cung ứng cho họ đầy đủ loại vũ khí đó để cuộc đấu tranh được tiến hành thuận lợi. Mỗi người một tay, mỗi người một phương diện, chúng ta nhất quyết phải làm được việc này để đưa cách mạng dân chủ đến thành công.
Để đóng góp phần nhỏ nhoi vào đề nghị nói trên, bài viết này sẽ trình bày “Lộ trình phát sinh, phát triển và tiêu vong của chủ nghĩa cộng sản” như một trong những vũ khí tấn công của cuộc chiến giành dân chủ hôm nay. Xin mời quý vị theo dõi.
Giai đoạn phát sinh
Liên đoàn cộng sản và Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản
Liên Đoàn Cộng sản (Communist League) là tổ chức Mác xít đầu tiên ra đời vào tháng 6/1847 tại Luân Đôn do sự kết hợp của Liên Đoàn Những Người Công Chính và 15 người của Ủy Ban Thư Tín Cộng Sản tại Brussels (Bỉ). Sau khi kết hợp tổ chức này được đặt dưới sự lãnh đạo của Marx và Engels.
Trong phiên họp thứ hai vào các tháng 11-12/1847, Marx và Engels được toàn thể hội nghị tín nhiệm và giao phó nhiệm vụ soạn thảo văn kiện ra mắt của tổ chức: Bản Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản.
Marx viết Bản Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản giữa tháng 12/1847 và tháng 2/1848. Bản tuyên ngôn là khí cụ sắc bén của giai đoạn đầu của của cuộc đấu tranh nhằm đưa ra một thế giới quan mới. Tư tưởng hàm chứa trong bản tuyên ngôn là “Vô sản thế giới! Liên Hiệp Lại!”. Bản Tuyên Ngôn là văn kiện tuyên chiến giữa phe Cộng Sản và phe Tư Bản của thế giới trong chiến tranh tư hữu.
Đệ Nhất Quốc Tế (1864-1876)
Sau khi Bản Tuyên Ngôn của Đảng Cộng Sản được công bố Marx và Engels kêu gọi thành lập “Hiệp Hội Các Công Nhân Quốc Tế” hay Đệ Nhất Quốc Tế. Nòng cốt của hội nghị này là đại biểu của các tổ chức công nhân Tây Âu và Trung Âu, hồi sức sau các cuộc đàn áp 1848-1849, nhưng những người lãnh đạo thực sự là Marx và Engels.
Sau bốn năm hoạt động Marx đã đẩy mạnh thế tấn công từ chống hành hạ tù nhân sang quốc hữu hóa hầm mỏ, đường sắt. Khi Công Xã Paris nổ ra năm 1871 Marx viết ngay tác phẩm “Nội chiến tại Pháp” để tranh công. Cộng xã cũng gợi ý cho Marx biến các đòi hỏi thành hành động chính trị.
Đại Hội La Haye năm 1872 là đại hội lớn nhất kể từ khi thành lập. Sau lần họp năm đó Marx đề nghị rời trụ sở sang New York (Mỹ). Năm 1876 sau phiên họp tại Philadelphia (Mỹ) thì Đệ Nhất Quốc Tế không còn nữa. Marx từ giả cõi đời năm 1883. Ông chết hơi sớm nên chưa bao giờ được chứng kiến những di hại mà ông đã để lại cho nhân loại.
Đệ Nhị Quốc Tế (1889-1914)
Đệ Nhị Quốc Tế (QT2) được thành lập năm 1889 tại Paris (Pháp) do các phần tử Mác Xít chủ xướng. Đại hội năm 1900 họp tại Bỉ. Năm 1904 đại hội họp tại Amsterdam (Hoà Lan.) Năm 1907 khi Đại hội họp tại Stuttgard (Đức) thì những đám mây đen của chiến tranh kéo đến Âu Châu. Đại hội Basle (Thụy Sĩ) năm 1912 là đại hội sau cùng trước Thế Chiến I. Đại hội đưa ra lời hăm dọa tổng nội dậy khắp nơi để tiến hành một cuộc cách mạng xã hội toàn cầu,
Lời hăm dọa nói trên không mang lại hiệu quả. Hai năm sau (1912), chiến tranh vẫn nổ ra và các đảng lãnh đạo của QT2 thay vì làm theo đề nghị của Lenin đã quay về ủng hộ chính quyền của nước họ. Sự thất bái nhục nhã này làm cho QT 2 tan vỡ.
Sự tan rã của QT2 đánh dấu một bước lùi của phong trào cộng sản thế giới. Đây đồng thời cũng lả khởi điếm của một phản ứng bất lợi trong áp dụng thực tế của cuộc thử nghiệm cộng sản của Marx và Engels.
Engels mất năm 1895. Sau ngày tháng này là thời gian chia rẽ trong nội bộ của Đảng Xả Hội Dân Chủ Đức: chia rẽ giữa phái cải cách của Bernstein và phái cách mạng của Kautsky.
Sự điều chỉnh của tư bản và sự sửa chữa sai lầm của Marx và Engels
Năm 1866, nghĩa là 17 năm trước khi Marx từ trần, khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ. Sau khi khủng hoảng qua đi, chủ nghĩa tư bản tự điều chỉnh bằng một sáng tạo manh tính lịch sử: sự ra đời của công ty cổ phần và ngân hàng đầu tư quy mô lớn.
Với sự sáng tạo này, vốn của xí nghiệp không còn dựa vào tiền tiết kiệm và dự trữ của một số nhà tư bản mà dựa vào tiền tiệt kiệm và dự trữ của toàn xã hội. Công ty cổ phần tách quyền sở hữu khỏi quyền quản lý xí nghiệp. Việc tách rời này là một cuộc cách mạng tạo khả năng “quá độ hòa bình” sang một chế độ mới.
Công ty cổ phần ra đời khiến Marx chẳng những tìm được hình thức các tư liệu sản xuất là tài sản chung của những người sản xuất mà còn tìm được điểm “quá độ” trong đó tư bản chuyển hóa thành sở hữu của người sản xuất nghĩa là có thể trở lại với chế độ sở hữu cá nhân.
Hai mươi năm sau khi Bản Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản ra đời, Marx đã tìm thấy bước “quá độ hòa bình” này. Trong cuốn Tư Bản Luận III ông đã sửa chữa kết luận của cuốn Tư Bản Luận I, nghĩa là không cần làm nổ tung cái vỏ ngoài của chủ nghĩa tư bản nữa.
Ngày 6/3/1895, không đầy 5 tháng trước khi qua đời, trong lời nói đầu viết cho cuốn “Đấu Tranh Giai Cấp ở Pháp” của Marx, Engels cũng sửa lại toàn bộ chủ nghĩa Marx và nhắn lại với thế hệ sau rằng: “Phương pháp đấu tranh của năm 1848 nay đã lỗi thời về mọi mặt”.
*
Sau khi phát hiện ra khả năng “quá độ hòa bình” của tư bản, Marx và Engels chuyển sang ủng hộ phong trào xã hội chủ nghĩa của Lassall. Dưới sự chỉ đạo của hai ông Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức ra đời. Đây là giai đoạn hai của phong trào công nhân Đức. Lúc bấy giờ, các đảng phái công nhân mới được thành lập mang danh hiệu là “Đảng Dân Chủ Xã Hội” chứ không còn gọi là Đảng Cộng Sản nữa.
Như vậy trong tác phẩm của Marx và Engels có hai con đường xã hội chủ nghĩa: chủ nghĩa Xã Hội Bạo Lực và chủ nghĩa Dân Chủ Xã Hội. Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản và cuốn I Tư Bản Luận là căn cứ lý luận của chủ nghĩa Xã Hội Bạo Lực; cuốn III Tư Bản Luận và Lời Nói Đầu của cuốn Đấu Tranh Giai Cấp ở Pháp là cư sở lý luận của chủ nghĩa Dân chủ Xã Hội.
Giai đoạn phát triển
Đệ Tam Quốc Tế (1919-1943)
Sau khi cướp được chính quyền ở Nga, Lenin cho ra đời Đệ Tam Quốc Tế, còn gọi là Quốc Tế Cộng Sản. Tổ chức này là phương tiện để Lenin giữ lại các chư hầu của đế quốc Sa Hoàng cũ và cướp đoạt thuộc địa của các thực dân Anh, Pháp trên thế giới.
Lenin sinh ở nước Nga, một nước từ ngàn xưa chỉ có những chế độ cực kỳ tàn bạo. Bạo lực là văn hóa nền tảng của nước này, và Lenin thấm nhuần văn hóa ấy. Môi trường văn hóa bạo lực đã biến Lenin thành một người thành thạo về kỹ thuật khủng bố trong chiến tranh chính trị sau này.
Trong cuộc đời của Lenin, lúc chưa nắm chính quyền, y chịu ảnh hưởng của hai người: Louis Auguste Blanqui và Serge Genadievich Nechayev.
Louis Auguste Blanqui, sinh trưởng ở Pháp, là người lãnh đạo một tổ chức bí mật thuộc phe cách mạng bạo lực trong Quốc Tế II và chỉ huy quân sự của Công Xã Paris. Nội dung của chủ nghĩa Blanqui là phải tin chắc rằng: “bất cứ sự phát triển của sức sản xuất ở vào trình độ nào, chỉ cần dựa vào bạo lực là có thể sáng tạo ra một thế giới mới không có bóc lột và áp bức”. Lenin đã tiếp thu giáo huấn bạo lực của Blanqui từ rất sớm.
Serge Genadievich Nechayev là một người Nga theo chủ nghĩa vô chính phủ, cầm đầu một nhóm sinh viên ớ St Petesbourg. Y bị giam trong tù cho tới khi chết lúc mới 35 tuổi vì giết một người bạn.
Lúc sinh thời, dưới danh nghĩa làm cách mạng Nechayev chỉ biết nói dối, lừa đảo và khủng bố. Y viết cuốn “Giáo lý Cách Mạng” để phổ biến chính sách khủng bố, bắt đầu bằng một đoạn văn nổi tiếng như sau: “Nhà cách mạng là người có sẵn án tử hình. Người đó không được quan tâm đến tư lợi, thương mại, không được có tình cảm yếu ớt, dễ xúc động hay quyến luyến, không được có tài sản và tên tuổi. Mọi thứ liên quan đến cá nhân người đó phải hoàn toàn tan biến vào tư tưởng và đam mê tuyệt đối dành cho cách mạng”.
Kinh bổn bạo lực của Nechayev là sách gối đầu giường của Lenin. Vì thế có thể nói chủ nghĩa Marx-Lenin là chù nghĩa Blanqui-Nechayev. Lenin dùng chủ nghĩa này và phối hợp với kỹ thuật bạo lực khởi loạn để giết người và cướp đoạt chính quyền.
Chủ nghĩa Marx-Lenin
Chủ nghĩa Marx-Lenin là một ứng dụng của chủ nghĩa Marx lúc tuổi trẻ vào thực tế do Lenin khai triển. Công thức này đã mang lại thắng lợi cho đảng cộng sản Nga năm 1917 và trở thành nền tảng ý thức hệ của phong trào cộng sản thế giới với trung thâm là Liên Xô.
Chủ nghĩa Marx-Lenin lập luận rằng sở dĩ công nhân các nước tư bản tiên tiến không chọn lựa cách mạng vì chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang một giai đoạn mới trong đó các nhà tư bản mang tiền đến các thuộc địa khai thác bóc lột và làm giàu rồi dùng số tiền kiếm được này để đút lót cho công nhân trong nước bằng cách tăng lương cho họ. Khi nào các thị trường thuộc địa bị phong trào giải phóng dân tộc phá vỡ thì tư bản dân tộc phải trở về với mẫu quốc và lúc đó cách mạng sẽ nổ ra.
Lenin đã dùng các loại lập luận “con nít” này để đánh lừa thiên hạ mà thiên hạ vẫn có người nghe vì trình độ dân trí quá thấp. Thuật ngữ “chủ nghĩa Mác-Lê” dưới thời Stalin được coi như một di sản qúy báu cho đến khi chính đàn em Krushchev đã dùng thuật ngữ này để hạ bệ Stalin. Tại Việt Nam thì đến nay thuật ngữ này vẫn còn là ngôn từ cửa miệng.
Thanh thế và quyền lực của cộng sản bành trướng nhanh chóng trong thế kỷ 20 vì Lenin coi “đế quốc” chứ không phải “tư bản” la kẻ thù chính như Marx đã giảng dạy. Với khả năng nhạy bén về chính trị, Lenin nhận ra ngay bản chất bạo tàn của chủ nghĩa Marx lúc tuổi trẻ và ông đã dùng nó như một vũ khí lợi hại để làm cách mạng. Đến đây ta hiểu tại sao Lenin đã dấu nhẹm cái chủ nghĩa Marx đã điều chỉnh lúc về già. Sau khi đã trở thành chúa tể nước Nga, Lenin mới phát hiện ra rằng hàng triệu công nhân và nông dân không chấp nhận tư tưởng của Marx.
Trước hiện thực này, Lenin đã giữ quyền lực cho đảng cộng sản Liên Xô bằng cách ra lệnh bắn chết hàng vạn người và bỏ chết đói hàng triệu người khác. Ông đã dùng tư tưởng của Marx về “tính tất yếu của cách mạng” để biện minh cho tội ác của mình. Dưới thời Stalin trong cuộc Đại Thanh Trừng, con số người chết vì súng và bỏ đói còn nhiều hơn gấp bội.
Trung Quốc và chủ nghĩa xã hội bạo lực
Trong những năm tháng cuối đời Marx và Engels đã nhìn nhận sai lầm trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản năm 1848. Sau đó hai ông đã sửa sai, đã đưa phương thức sản xuất tư bản vào chủ nghĩa xã hội một cách hòa bình và đã dẫn dắt Đảng Dân Chủ Xã Hội Đức đến thắng lợi vẻ vang bằng con đường chính thống của chủ nghĩa Marx Engels.
Mao Trạch Đông cũng biết có sự sửa sai này nhưng giấu kín. Năm 1949 sau khi Tưởng Giới Thạch chạy ra đảo Đài Loan, nhân dân Trung Quốc hy vọng Mao thực hiện lời hứa dân chú thời Diên An là làm cho Diên An trở thành Washington của Trung Quốc. Nhưng khi vào được Trung Nam Hải thì Mao trở mặt tuyên bố ông vừa là Marx vừa là Tần Thủy Hoàng.
Thật ra Mao tàn bạo hơn Tần Thủy Hoàng rất nhiều vì ba năm “Nhảy Vọt Lớn” với 37,5 triệu người chết đói, y đã tạo ra bạo chính lớn nhất cổ kim nhân loại. Để cai trị dân Trung Quốc, y tiếp tục áp dụng cái chủ nghĩa Mác-Lê bạo lực như dưới thời Stalin ở bên Nga và đưa Trung Quốc vào ngõ bí không lối thoát.
Ngõ bí này cứ tiếp tục tồn tại nếu Trung Quốc không biết hiện đại hóa nền chính trị ở trong nước. Nhưng thế nào là hiện đai hóa chính trị? Có ba yếu tố then chốt cho sự hiện đại hóa chính trị: thứ nhất là phải hiện đại hóa nhà nước thành một thiết chế bền vững, hiệu quả và không phụ thuộc vào cá nhân con người (thiết chế này phải có khả năng thực thi luật pháp ngay cà trong những xã hội phức tạp); thứ hai, chế độ phải mang tính pháp trị, nghĩa là quyền lực của nhà nước chỉ xuất phát từ luật pháp (nói khác đảng cầm quyền không thể muốn làm gì thì làm); thứ ba, lập một hệ thống ràng buộc trách nhiệm của chính quyền.
Mao Trạch Đông không biết làm những việc đó và y chết năm 1976. Cái chết này đồng thời đánh dấu sự xuống dốc của chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Giai đoạn tiêu vong
Sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết
Ngày 25-12-1991 lúc 7 giờ 30 đế quốc Liên Xô thực sự rút lui vào lịch sử. Sự sụp đổ của Liên Xô giúp con người nhận biết về mình: sinh mạng, sự sống và tài sản của mỗi người là bất khả phân. Khi sở hữu bị chiếm đoạt thì cá tính và quyền sống cũng bị xâm hại.
Lý do chính yếu khiến Liên Xô tiêu vong là vì nền kinh tế bị đình đốn và suy sụp vô phương cứu chữa. Các kinh tế gia cho rằng đó là hậu quả không thể chối cãi của sự thiếu vắng quyền tư hữu, yếu tố tuyệt đối cần thiết vì là động cơ của phát triển.
Tư hữu ảnh hưởng đến thành tích kinh tế theo hai đường hướng. Đường hướng thứ nhất là người dân mất đi sự sốt sắng để sản xuất nhiều hơn, một khi các nhu cầu căn bản của họ đã được nhà nước bảo đảm. Với đầu óc hẹp hòi và thủ cựu, nhóm lãnh đạo Bolshevik đã làm cho nền kinh tễ LIên Xô hoàn toàn mất sức sống chứ chưa nói gì đến phát triển.
Đường hướng thứ hai là khi quyền tư hữu bị hủy bỏ thì nhân cách con người cũng dần dần bị mai một... Nhân cách theo phân tích khoa học, là động cơ thứ hai của phát triển.
Bước sang thiên niên kỷ thứ ba, mặc đầu công thức độc tài toàn trị vẫn còn tồn tại ở một vài nơi nhưng những chế độ này đã bị cô lập và đang dần dần ngả theo xu thế của thời đại. Xu thế đó là dân chủ và tư hữu.
Liên Xô sụp đổ vì không biết đến khái niệm “lực lượng sản xuất tiên tiến”
Lực lượng sản xuất và “lực lượng sản xuất tiên tiến” là hai khái niệm khác nhau. Lực lượng sản xuất duy trì dây chuyền sản xuất vận hành cân bằng theo tiêu chuẩn lượng và số lượng quy định. Lực lượng sản xuất tiên tiến phá vỡ sự cân bằng cũ, tạo ra tiêu chuẩn chất lượng và số lượng mới, nâng sản xuất lên một nấc cao hơn.
Công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất, nhưng không đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến. Đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến là các nhà tư bản. Đó là điều mà Marx và Engels không nhìn thấy trong bối cảnh sinh hoạt kỹ nghệ của vùng Manchester, lúc còn trẻ tuổi.
Muốn thành quả nghiên cứu khoa học chuyển hóa thành sản phẩm là một việc đầy rẫy khó khăn. Người nhiệt tình nhất, chấp nhận rủi ro nhiều nhất để làm công việc chuyển hóa đó là nhà tư bản được thôi thúc bằng lợi nhuận siêu ngạch. Con đường xóa đói giảm nghèo hữu hiệu nhất là phải phát triển lực lượng sản xuất tiên tiến, và cần ghi nhận thêm là lực lượng này chỉ có thể phát triển đầy đủ bên trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến là một giai cấp không tiêu diệt được. Vì họ là động cơ của sự phát triển. Đó là bài học mà sự thất bại của phong trào Cộng Sản Quốc Tế để lại cho con cháu về sau.
Trung Quốc và chủ nghĩa dân chủ xã hội
Trước khi cướp được chính quyền tại Hoa Lục, Mao Trạch Đông đã cho công bố tác phẩm “Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới”, một hình ảnh thu hẹp của chủ nghĩa dân chủ xã hội ngày nay. Tiếc thay sau khi nắm chính quyền, Mao đã từ bỏ lý luận “dân chủ mới” này và lao vào giấc mơ không tưởng xây dựng xã hội đại đồng. Vì được thành hình vội vã nên chủ nghĩa xã hội Mao Trạch Đông đã phát triển ác tính và hoàn toàn tan rã.
Sau đại họa Bước Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa, thế hệ lãnh đạo nối tiếp đã biết phải xây dựng chủ nghĩa xã hội như thế nào và đã có những điều chỉnh mang lại thành tựu lớn lao được nhiều người trong nước và ngoài nước công nhận.
Cải cách “mở cửa” đã bắt đầu từ lãnh vực kinh tế. Trước sự thách thức của ý hệ tả khuynh, đối sách “không tranh luận” đã được áp dụng và đã gặt hái kết quả mỹ mãn. Những cặn bã của chủ nghĩa xã hội bạo lực, không tưởng và phong kiến đã bị dẹp bỏ.
Tháng 3-2004, kỷ họp thứ 2 Quốc Hội khóa 10 đã đưa tư tưởng quan trọng “Ba Đại Diện” và điều khoản “bảo hộ chế độ tư hữu” vào hiến pháp. Đây là cải cách chính trị quan trọng nhất từ thời kỳ “mở cửa”. Đảng CS cũng như nhân dân Trung Quốc đã thấy việc đoàn kết với giai cấp tư sản là một nhu cầu không thể thiếu.
Vấn đề còn lại chỉ là sự ráp nối một số nguyên tắc căn bản của chế độ đại nghị vào cơ chế thị trường đã có sẵn. Tuy nhiên sự ráp nối nay không thể làm nhanh và thế hệ lãnh đạo đương thời đang tìm cách vượt qua, như họ đã vượt qua giai đoạn khó khăn lúc ban đầu khi phải chia tay với kinh tế hoạch định.
Như vậy có thể nói rằng giấc mơ “cộng sản” đã hoàn toàn bị tiêu vong. Giờ đây không còn ai mất thì giờ để hy vọng gì về cái ước mơ hão huyền này nữa. Đảng CSVN không có những nhà tư tưởng mới nên thường hay bắt chước để tồn tại. Trong dĩ vãng, chỉ vì bắt chước những cái không nên bắt chước, nên những người đi theo Hồ Chí Minh đã mang đại họa cho dân tộc.
Những gì xảy ra cho đất nước từ sau bước quy phục Thành Đô không lẽ CSVN không nhìn thấy. Một cơ hội mới để chuộc lại lỗi lầm lại đang xuất hiện. Những người cộng sàn Việt Nam cần phải cảnh giác nhiều hơn để không mắc tội với dân tộc và lịch sử./.
Tháng 5 năm 2017
Nhận xét
Đăng nhận xét