Vietnam – Cali Today news – Trước chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5, mặc dù có quan tâm nhưng rất nhiều người cho rằng không mấy sáng sủa cho tương lai dân tộc sau chuyến đi này. Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng chậm nhất trong 3 năm trở lại đây. Cùng với đó, chính quyền CSVN liên tục bắt bớ, đàn áp những người đấu tranh dân chủ trong nước. Điển hình nhất là nhà cầm quyền đã cho bắt anh Hoàng Đức Bình-người hiện nay là phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt; phát lệnh truy nã anh Bạch Hồng Quyền và Thái Văn Dung. Tất cả những người nói trên đều góp phần góp phần đem tiếng nói của những người bị đối xử bất công ra trước công luận tại vùng biển miền Trung, nơi Tập đoàn Formosa đã gây ra thảm họa môi trường cho đến nay vẫn chưa khắc phục được. Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp Nguyễn Xuân Phúc tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 31/5. Ảnh: Người Lao Động Trao đổi ngắn với chúng tôi, Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung cho biết, điều mà anh muốn làm là thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa, việc này phải do chính người dân trong nước quyết định, chứ không phải trông chờ gì những người như ông Nguyễn Xuân Phúc. Theo nhận định riêng, chuyến đi của ông Phúc cũng không nằm ngoài mục đích kinh tế, cố gắng ký FTA (Hiệp định thương mại tự do), mong muốn Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Cũng đồng quan điểm với anh Nguyễn Tiến Trung, từ Hà Nội, luật gia Nguyễn Đình Hà cho biết: “Chuyến đi của ông Phúc thuần túy muốn thúc đẩy thương mại, đầu tư, trong đó có khả năng thuyết phục Mỹ quay lại TPP”. Chính vì chỉ để thúc đẩy thương mãi nên anh Đình Hà không mong đợi gì từ chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc. Theo nhận định của mình, anh Hà cho biết rất có thể Thủ tướng CSVN sẽ câm nín trước những câu hỏi về nhân quyền. Có chăng là hy vọng Hoa Kỳ sẽ dựa vào những lợi thế có sẵn để kéo Việt Nam ra khỏi vòng lệ thuộc vào Trung Quốc. Cách đây hơn một tháng, để chuẩn bị cho chuyến đi và những ký kết, ông Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng kiêm phó Thủ tướng đã có chuyến thăm Hoa Kỳ. Như đã thành thông lệ, trước khi có chuyến thăm Hoa Kỳ, lãnh đạo CSVN phải sang Bắc Kinh. Vào ngày 13/5, Chủ tịch nhà nước CSVN Trần Đại Quang đã lặn lội sang thăm Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình. Những chuyến đi này không làm cho dư luận trong nước quan tâm cho lắm. Vì với người dân, đó là một việc của bè lũ bán nước, tự trói mình vào dưới gót chân Trung Cộng. Một giám đốc chi nhánh nhà băng muốn giấu tên nói với chúng tôi, chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc là chuyến đi của kẻ ba phải. Vừa muốn xích lại gần với Hoa Kỳ để được nước này công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và bang giao với tất cả các nước, nhưng tuyệt nhiên trung thành với Trung Cộng. Điều này đã được thể hiện trong chuyến đi của ông Trần Đại Quang trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc có chuyến đi Hoa Kỳ. Từ Nha Trang, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (được biết dưới tên Mẹ Nấm), người hiện tại đang bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam cho biết: “Tôi không hy vọng gì trong chuyến đi của ông Phúc lắm. Vì lịch sử đã chứng minh bao chuyến viếng thăm Hoa Kỳ nhưng những quyền căn bản người dân Việt không được tôn trọng”. Anh Nguyễn Tiến Trung (giữa) cùng luật sư Lê Công Định (trái) và Lê Thăng Long những người bị ngồi tù vì tội “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Ảnh: Facebook Nguyễn Tiến Trung Tuy nhiên, dưới góc độ của một người mẹ đang phải nuôi hai cháu nhỏ do con gái ngồi tù, bà Tuyết Lan mong nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và những người bất đồng chính kiến khác đang ở trong chốn lao tù. Cùng với đó, tất cả những ý kiến trái chiều với chính quyền CSVN phải được tôn trọng. Trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc viếng thăm Tòa Bạch Ốc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có phiên đối thoại nhân quyền 2017 (23/5). Trước lề đối thoại, nhà cầm quyền CSVN đã tung lực lượng mật vụ, công an đông đảo để uy hiếp, đe dọa những người có tiếng nói bất đồng chính kiến. Một số người đã bị bao vây, ngăn cản không cho đi ra ngoài có thể biết đến, như: Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà báo Phạm Đoan Trang, gia đình blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…Việc đàn áp, uy hiếp phần nào để cho người dân thấy rằng, nhà cầm quyền CSVN không hề e ngại Hoa Kỳ; vấn đề nhân quyền không phải là con ngáo ộp để hù dọa, nhưng nó có thể là món quà để đổi chác, thông qua việc xuất cảng các tù nhân chính trị để đạt được những thỏa thuận thương mại nào đó. Nguoi Quan Sat

Cali Today
28/05/2017

Vietnam – Cali Today news – Trước chuyến thăm Tòa Bạch Ốc của Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 29 đến ngày 31 tháng 5, mặc dù có quan tâm nhưng rất nhiều người cho rằng không mấy sáng sủa cho tương lai dân tộc sau chuyến đi này.
Chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng chậm nhất trong 3 năm trở lại đây. Cùng với đó, chính quyền CSVN liên tục bắt bớ, đàn áp những người đấu tranh dân chủ trong nước. Điển hình nhất là nhà cầm quyền đã cho bắt anh Hoàng Đức Bình-người hiện nay là phó Chủ tịch Phong trào Lao động Việt; phát lệnh truy nã anh Bạch Hồng Quyền và Thái Văn Dung. Tất cả những người nói trên đều góp phần góp phần đem tiếng nói của những người bị đối xử bất công ra trước công luận tại vùng biển miền Trung, nơi Tập đoàn Formosa đã gây ra thảm họa môi trường cho đến nay vẫn chưa khắc phục được.
Tổng thống Donald Trump sẽ tiếp Nguyễn Xuân Phúc tại Tòa Bạch Ốc vào ngày 31/5. Ảnh: Người Lao Động
Trao đổi ngắn với chúng tôi, Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung cho biết, điều mà anh muốn làm là thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa, việc này phải do chính người dân trong nước quyết định, chứ không phải trông chờ gì những người như ông Nguyễn Xuân Phúc. Theo nhận định riêng, chuyến đi của ông Phúc cũng không nằm ngoài mục đích kinh tế, cố gắng ký FTA (Hiệp định thương mại tự do), mong muốn Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Cũng đồng quan điểm với anh Nguyễn Tiến Trung, từ Hà Nội, luật gia Nguyễn Đình Hà cho biết:
“Chuyến đi của ông Phúc thuần túy muốn thúc đẩy thương mại, đầu tư, trong đó có khả năng thuyết phục Mỹ quay lại TPP”.
Chính vì chỉ để thúc đẩy thương mãi nên anh Đình Hà không mong đợi gì từ chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc. Theo nhận định của mình, anh Hà cho biết rất có thể Thủ tướng CSVN sẽ câm nín trước những câu hỏi về nhân quyền. Có chăng là hy vọng Hoa Kỳ sẽ dựa vào những lợi thế có sẵn để kéo Việt Nam ra khỏi vòng lệ thuộc vào Trung Quốc.
Cách đây hơn một tháng, để chuẩn bị cho chuyến đi và những ký kết, ông Phạm Bình Minh, Ngoại trưởng kiêm phó Thủ tướng đã có chuyến thăm Hoa Kỳ.
Như đã thành thông lệ, trước khi có chuyến thăm Hoa Kỳ, lãnh đạo CSVN phải sang Bắc Kinh. Vào ngày 13/5, Chủ tịch nhà nước CSVN Trần Đại Quang đã lặn lội sang thăm Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình. Những chuyến đi này không làm cho dư luận trong nước quan tâm cho lắm. Vì với người dân, đó là một việc của bè lũ bán nước, tự trói mình vào dưới gót chân Trung Cộng.
Một giám đốc chi nhánh nhà băng muốn giấu tên nói với chúng tôi, chuyến đi của ông Nguyễn Xuân Phúc là chuyến đi của kẻ ba phải. Vừa muốn xích lại gần với Hoa Kỳ để được nước này công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường và bang giao với tất cả các nước, nhưng tuyệt nhiên trung thành với Trung Cộng. Điều này đã được thể hiện trong chuyến đi của ông Trần Đại Quang trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc có chuyến đi Hoa Kỳ.
Từ Nha Trang, bà Nguyễn Thị Tuyết Lan, thân mẫu của blogger, nhà hoạt động xã hội Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (được biết dưới tên Mẹ Nấm), người hiện tại đang bị nhà cầm quyền CSVN bắt giam cho biết:
“Tôi không hy vọng gì trong chuyến đi của ông Phúc lắm. Vì lịch sử đã chứng minh bao chuyến viếng thăm Hoa Kỳ nhưng những quyền căn bản người dân Việt không được tôn trọng”.
Anh Nguyễn Tiến Trung (giữa) cùng luật sư Lê Công Định (trái) và Lê Thăng Long những người bị ngồi tù vì tội “Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân”. Ảnh: Facebook Nguyễn Tiến Trung
Tuy nhiên, dưới góc độ của một người mẹ đang phải nuôi hai cháu nhỏ do con gái ngồi tù, bà Tuyết Lan mong nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và những người bất đồng chính kiến khác đang ở trong chốn lao tù. Cùng với đó, tất cả những ý kiến trái chiều với chính quyền CSVN phải được tôn trọng.
Trước khi ông Nguyễn Xuân Phúc viếng thăm Tòa Bạch Ốc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã có phiên đối thoại nhân quyền 2017 (23/5). Trước lề đối thoại, nhà cầm quyền CSVN đã tung lực lượng mật vụ, công an đông đảo để uy hiếp, đe dọa những người có tiếng nói bất đồng chính kiến. Một số người đã bị bao vây, ngăn cản không cho đi ra ngoài có thể biết đến, như: Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhà báo Phạm Đoan Trang, gia đình blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh…Việc đàn áp, uy hiếp phần nào để cho người dân thấy rằng, nhà cầm quyền CSVN không hề e ngại Hoa Kỳ; vấn đề nhân quyền không phải là con ngáo ộp để hù dọa, nhưng nó có thể là món quà để đổi chác, thông qua việc xuất cảng các tù nhân chính trị để đạt được những thỏa thuận thương mại nào đó.
Nguoi Quan Sat

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tin Việt Nam - Google VN

Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?