Điểm Tin – 30/03/2016

Điểm Tin – 30/03/2016    

Tin thế giới
  • Brazil : Liên minh cầm quyền tan rã, tổng thống Rousseff có nguy cơ bị phế truất(RFI) - Đảng cánh trung lớn tại Brazil PMDB tối qua, 29/03/2016, đã quyết định rút khỏi chính phủ của tổng thống Dilma Rousseff, phá vỡ liên minh với đảng cánh tả cầm quyền Người Lao Động. Mất liên minh quan trọng PMDB tức là mất đa số tại Quốc Hội, tổng thống Brazil đang đứng trước nguy cơ bị phế truất. Diễn biến mới của cuộc khủng hoảng chính trị đã khiến bà Dilma Rousseff hủy chuyến công du Hoa Kỳ để tham dự Thượng Đỉnh An Toàn Hạt Nhân.
  • Venezuela : Quốc Hội thông qua dự luật ân xá tù chính trị (RFI) - Quốc Hội Venezuela do cánh hữu đối lập kiểm soát đã thông qua dự luật ân xá tù chính trị nhưng tổng thống Nicolas Maduro từ chối ký ban hành. Các dân biểu thiểu số thuộc phe tổng thống bực tức lên án đạo luật ân xá bị xem là « xóa tội vi phạm nhân quyền ». Ngược lại, đối lập khẳng định cần một cơ sở để « hòa giải dân tộc ».
  • Nỗi sợ Daech chế bom phóng xạ phủ bóng Thượng Đỉnh Hạt Nhân (RFI) - Tổng thống Mỹ Barack Obama triệu tập Thượng Đỉnh An Toàn Hạt Nhân lần thứ tư tại Hoa Kỳ vào ngày 31/03. Viễn tượng khủng bố chiếm đọat chất phóng xạ để chế tạo « bom dơ » là một trong những kịch bản ám ảnh các nhà lãnh đạo thế giới trong bối cảnh xẩy ra những cuộc tấn công đẫm máu tại Pháp và Bỉ.
  • Khủng bố: Pháp có nhiều khu phố như Molenbeek của Bỉ (RFI) - Khi phát biểu tại Bruxelles ngày 27/03/2016 rằng « nhiều thành phố của Pháp có những nét tương đồng với Molenbeek » bộ trưởng phụ trách Thành Phố của Pháp, Patrick Kanner, đã khai mào một cuộc tranh cãi trong nội bộ đảng Xã Hội cầm quyền và kéo theo nhiều lời chỉ trích từ phía giới nghiên cứu. Hai nhật báo Le Monde và Le Figaro đề cập chủ đề này trong số ra ngày 30/03/2016.
  • Aleppo: Sức tàn phá của chiến tranh (BBC) - Hình ảnh video từ trên không cho thấy mức độ tàn phá ở khu vực phía đông Aleppo, nơi một thời là trung tâm thương mại của Syria.
  • Liên hiệp châu Âu chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ (VOA) - EU đã chỉ trích Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng việc triệu tập đại sứ Đức đến vì một bài hát chế nhạo TT Recep Tayyip Erdogan là không phù hợp với các giá trị dân chủ của EU
  • Quốc Hội Ukraina chấp thuận cho chưởng lý từ chức (RFI) - Dưới sức ép của Phương Tây và sau nhiều tuần lễ tranh cãi, Nghị Viện Ukraina vào hôm qua, 29/03, cuối cùng đã chấp thuận cho chưởng lý Viktor Shokine từ chức. Ông Shokine bị tố cáo áp dụng luật lệ một cách sai lệch và phân biệt đối xử. Việc ông từ nhiệm sẽ làm suy yếu thêm chính quyền thủ tướng Arseni Iatseniouk, vừa thoát khỏi một kiến nghị bất tín nhiệm vào tháng qua.
  • Tuần duyên Đông Nam Á và Trung Quốc : Cuộc đấu không cân sức (RFI) - Trên biển khơi, giới chuyên gia quân sự thường phân biệt hai lực lượng : Tàu trắng (thường được gọi trong tiếng Anh là white-hull), tức là các chiếc tàu tuần duyên hay cảnh sát biển, và tàu xám (gray hull) tức là lực lượng Hải Quân. Trên danh nghĩa, lực lượng tàu trắng được cho là ôn hòa hơn lực lượng tàu xám. Tuy nhiên, thực tế tại Biển Đông rất khác : Tàu trắng Trung Quốc là hung thần.
  • Philippines trang bị tàu ngầm để đối phó với Trung Quốc (RFI) - Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ rõ tham vọng bá quyền gây căng thẳng trên Biển Đông, hôm nay 30/03/2016, tổng thống Philippines Benigno Aquino thông báo Manila có kể hoạch thành lập đội tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
  • Tân tổng thống Miến Điện Htin Kyaw tuyên thệ nhậm chức (RFI) - Giây phút lịch sử mà dân chúng Miến Điện chờ đợi trong hơn 50 năm qua đã đến. Hôm nay 30/03/2016, phong trào dân chủ, qua Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ đã chính thức tiếp thu chính quyền. Tân tổng thống Htin Kyaw, một người thân cận của bà Aung Sann Suu Kyi, đã tuyên thệ nhậm chức trước Quốc Hội liên bang ở Naypyidaw, kết thúc 60 năm thống trị của quân đội.
  • Thái Lan : Dự thảo Hiến pháp mới được trao cho chính quyền quân sự (RFI) - Hôm qua, 29/03/2016, một ủy ban soạn thảo đã trao bản dự thảo Hiến pháp cho chính quyền quân sự Thái Lan. Đây là văn kiện được xây dựng theo yêu cầu của giới quân nhân và bản thân toàn bộ thành viên của ủy ban soạn thảo Hiến pháp cũng do chính quyền hiện nay chỉ định. Dự thảo Hiến pháp sẽ được thông qua trưng cầu dân ý vào tháng Tám tới và chính quyền quân sự cấm mọi cuộc thảo luận công khai nội dung văn kiện.
Tin Việt Nam
  • LS Lê Quốc Quân nhận định về kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13 (RFA) - Quốc hội Việt Nam từ hôm qua bắt đầu hoạt động bãi nhiệm chức danh đầu tiên là chủ tịch của tổ chức này. Theo kế hoạch trong những ngày tới của kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13, thêm hai chức danh nữa bị bãi nhiệm là chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ.
  • Thông điệp của Bộ chính trị mới? (RFA) - Đến thời điểm này, tôi buộc phải thừa nhận rằng Tổng bí thư và Bộ chính trị, bằng các quyết định và cách hành xử mới đây, đang củng cố nhận định của những người cho rằng ĐCSVN không thể tự cải cách.
  • Nước ngọt sẽ về ĐBSCL từ giữa tháng tư (RFA) - Nước ngọt sẽ về đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 12 đến ngày 25 tháng Tư này. Theo thông báo từ Viện Khoa Học Thủy Lợi miền Nam, trong tháng Tư các tỉnh ven biển thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có khoảng cách với biển từ 25 đến 40 kilômét, sẽ có nước ngọt khi thủy triều xuống thấp.
  • Mạng lưới Blogger VN: Bản án tuyên cho Nguyễn Ngọc Già là bất công (RFA) - Mạng lưới Blogger Việt Nam hôm qua ra nhận định về bản án mà Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên cho Blogger Nguyễn Ngọc Già, tên thật là Nguyễn Đình Ngọc, 50 tuổi. Mức án phiên xử sở thẩm vào ngày 30 tháng 3 hôm qua là 4 năm tù giam và 3 năm quản chế.
  • Cần thêm quyền cho TP. HCM? (BBC) - TS Lê Đăng Doanh ‘hoan nghênh’ nỗ lực xin cơ chế đặc biệt của ông Đinh La Thăng cho TP. Hồ Chí Minh, nhưng cũng cảnh báo một số điều về tính khả thi.
  • Người Sài Gòn mong đối thoại trực tiếp với ông Đinh La Thăng (RFA) - Một số người dân có ý thức tại Sài Gòn, trong mấy ngày cuối tuần qua, bày tỏ phản đối quyết định của chính quyền TP.HCM về việc bứng dưỡng, đốn hạ 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng và tiêu tốn một ngàn tỉ đồng để lót đá hoa cương vỉa hè quận 1.
  • Đâu là dấu ấn của ông Sinh Hùng? (BBC) - Giới quan sát bình luận về dấu ấn cá nhân, các mặt ưu, khuyết của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 13, ông Nguyễn Sinh Hùng.
  • ‘Khó tìm ra dấu ấn của ông Sinh Hùng’ (BBC) - Nhà nghiên cứu chính sách luật Việt Nam, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, bình luận về dấu ấn, ưu khuyết của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam khóa 13, ông Nguyễn Sinh Hùng.
  • 3 phụ nữ giương cờ Việt Nam Cộng hòa bị 10 năm tù (BoxitVN) - Ba bản án về tội vi phạm điều 88 được đưa ra một tuần sau khi Hà Nội tuyên phạt blogger Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù theo điều 258 ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước’ vì các bài viết bị xem là ‘chống đối’ trên trang blog Anh Ba Sàm thu hút đông đảo độc giả. Liên hiệp quốc lâu nay kêu gọi Việt Nam ngưng đàn áp những tiếng nói đối lập và chấm dứt các bản án dựa trên những điều luật có nội dung bao quát như 79, 88, hay 258 nhằm chống lại giới hoạt động.
    Việt Nam cũng bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, Hoa Kỳ, và các chính phủ Tây phương chỉ trích vì không chấp nhận bất đồng chính kiến và bỏ tù những ai chỉ trích chế độ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?