Chuyển đến nội dung chính

Thuế doanh nghiệp: Tại sao xung đột giữa các công ty và nhà nước lại khó mà hòa giải

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Một trong những điểm sáng về thu nhập của doanh nghiệp Hoa Kỳ, đó là Alphabet - công ty mẹ của Google - báo cáo thu nhập quý IV năm 2015 đã giúp giá trị cổ phiếu của công ty này tăng lên mức khiến nó trở thành một công ty có giá trị hơn cả Apple (Justin Sullivan/Getty Images)
Một trong những điểm sáng về thu nhập của doanh nghiệp Hoa Kỳ, đó là Alphabet – công ty mẹ của Google – báo cáo thu nhập quý IV năm 2015 đã giúp giá trị cổ phiếu của công ty này tăng lên mức khiến nó trở thành một công ty có giá trị hơn cả Apple (Justin Sullivan/Getty Images)
Benjamin Franklin, một trong những người sáng lập ra đất nước Hoa Kỳ, được cho là đã nói rằng: “Trong thế giới này không có gì là chắc chắn, trừ cái chết và các sắc thuế.”
Ngày nay tuyên bố này không thể đúng hơn. Những tranh cãi gần đây về việc giải quyết các khoản thuế của Google, Apple, và hiện giờ là Facebook ở châu Âu đang làm tăng thêm tính vững chắc của các sắc thuế và những thách thức của chúng đối với các doanh nghiệp lớn.
Thuế doanh nghiệp luôn luôn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi đối với cả các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Vì nó thường bị thúc đẩy bởi những lợi ích khác nhau luôn bất đồng. Trong khi các doanh nghiệp định hướng theo lợi nhuận, các chính phủ lại theo đuổi phúc lợi xã hội.
Các doanh nghiệp và các chính phủ thường bị thúc đẩy bởi những lợi ích khác nhau luôn bất đồng.
Ví dụ như, hầu hết các công ty có xu hướng tách khỏi vấn đề tối đa hóa phúc lợi xã hội, cho rằng đó là trách nhiệm của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Giám đốc quan hệ công chúng châu Âu của Google, Peter Barron, kiên quyết bám chắc quan điểm này trong một bức thư gửi cho tờ Thời báo Tài chính gần đây: “Các chính phủ đề ra luật thuế, các cơ quan thuế thực thi luật một cách độc lập, và Google tuân thủ pháp luật.”
Niềm tin này của các công ty và việc cố gắng phân định rõ ràng vai trò của doanh nghiệp và nhà nước được tóm tắt trong cụm từ: công việc của doanh nghiệp là kinh doanh.
Tuy nhiên, cách tiếp cận như vậy sẽ gây tác hại nặng nhất cho châu Phi và các nước đang phát triển khác. Chúng gây hạn chế  lên các nguồn lực tài chính, các chính phủ yếu kém, và các thách thức phát triển quan trọng nhất.
Vậy liệu có cách giải quyết được căng thẳng giữa các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận và những nghĩa vụ về phúc lợi xã hội của các quốc gia khi động chạm đến vấn đề thuế hay không?

Càng nhiều quy định, càng lắm vấn đề

Trong một số trường hợp, lợi ích của doanh nghiệp và nhà nước có thể được khớp nối thông qua sự điều chỉnh đúng đắn. Tuy nhiên, không có quy định nào kín kẽ và có nhiều sơ hở trong các hệ thống điều tiết.
Vài hệ thống trong số đó có thể bị khai thác thông qua việc lập kế hoạch thuế doanh nghiệp hiệu quá và các mưu đồ né tránh. Một lần nữa, đây là chỗ mà châu Phi và các nước đang phát triển có các thể chế quản lý yếu kém, bao gồm cả cơ quan thuế, sẽ gặp nhiều bất lợi.
Thuế doanh nghiệp cũng là một vấn đề gây tranh cãi thường bị các chính trị gia và giới vận động hành lang của doanh nghiệp làm trầm trọng thêm. Việc cho rằng doanh nghiệp đối phó với các khoản thuế bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nhu cầu cạnh tranh và giữ cho chi phí càng thấp càng tốt của họ, các nước có quy định thuế doanh nghiệp cao có thể không là điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia.
Như vậy, thuế tạo ra đấu trường của những mưu đồ và các cuộc tranh cãi. Được thiết lập như một canh bạc, nó trở thành nguyên cớ cho việc đổi mới và cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là trọng tâm của hầu hết các hoạt động lập kế hoạch thuế của công ty.
Một cái danh nghĩa dễ chịu cho điều này thường hấp dẫn cộng đồng doanh nghiệp, đó là “kinh doanh chênh lệch qua điều hành chiến lược.” Các nhân vật trong không gian sáng tạo này thường gồm các chuyên gia tư vấn thuế, luật sư và các nhà phân tích tài chính.

Đối diện với vấn đề đạo đức

Việc khai thác các lỗ hổng trong một hệ thống điều hành, trong khi thường là hợp pháp, đặt ra một câu hỏi quan trọng về bản chất của một hệ điều hành và mục đích của luật pháp – đó là, những gì nên được tính đến nhiều nhất: tính thượng tôn của pháp luật hay các vấn đề chuyên môn xung quanh việc giải thích và thực hiện nó?
Nếu tính thượng tôn pháp luật được coi trọng, thì khi đó việc một người sắp đặt các vấn đề về thuế nhằm nộp càng ít càng tốt là có hại cho việc tích luỹ ngân khố của chính phủ thông qua thuế. Khi thuế doanh nghiệp luôn tính dựa trên lợi nhuận, rất khó thuyết phục rằng nó hình thành từ chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Mặc dù trên bề mặt, nó dường như là như vậy.
Thay vào đó, việc tránh né nộp thuế có thể được cho là một việc làm vô trách nhiệm khi từ chối chia lãi cho xã hội từ các hoạt động kinh tế của một doanh nghiệp. Bất chấp thực tế là công ty có thể đã sử dụng một số tài nguyên quan trọng của xã hội để đạt được lợi nhuận. Có thể là tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực và nguồn lực vật chất. Né tránh nộp thuế trong trường hợp này là việc làm chỉ muốn hưởng lợi mà không tốn kém.

Tự điều hành trên nền tảng trung gian ư?

Chuỗi các vụ kiện liên tiếp về thuế doanh nghiệp cho thấy rằng chỉ quy định của chính phủ hiển nhiên là không đủ trong việc giải quyết tác động của các chiến lược né tránh nộp thuế doanh nghiệp. Điều này chủ yếu là do sự bất đối xứng thông tin giữa các chính phủ và doanh nghiệp.
Nói cách khác, các doanh nghiệp hiểu biết về hoạt động của họ và những lỗ hổng pháp lý mà họ có thể lợi dụng trong quá trình hoạt động tốt hơn so với các chính phủ. Do thiếu thông tin đặc hữu có liên quan, luật phản xạ (hoặc tự điều chỉnh) được công nhận như là một bổ sung hữu ích cho việc điều hành chung.
Tự điều chỉnh là trọng tâm của vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Là một mô hình kinh doanh tự lựa chọn, nó hoạt động trên quan điểm cho rằng việc nuôi dưỡng cho một xã hội tốt hơn và tăng cường phát triển con người là một kế hoạch chung giữa doanh nghiệp, chính phủ và xã hội. Mô hình tự lựa chọn này cho thấy các doanh nghiệp cũng có thể tạo thành một lực lượng hành động vì điều thiện. Họ kiểm soát các nguồn tài nguyên lớn, vận dụng quyền lực, và có chuyên môn.
Việc tự điều chỉnh có thể hữu ích theo nhiều cách. Thứ nhất, nó giúp chính phủ tiết kiệm chi phí xây dựng và thực thi các biện pháp điều hành. Thứ hai, nó trao quyền cho các công ty và đem lại cho họ cơ hội áp dụng các biện pháp hiệu quả mang lại năng suất cao. Nói cách khác, chính sách kinh doanh nên có quy định chung đầy đủ và không làm nó suy yếu. Đây là quy chuẩn đạo đức kinh doanh, đã được chính phủ Vương quốc Anh xác lập.
Nhưng nên tin cậy sự tự điều chỉnh đến mức độ nào? Mặc dù sự tự điều chỉnh có những lợi thế, đôi khi nó cũng thất bại khi hoạt động cô lập.
Sau tất cả những điều đã nói và làm, rõ ràng là việc doanh nghiệp tránh nộp thuế sẽ không sớm biến mất. Không thể loại bỏ nó chừng nào còn có những người tạo ra sáng kiến bóc tách các hệ thống thuế và luật lệ. Có lẽ đây là một tội lỗi tất yếu – một hành động thiếu trách nhiệm được nhìn nhận – một cái giá vì lợi ích của doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa.
Kenneth Amaeshi là một trợ lý giáo sư về chiến lược và kinh doanh quốc tế tại Đại học Edinburgh ở Anh Bài viết này được công bố lần đầu trên The Conversation.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?