Chuyển đến nội dung chính

Ai đứng đằng sau dòng vốn ra nước ngoài của Trung Quốc?

Theo Việt Đại Kỷ Nguyên

Tác giả: Valentin Schmid | Dịch giả: Phạm Duy

15 Tháng Ba , 2016


Một cảnh sát (Bên trái - trong chiếc áo xanh) đang cố gắng hỗ trợ các khách hàng khi họ đứng lấn lối vào của một chi nhánh của Ngân hàng Đông Á (BEA) của Hồng Kông vào ngày 24 tháng 9 năm 2008. (MIKE CLARKE / AFP / Getty Images)
Một cảnh sát (Bên trái – trong chiếc áo xanh) đang cố gắng hỗ trợ các khách hàng khi họ đứng lấn lối vào của một chi nhánh của Ngân hàng Đông Á (BEA) của Hồng Kông vào ngày 24 tháng 9 năm 2008. (MIKE CLARKE / AFP / Getty Images)
Thế giới đã phần nào quen với sự tan chảy dần dần của quỹ dự trữ ngoại hối của Trung Quốc, giảm đi thêm 29 tỷ USD trong tháng 2, xuống còn 3,2 nghìn tỷ USD chẵn, thấp hơn nhiều so với lúc đỉnh điểm là 4 nghìn tỷ USD trong năm 2014.
Điều mà thị trường đã không luận ra được là sự tiêu hao dự trữ này sẽ tiếp tục trong bao lâu nữa, và những người thực sự chịu trách nhiệm cho các dòng vốn ra đằng sau sự tiêu hao dự trữ ngoại hối là ai.
Một vài nhà bình luận như giáo sư Đại học Bắc Kinh Michael Pettis, nói rằng ngoài việc có rất nhiều dự trữ thanh khoản, Trung Quốc còn có nhiều thứ hơn thế, sẵn sàng để bảo vệ đồng tiền, căn cứ trên thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, giáo sư Pettis cũng cảnh báo rằng việc mất đi 150 tỷ USD mỗi tháng trong thời gian lâu hơn một chút nữa, sẽ sớm gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin.
Một báo cáo mới của Ngân hàng đầu tư Societe Generale đã làm sáng tỏ nguồn gốc của những dòng vốn ra, và kết luận rằng sự mất giá của đồng tiền Trung Quốc xuống ít nhất là 7,5 Nhân dân tệ cho mỗi đồng Đô la Mỹ, là rất có khả năng xảy ra trong năm 2016.
(Societe Generale)
(Societe Generale)
Lý do: Hầu hết các dòng tiền chảy ra là từ những người Trung Quốc bình thường, những người muốn đa dạng hóa [tài sản của mình] từ các khoản tiền gửi ngân hàng, bất động sản, hay thị trường chứng khoán của Trung Quốc.
“Trong 6 quý vừa qua (Q2/2014 – Q3/2015), tổng lượng vốn thuần lũy tích là 657 tỷ USD đã rời khỏi Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến dòng vốn ra của cư dân trong nước, báo cáo nêu rõ. Một phần lớn của 353 tỷ USD đến từ các cư dân, là hạn ngạch cho phép trao đổi, lên đến 50.000 $/[người] mỗi năm.
Vấn đề: “Nếu chỉ có 5% dân số (65 triệu người) chọn làm điều này, dòng vốn ra hàng năm sẽ đã bằng toàn bộ lượng dự trữ chính thức [của Trung Quốc], báo cáo nêu rõ, trích dẫn dòng vốn ra thuộc loại như thế này là rủi ro lớn nhất đối với chế độ tiền tệ ổn định.
Đây là lý do tại sao ngay cả một thặng dư thương mại trong khu vực là 500 tỷ USD mỗi năm, cũng sẽ không đủ để bù đắp cho số lượng 1,3 tỷ người bán tiềm tàng, đối với đồng tiền của Trung Quốc.
Kết quả là Trung Quốc đang cân nhắc việc kiểm soát vốn chặt chẽ hơn nữa, một động thái đi hoàn toàn ngược lại chương trình cải cách của chế độ [Trung Quốc].
Nhà kinh tế học Trung Quốc Wei Yao của Ngân hàng Societe Generale cho rằng việc kiểm soát vốn sẽ xảy ra, “bao gồm cả [việc kiểm soát thị trường] liên ngân hàng, [đầu tư ra nước ngoài] và ngân hàng ngầm. Việc thắt chặt kiểm soát vốn đối với các cư dân địa phương, đặc biệt là giới hạn chuyển đổi 50.000 USD, sẽ mang lại nhiều lợi ích,” bà Wei Yao viết.
Vậy điều gì sẽ gây ra một sự mất giá xuống 7,5 nhân dân tệ cho mỗi Đô la Mỹ vào năm 2016? “Nếu tốc độ bán dự trữ nhanh vẫn duy trì trong từ 2 đến 3 quý, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) sẽ chịu áp lực gia tăng để xem xét điều chỉnh nhanh hơn nữa tỷ giá hối đoái”. Tất nhiên, [đó sẽ là] điều chỉnh giảm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?