Tin tức và Bình luận




Lê Phan - Hậu khủng bố 

Thứ Hai, ngày 28 tháng 3 năm 2016


Lại một lần nữa một cuộc tấn công khủng bố xảy ra tại một thành phố lớn của Tây phương. Cuộc tấn công vào thủ đô Brussels của Bỉ có thể là cuộc tấn công vào con tim của Liên Hiệp Âu Châu nhưng nó cũng chỉ quan trọng như những cuộc tấn công vào New York, Washington DC, Madrid, Luân Đôn, Boston, Paris... Và danh sách đó, sẽ còn kéo dài hơn nữa.
Mỗi lần một cuộc tấn công như vậy xảy ra, người ta bắt đầu tranh cãi, chính trị gia thi nhau đưa ra chính sách đối phó, các nhà chuyên môn chỉ ra lỗi lầm và vấn đề.
Nhưng có lẽ chưa lần nào mà những lời “khuyên bảo” và “chỉ trích” gay gắt như vậy. Có vẻ như đối với Brussels và nước Bỉ, ai cũng coi là họ có quyền khuyến cáo, phê bình. 
Với mùa bầu cử đang ngày càng nóng bỏng, những lời lên tiếng đầu tiên dĩ nhiên là của các ứng cử viên. Ông Donald Trump, ngay lập tức, đòi “đóng cửa biên giới.” Ông Trump nói: “Tôi sẽ đóng cửa biên giới. Chúng ta nhận vào những người không có giấy tờ thực sự. Chúng ta không biết họ từ đâu tới và họ là ai.” Rồi ông lại một lần nữa lập lại lời thề là nếu được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, ông sẽ đưa trở lại tra tấn và trấn nước để hỏi cung các nghi phạm khủng bố. Ông cũng bảo không ngần ngại giết gia đình của những kẻ đã tham gia khủng bố.

Vũ Kim Hạnh - Ứng xử đối với Trung Quốc – cách của Indonesia và của Việt Nam

Thứ Hai, ngày 28 tháng 3 năm 2016

Bà Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indo, ngôi sao chính trường đang được dân chúng ái mộ.

1/ Ngôi sao sáng trên chính trường Indonesia... 

Trên face, hôm qua, tình cờ tôi đọc được một số stt gọi bà Susi Pudjiastuti, Bộ trưởng Bộ Ngư nghiệp Indonesia là "ngôi sao sáng” trên chính trường nước này. Tiếp tục đọc, biết thêm là gần đây, dư luận dân Indo rất “đã” chuyện bà Bộ trưởng ráo riết cử tàu tuần duyên đuổi bắt hết tàu Trung Quốc xâm phạm hải phận. Đó là động thái mới của “người bạn duy nhất”, người tự nhận vai “người điều đình” giúp Trung Quốc về Biển Đông khi... nhịn hết nổi! Chuyện gần nhất là vầy: Buổi tối ngày thứ Bảy tuần qua, tàu tuần duyên theo lịnh của bà bắt được một tàu đánh cá Trung Quốc trong vùng kinh tế 200 hải lý phía Bắc đảo Borneo. Thuyền trưởng và thủy thủ của tàu Trung Quốc bị bắt, tàu vi phạm bị kéo về; nhưng một chiếc tàu Hải Giám của Trung Quốc đã bám theo, và đến nửa đêm thì tiến vào phạm vi hải phận 12 hải lý để... kéo tàu vi phạm của họ chạy mất. 

Chính phủ Indonesia để cho bà Susi họp báo ngay hôm sau, Chủ Nhật, cho biết sẽ triệu tập đại sứ Trung Quốc phản đối việc “cướp tàu”; và ngày kế đó, Bộ trưởng Ngoại giao lên tiếng và rồi lãnh đạo Hải quân họp báo công bố sẽ huy động các tàu lớn hỗ trợ tàu tuần tiểu của Bộ Ngư nghiệp. Thì ra dân Indo ái mộ bà Bộ trưởng Susi vì bà vượt qua các thủ tục ngoại giao, hành động nhanh đáp trả quyết liệt và thẳng thừng hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền quốc gia của họ.

Hà Tường Cát - Cái chết bí ẩn ở Hoa Kỳ của một chính trị gia Nga 

Thứ Hai, ngày 28 tháng 3 năm 2016

Đầu tháng 11 năm ngoái người ta tìm thấy Mikhail Lesin, nhân vật từng có nhiều thế lực trong chính quyền và giới truyền thông Nga, chết trong phòng The DuPont Circle Hotel, một khách sạn 4  sao ở khu Tây-Bắc Washington D.C.
Bộ trưởng báo chí-truyền hình–truyền thanh Mikhail Lesin (phải), 
trao đổi ý kiến với Bộ trưởng viễn thông Leonid Reiman, trái,  
trong một buổi họp ở điện Kremlin dưới quyền chủ tọa 
của Tổng Thống  Vladimir Putin sau vụ hỏa hoạn tháp truyền hình Ostankino 
ở Moscow năm 2000, (Hình:  AFP/Getty Images)

Không ai biết vì sao Lesin có mặt tại thủ đô Washington, vì từ 2011 ông đã cùng với gia định qua sinh sống ở Beverly Hill và thường vui với thú tiêu khiển đi câu cá ngoài biển.
Mikhail Yuriyevich Lesin, chết khi 57 tuổi, một chính trị gia Nga và là phụ tá của Tống Thống Vladimir Putin trong nhiều năm. Ông đã từng giữ chức vụ bộ trưởng thông tin báo chí, am hiểu tất cả các cơ quan truyền thông Nga và trợ giúp đắc lực cho điện Kremlin trong công tác kiểm duyệt.
ĐỌC THÊM »  
Song Thao - Ngã

Chủ Nhật, ngày 27 tháng 3 năm 2016


Mùa đông, tuyết rơi, mưa đá rơi, mưa băng rơi, làm đường sá trơn trượt. Thành phố có những xe gạt tuyết sang hai bên đường, xe trải muối và chất chống trơn trên mặt đường cũng như trên lề đường dành cho người đi bộ. Dù vậy, xe cộ vẫn cứ trơn trượt xoay ngang xoay dọc và dân cuốc bộ vẫn cứ ngã xoành xoạch. Được cái là ông trời lo liệu cả nên đường trơn trượt cặp kè với thời tiết giá lạnh, ra đường là phải áo quần lớp nọ lớp kia kín mít từ đầu tới chân. Vậy nên có té cũng ít khi bị thương tích. Cái nệm quần áo đỡ đần tất cả. Chuyện té là chuyện thường ngày ở thành phố rét mướt Montreal chúng tôi. Nhưng khi một văn nhân té, chuyện lại khác. Té văng ra thơ.

Ông Hồ Đình Nghiêm, cái tên nghe ra đã nghiêm chỉnh, đi đứng đàng hoàng, vậy mà cũng gia nhập vào làng đo đất. Dù là nhà văn, có cây viết trong người, nhưng cây viết thì có ích gì cho cái té. Cây viết của bạn bè vội đứng lên. Ông một cẳng rưỡi Luân Hoán, chuyên viên té, nguyên năm nay đã hai lần hôn đất, đồng cảm với bạn, tự tình với mình.

lạng quạng rớt một bàn chân
còn một cẳng rưỡi gắng lần mò đi
cong thẳng cùng đường chữ chi
cuối cùng đến được xứ gì thần tiên
đất lành chỉ có chút phiền
mỗi năm ba tháng liên miên lạnh lùng
ra đường quen bước lung tung
cơ hội đo đất thẳng lưng chuyện thường.

Tản văn Nguyễn Ngọc Tư - Chuyện nước trong nhà

Chủ Nhật, ngày 27 tháng 3 năm 2016


Mở mắt ra, chân quơ tìm dép thấy giặc đã ngang nhiên ở đó. Nước, không biết vào hồi nào, ngập nửa chân giường. Lần đầu tiên cái thành phố nhỏ này nổi trôi theo những ngày mưa trút xả, hồi nào giờ cứ tưởng đâu nó nghiêng chừng hai ba độ bảy, có nhiêu nước dốc chảy ra biển hết, nhưng giờ biết không phải vậy. 
Một cuộc xâm lăng trắng trợn. Mở rộng lãnh thổ của mình vào tận các hộc bàn, nước tràn qua mặt ghế sô pha, thậm chí nó còn reo khi qua cửa hẹp. Bầy cá lòng tong lăng xăng lội te vào dọ thám mọi ngóc ngách, bã mía và lá khô thì điềm đạm hơn, dường như có chút tự ti cái phận rác của mình. 
Những nếp nhăn trong vỏ não bà già cũng như bị úng nước. Mấy món đồ điện tử đắt tiền sắp ướt đít, nhưng bà mãi cứu hủ rượu mơ, tìm chỗ kê cao bình bông giả, cuốn võng lại. Bận rộn với đám đồ linh tinh vô giá trị, đến điện, thứ có thể rò rỉ bất cứ lúc nào, bà già cũng quên ngắt. Lúc ngơi tay đứng thở, bà ngó quanh, nghĩ những thứ đúng kiểu người già lo xa, biết dọn dẹp nổi không, một mai nước rút.

Trần Doãn Nho - Về

Chủ Nhật, ngày 27 tháng 3 năm 2016


Cứ mỗi lần gần đến Tết, thì tôi lại nghĩ đến chuyện về.

Về, tức là trở lại. Trái nghĩa với đi. Khi nói về, ta phải hiểu là ta đã đi, đã lìa xa một nơi chốn thân yêu nào đó. Khi nói về là nói đến một hạnh phúc, một thú vui, một ước ao. Về, do thế, trở thành một sức lôi kéo mạnh mẽ, đôi khi không cưỡng lại được. Đi, có thể là bất đắc dĩ. Mà về, thuờng thì không. Chữ về bao giờ cũng gợi nên một cảm giác thân thiết, một cái gì ấm cúng: mạ đi chợ về, tha về (trả tự do), trở về, xuân về, hè về, về làng, về nước, về nhà, về quê. Ít ra là về mặt chữ nghĩa.

Ngày trở về, anh bước lê trên quãng đường đê đến bên lũy tre

Nắng vàng hoe, vườn rau trước hè, chào đón người về (Ngày trở về/ Phạm Duy)

Để mô tả ngày trở về của một người thương binh, Phạm Duy đã sử dụng âm "ề" ở cuối câu, dựa vào chữ về, khiến cho bản nhạc hát lên nghe êm đềm, nao nức. Khung cảnh của một làng quê với lũy tre, với đường đê với vườn rau thân thuộc trong nắng, tất cả hiện ra y như thể để chào đón một người. Cảnh đoàn tụ thật vô cùng cảm động:

Mẹ lần mò, ra trước ao nắm áo người xưa ngỡ trong giấc mơ

Tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?