Tin Biển Đông – 31/10/2016

Tin Biển Đông – 31/10/2016

Trung Quốc cho phép

ngư dân Philippines đánh cá ở Scarborough

Ngư dân Philippines được vào khu vực bãi cạn Scarborough đánh cá, nhưng Trung Quốc vẫn giữ quyền tài phán, điều hành ở vùng biển mà Bắc Kinh nói là có chủ quyền.
Những điều vừa nêu được bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đưa ra trong cuộc họp báo sáng nay tại Bắc Kinh, nhấn mạnh chủ quyền bãi cạn Scarborough thuộc về Trung Quốc, nhưng chính phủ Bắc Kinh tìm phương thức giải quyết vấn đề như Tổng Thống Rodrigo Duterte của Phi mong muốn.
Bà cũng nói sau khi Tổng Thống Philippines viếng thăm Trung Quốc, quan hệ hai bên đã cải thiện.
Cuối tuần rồi, ngư phủ Phi đã trở lại bãi cạn Scarborough để đánh bắt hải sản. Tin từ Manila cho biết tàu tuần tra của Trung Quốc vẫn hiện diện trong khu vực này, nhưng không thấy bóng dáng của tàu hải quân Trung Quốc.
Theo lời ông Esperon, Cố Vấn An Ninh Philippines, điều này xảy ra sau khi Tổng Thống Duterte đạt được thỏa thuận ngầm với giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Ông nói rõ hai bên không ký kết thỏa thuận nào cả, mà chỉ ngầm hiểu với nhau là ngư dân hai nước đều có quyền hành nghề ở khu vực mà cả Manila lẫn Bắc kinh đều nhận có chủ quyền.
Ông Esperon cũng nhấn mạnh khi gặp nhau ở Bắc Kinh, cả Tổng Thống Phi lẫn lãnh đạo Trung Quốc đồng ý không tranh cãi chuyện chủ quyền bãi cạn Scarborough thuộc về nước nào, thay vào đó là những cuộc thảo luận tăng cường quan hệ song phương, để đạt điều ông gọi là cả 2 nước đều có lợi.

ASEAN đang ngả dần về Trung Quốc?

Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm nay, 31/10, tới Trung Quốc, bắt đầu chuyến thăm kéo dài tới ngày 6/11, ít lâu sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte rời Bắc Kinh.
Người đứng đầu chính phủ Malaysia, một nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), công du nước đông dân nhất thế giới cùng với hàng chục quan chức chính phủ và doanh nhân.
Trong một thông cáo ra ngày 26/10, ông Najib được Reuters dẫn lời nói rằng Malaysia cam kết củng cố quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và sẽ thúc đẩy mối bang giao lên “các tầm cao mới”.
Thủ tướng Malaysia nói: “Chúng tôi sẽ ký nhiều thỏa thuận mới cũng như các biên bản ghi nhớ sẽ nâng quan hệ giữa hai nước lên tầm cao mới hơn nữa”.
Chuyến thăm của ông Najib diễn ra vài ngày sau khi Tổng thống Duterte tuyên bố tại Bắc Kinh rằng ông “ly khai” với đồng minh lâu năm Hoa Kỳ và đã “chỉnh đốn lại” quan hệ với Trung Quốc.
Cả Philippines và Malaysia đều có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng ông Duterte thời gian qua đã mềm mỏng hơn với Bắc Kinh nhằm tăng cường quan hệ cũng như thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Trong khi đó, Reuters dẫn lời một nhà phân tích nói rằng chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình cũng có thể tìm cách giảm nhẹ cuộc tranh chấp với Malaysia bằng cách đưa ra các đề nghị về kinh tế.
Hãng tin của Anh cho rằng chuyến công du của ông Najib một lần nữa lại có thể gây trở ngại cho chính sách của Mỹ về Đông Nam Á.
Trong một bài phân tích hôm 31/10, Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc dẫn lời các chuyên gia nói rằng việc các quốc gia Đông Nam Á xích lại gần hơn với Trung Quốc không những làm giảm căng thẳng tranh chấp ở biển Đông mà còn gia tăng sự cạnh tranh [về ảnh hưởng] giữa liên minh Mỹ – Nhật và Trung Quốc.
Trong một động thái không rõ có liên quan với các chuyến công du của các quan chức ASEAN tới Trung Quốc hay không, người được cho nhiều khả năng lên kế nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng tới thăm Hoa Kỳ tuần trước, sau khi hội kiến Chủ tịch Tập Cận Bình ở Bắc Kinh.
Tin cho hay, chuyện Biển Đông và TPP nằm cao trong nghị trình cuộc gặp giữa ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

TQ lên tiếng về ‘điểm nóng’ ở biển Đông

Trung Quốc hôm nay, 31/10, tuyên bố rằng tình hình tại bãi cạn Scarborough tranh chấp với Philippines ở biển Đông “không có gì thay đổi và sẽ không thay đổi”, sau khi Manila nói rằng các tàu của Bắc Kinh chiếm đóng nơi đó trong suốt bốn năm qua không còn xua đuổi các ngư dân Philippines.
Các quan chức an ninh Philippines, theo Reuters, hôm 30/10, nói rằng Trung Quốc đã giảm bớt sự hiện diện tại bãi cạn này sau chuyến công du của Tổng thống Duterte tới quốc gia đông dân nhất thế giới nhằm tăng cường quan hệ song phương.
Khi được hỏi liệu có phải các ngư dân không bị cản trở khi tiến vào bãi cạn này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh vẫn duy trì “việc quản lý bình thường” ở Scarborough.
Bà nói: “Tình hình liên quan không có gì thay đổi và sẽ không thay đổi”. Nữ phát ngôn viên này còn cho rằng chuyến công du tới Trung Quốc của ông Duterte đã đánh dấu một sự cải thiện chung trong quan hệ hai nước.
“Trung Quốc sẽ thực thi phù hợp với các vấn đề quan tâm của Tổng thống Duterte”, bà Hoa nói mà không cho biết chi tiết.
Trung Quốc đã xua đuổi các ngư dân Philippines kể từ khi chiếm đóng Scarborough năm 2012.
Trong khi đó, Đảng Cộng sản Philippines (CPP) hôm 29/10 đã lên tiếng hoan nghênh việc Manila và Bắc Kinh xử lý vụ bãi cạn Scarborough một cách hoà bình, đồng thời kêu gọi Mỹ ngưng can thiệp.
Tuyên bố của CPP có đoạn: “Việc giải quyết bãi cạn Scarborough cho thấy điều có thể đạt được bằng cách khẳng định độc lập quốc gia, gây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và phản đối sự can thiệp từ bên ngoài, nhất là sự kích động chiến tranh từ quân đội Mỹ”.
PhilStar dẫn lời CPP nói rằng điều quan trọng nhất nhằm đi tới giải pháp cho các tranh chấp ở biển Đông đó là “phải phi quân sự hoá” vùng biển này để cho các quốc gia sử dụng tuyến hàng hải trọng yếu của thế giới.

Đảng Cộng sản Philippines

kêu gọi Mỹ ‘tránh xa’ Scarborough

Đảng Cộng sản Philippines (CPP) hôm 29/10 đã lên tiếng hoan nghênh việc Manila và Bắc Kinh xử lý vụ bãi cạn Scarborough một cách hoà bình, đồng thời kêu gọi Mỹ ngưng can thiệp.
Tuyên bố của CPP có đoạn: “Việc giải quyết bãi cạn Scarborough cho thấy điều có thể đạt được bằng cách khẳng định độc lập quốc gia, gây dựng quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng và phản đối sự can thiệp từ bên ngoài, nhất là sự kích động chiến tranh từ quân đội Mỹ”.
PhilStar dẫn lời Đảng Cộng sản Philippines dự báo “các thành công tiếp theo trong việc xử lý hoà bình các tranh chấp lãnh hải khác” mà “phù hợp với các nguyện vọng của người dân Philippines”.
Theo CPP, điều quan trọng nhất nhằm đi tới giải pháp cho các tranh chấp ở biển Đông đó là “phải phi quân sự hoá” vùng biển này để cho các quốc gia sử dụng tuyến hàng hải trọng yếu của thế giới.
Đảng này cũng kêu gọi Mỹ “ngưng mọi cuộc tuần tra hải quân, kể cả các hoạt động gọi là tự do hàng hải” mà theo lời CPP “khiêu khích việc trả đũa”.
Hoa Kỳ chưa lên tiếng trước lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Philippines.
Trong khi đó, tờ Philippines Daily Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Delfin Lorenzana, nói rằng các hình ảnh vệ tinh cho thấy tàu hải giám của Trung Quốc vẫn bảo vệ bãi cạn này, nhưng các ngư dân Philippines vẫn hoạt động gần đó mà không gặp trở ngại gì.

Úc và Indonesia

muốn phối hợp tuần tra tại Biển Đông

Theo báo Úc hôm nay, 31/10/2016, Canberra và Jakarta đang xem xét khả năng phối hợp tuần tra để bảo đảm an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông.
Báo The Sydney Morning Herald dẫn lời bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia Ryamizard Ryacudu cho biết trong cuộc họp với đồng nhiệm Úc tại Bali hồi tuần trước, Indonesia bày tỏ hy vọng là « hoạt động tuần tra chung » với Úc tại Biển Đông sẽ « mang lại hòa bình » và đẩy lùi các hoạt động đánh bắt cá lậu. Trả lời kênh truyền thông Fairfax Medio, bộ trưởng Quốc Phòng Úc tuyên bố hai bên nhất trí xem xét các khả năng tăng cường hợp tác trên hai vùng « Biển Đông và biển Sulu », mục tiêu của Úc là « thực thi quyền tự do hàng hải thể theo luật pháp quốc tế và góp phần bảo vệ an ninh khu vực ».
Ngoài vấn đề tự do hàng hải, một lo ngại lớn của Jakarta là việc Bắc Kinh hậu thuẫn cho tàu cá hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Trong mùa hè vừa qua, Indonesia đã phải dùng Hải Quân để khống chế tàu cá Trung Quốc.
Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực ra phán quyết bác bỏ phần lớn các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, trong vụ kiện Manila kiện Bắc Kinh. Sau phán quyết, Úc tuyên bố sẽ tiếp tục thực thi quyền tự do hàng hải tại Biển Đông, trong lúc Bắc Kinh cực lực phản đối quyết định của Tòa Trọng Tài Thường Trực.
Theo một số chuyên gia về quan hệ quốc tế, các cuộc tuần tra phối hợp giữa Úc và Indonesia tại Biển Đông cản trở tham vọng của Trung Quốc. Bắc Kinh đang phát triển các cơ sở quân sự trên nhiều đảo, đá ở Biển Đông nhằm kiểm soát tuyến đường hàng hải huyết mạch này. Theo chuyên gia về quốc phòng Connie Rahakundini Bakrie, thuộc Đại học University of Indonesia, việc tuần tra chung có thể là một hành động khiêu khích đối với Trung Quốc, bởi điều đó có nghĩa là Jakarta đã đứng về một bên trong cuộc tranh chấp tại khu vực này.
Tuy nhiên, theo chuyên gia luật quốc tế Melda Kamil Ariadno, cũng thuộc Đại học University of Indonesia, Biển Đông là « tuyến đường hàng hải quốc tế », không quốc gia nào có thể đơn phương đòi hỏi chủ quyền và điều mà « Trung Quốc nên làm ngay lập tức là thảo luận về Bộ quy tắc ứng xử (ở Biển Đông) COC, càng sớm càng tốt ».
Trong chuyến công du Indonesia cuối tuần trước, ngoại trưởng Úc thông báo « sẽ vận động tất cả các nước trong vùng ủng hộ và tăng cường trật tự trên cơ sở tôn trọng luật pháp, đã được Hoa Kỳ hậu thuẫn từ 70 năm nay » và hối thúc khối ASEAN cùng Trung Quốc nhanh chóng hoàn tất Bộ quy tắc COC.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?

Xứ Sở Hận Thù

Một nền tư pháp tùy tiện