Anh rời EU: 'Châu Âu không được buồn nản'

Brexit và eu

Image copyrightGETTY
Image captionLãnh đạo EU gợi ý về việc khối này cần cải tổ để tồn tại sau khi Anh rút khỏi
BBC
24 tháng 6 2016
Liên minh Châu Âu không được rơi vào “khủng hoảng và tê liệt” sau khi Liên hiệp Anh bỏ phiếu rời khỏi tổ chức này, Ngoại trưởng Cộng hòa Liên bang Đức nói.
Ông Frank-Walter Steinmeier đưa ra bình luận này khi đang trên đường đến một cuộc họp khẩn cấp của sáu thành viên sáng lập khối EU. Cuộc họp này để bàn thảo về động thái của Anh quốc bỏ phiếu rời EU.
Họ sẽ xem xét quá trình và tốc độ của việc Anh ra khỏi EU, đồng thời cũng muốn bàn luận về việc làm thế nào để thuyết phục các nước khác không làm điều tương tự.
Thủ tướng Anh David Cameron hôm 24/6/2016 nói ông sẽ từ chức vào tháng Mười.
Sáu quốc gia tham gia cuộc thảo luận tại Berlin bao gồm Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Đây là sáu thành viên sáng lập EU vào thập kỷ 50 và hiện vẫn là hạt nhân của khối.
Cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của lãnh đạo EU mà không có đại diện của Anh sẽ được tổ chức vào thứ Tư tuần tới. Liên minh Châu Âu đã thúc giục nước Anh bắt đầu thương lượng để rút khỏi khối này càng nhanh càng tốt.
Người đứng đầu Thượng viện Châu Âu, ông Jean-Claude Juncker, nhấn mạnh “Liên minh EU gồm 27 thành viên vẫn tiếp tục tồn tại”.
Thị trường chứng khoán toàn cầu suy giảm nặng nề sau khi tin tức về kết quả Brexit được công bố. Theo đó người Anh bỏ phiếu 52% ủng hộ rời khỏi EU so với 48% muốn ở lại. Sau đó tỉ giá đồng Bảng cũng suy giảm nghiêm trọng.
Anh Quốc hiện nay phải chấp hành Điều 50 trong Hiệp ước Lisbon quy định thời gian ít nhất hai năm cho việc thương lượng rút khỏi EU.
Tuy nhiên, ông Cameron nói ông muốn nhường lại công việc thương lượng cho người kế nhiệm.
“Người Anh đã quyết định ngày hôm qua về việc họ muốn dời khỏi Liên minh Châu Âu, điều đó không có nghĩa là họ phải đợi đến tận tháng Mười để thương lượng điều khoản cho quá trình này,” ông Juncker nói trong một cuộc phỏng vấn với với hệ thống truyền hình ARD của Đức.
“Tôi muốn việc này được bắt đầu ngay lập tức”

'Quá trình ly hôn'

Đồng thời vào thứ Sáu, Chủ tịch Nghị viện Châu Âu, ông Martin Schulz, nói EU “là một khối thống nhất nhưng đã trở thành con tin” trong cuộc nội chiến trong đảng Bảo thủ của ông Cameron.
Image copyrightAP
Image captionChâu Âu sắp họp khẩn cấp sau khi Anh bỏ phiếu rút khỏi EU
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk nói “quá trình ly hôn” này sẽ được bàn luận giữa các thành viên không gồm nước Anh vào thứ Tư, một ngày sau khi ông Cameron gặp và thảo luận với họ.
"Thái độ tại Brussels lúc này là bực bội và thất vọng, trong khi nhiều chính phủ trên khắp Châu Âu đang 'sợ hãi'," theo Katya Adler, Chủ biên Châu Âu của BBC.
"Nhiều năm theo dõi mảng chính trị châu Âu, nhưng tôi chưa bao giờ chứng kiến châu lục này bi quan và không chắc chắn về tương lại của khối EU đến như vậy," Katya Adler nói.
"Thái độ tại Brussels lúc này là bực bội và thất vọng, trong khi nhiều chính phủ trên khắp Châu Âu đang sợ hãi.
"Điều này bắt nguồn từ sức ép từ các cử tri giận dữ vì họ có đồng quan điểm với những chỉ trích hướng về phía EU được nêu lên trong chiến dịch trưng cầu dân ý này của Anh.
"Đó là lý do tại sao người ta bắt đầu nghe đến những cụm từ như "EU" và "cải tổ", mặc dù muộn, từ những người ít được chờ đợi nhất, như bà Angela Merkel hoặc ông Donald Tusk.
"Bởi vì họ quá lo lắng, EU đang trở nên cứng rắn hơn đối với Anh về điều khoản và thời gian của mối quan hệ mới về thương mại. Đây có lẽ không phải là sự trừng phạt.
"Hơn thế, đó là mong muốn cho quá trình này trở nên khó khắn và khiến những nước khác không làm điều tương tự, trong khi sự lãnh đạo Châu Âu cần được chỉnh đốn, và có lẽ cải tổ toàn diện," Chủ biên châu Âu của BBC nói.

Điều 50 Hiệp ước Lisbon nói gì?

  • Có hiệu lực từ năm 2009 nhưng chưa bao giờ được thực thi.
  • Cho phép chính phủ thành viên đưa ra thông báo ý định ra khỏi EU.
  • Sau đó đám phán diễn ra nhằm thương lượng một loạt các vấn đề giữa thành viên ra khỏi với các thành viên khác của EU.
  • Nếu không có thoản thuận nào đạt được, tư cách thành viên tự động bãi bỏ sau hai năm kể từ khi đưa ra thông báo. Điều khoản này chỉ là khuôn mẫu cơ bản quy định ngày ra khỏi EU và một số vấn đề khác. Điều khoản này không tự động bao gồm quy định về vấn đề lưu thông dòng người và hàng hóa giữa nước ra đi với các thành viên còn lại. Những vấn đề này có thể phải mất nhiều năm để hoàn tất thương lượng.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?