Tin khắp – nơi – 28/062016

Tin khắp – nơi – 28/062016
EU: Không thảo luận trước khi Anh có tiến trình rời khỏi khối
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Châu Âu đã bác bỏ thảo luận với Anh về việc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu trước khi có tiến trình chính thức về việc này. Từ Paris, Thông tín viên Lisa Bryant tường trình rằng những cuộc thảo luận giữa Đức, Ý và Pháp diễn ra chỉ vài giờ trước khi các nguyên thủ quốc gia dự một hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Brussels để đưa ra quyết định về tương lai của Châu Âu sau khi Anh rời khỏi EU.
Thông điệp được các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ý đưa ra rõ ràng là sẽ không có những cuộc thảo luận chính thức hay không chính thức với Anh cho đến khi nào Anh vận dụng Điều khoản 50-một điều khoản chính thức áp dụng thời gian 2 năm để Anh rời khỏi EU.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh điểm này tại một cuộc họp báo ở Berlin, giáng một đòn mạnh vào hy vọng của một số nhà lãnh đạo ủng hộ việc Anh rời khỏi EU. Bà Merkel nói:
“Chừng nào yêu cầu này chưa được đưa lên Liên hiệp Châu Âu, thì không thể tiến hành biện pháp nào cả.”
Điều này dự kiến sẽ không xảy ra cho đến khi có một Thủ tướng mới thay thế ông David Cameron, có lẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay.
Bà Merkel phát biểu sau khi 3 nguyên thủ quốc gia họp để đưa ra một lập trường chung, giữa lúc xáo trộn lan rộng tại nước Anh và lan sang EU và những thị trường tài chánh sau khi người Anh trong tuần qua đã bỏ phiếu rời khỏi khối 28 thành viên.
Ba nhà lãnh đạo cũng phác họa những ưu tiên là an ninh, tăng trưởng và việc làm, giới trẻ và khu vực dồng Euro- mà các nhà lãnh đạo này tin là EU nên chú tâm đến, trước hội nghị thượng đỉnh hai ngày tại Brussels về việc EU vẫn tiếp tục tiến về phía trước dù không có nước Anh.
Dù chứng tỏ có sự đoàn kết trong EU, nhưng vẫn có những thông điệp lẫn lộn. Tổng thống Pháp Francois Holland nói:
Trong khi bà Merkel kêu gọi một tiến trình có chừng mực, Tổng thống Pháp Francois Hollande thuộc số những người thúc đẩy một tiến trình nhanh chóng để phá vỡ những bế tắc. Ông nói điều quan trọng là không phí phạm thì giờ, vì không có gì tệ hại hơn sự bất định. Nó sẽ làm nẩy sinh những thái độ chính trị và tài chánh không hợp lý- và Anh đang trải qua chuyện này.
Quyết định của Anh rời khỏi EU đã khiến cho Châu Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trước đây, châm ngòi cho những lời hô hào của một số người Châu Âu noi theo Anh và đòi hỏi những cuộc cải cách quan trọng khác nữa. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày hôm qua đã gặp các nhà lãnh đạo Châu Âu và Anh, cảnh báo các nước thành viên Châu Âu không nên trả đũa.

Không kích của Mỹ vô tình giết chết 7 con tin Afghanistan
Các giới chức Afghanistan cho biết các vụ không kích của Mỹ đã vô tình giết chết 7 con tin Afghanistan tại một sào huyệt của phe Taliban trong tỉnh Kunduz ở miền bắc.
Các giới chức này cho đài VOA biết rằng một số chiến binh Taliban cũng bị thiệt mạng trong những vụ không kích hồi tối chủ nhật.
Xác của những con tin mà người ta tin là cựu binh sĩ Afghanistan đã được đưa tới một bệnh viện ở thành phố Kunduz hôm thứ hai.
Một giới chức Ngũ giác đài cho đài VOA biết rằng các giới chức Mỹ có hay biết về tin tức về thương vong của thường dân nhưng chưa có thêm các chi tiết khác và đang làm việc chung với các giới chức Afghanistan để tìm kiếm thêm thông tin.

Nổ lựu đạn tại quán cà phê ở Malaysia
8 người bị thương khi một quả lựu đạn phát nổ tại một quán cà phê ở Malaysia sáng sớm hôm nay, khi những người khách đang xem các trận tranh tài bóng đá Euro 2016 trên truyền hình.
Cảnh sát chưa xác định nguyên do của vụ tấn công, nhưng đã loại trừ khả năng đây là một vụ khủng bố.
Ông Abdul Rahim Jaafar, Phó cảnh sát trưởng tiểu bang Selangor, nói “Chúng tôi đang điều tra nghi can là ai, nhưng động cơ có thể là tranh chấp thương mại, trả thù, hoặc một hay nhiều nạn nhân có thể bị nhắm làm mục tiêu tấn công.”
Ông Rahim xác nhận đây là một vụ nổ lựu đạn.
Một nhân viên của quán bar Movida ở Puchong, một thị trấn ở ngoại ô thủ đô Kuala Lumpur, cho biết khoảng 20 người khách đang xem truyền hình trận đấu giữa Ý và Tây Ban Nha khi vụ nổ xảy ra.

TQ đả kích Lady Gaga vì cuộc gặp với Đức Đạt Lai Lạt Ma
Trung Quốc hôm nay cảnh báo cộng đồng quốc tế về điều họ cho là những động cơ nguy hiểm của Đức Đạt Lai Lạt Ma sau khi vị tu sĩ nổi tiếng thế giới này gặp ca sĩ Lady Gaga ở Mỹ.
Nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng đã đến dự Đại hội Thị trưởng Mỹ tại thành phố Indianapolis, nơi ông tình cờ gặp gỡ và trò chuyện với Lady Gaga.
Ca sĩ này sau đó đã đăng trên mạng những hình ảnh và video về cuộc gặp gỡ và trò chuyện về lòng từ bi và lòng trắc ẩn.
Cả người dân lẫn chính phủ Trung Quốc đều tỏ ý bất bình về sự kiện này.
Tại cuộc họp báo hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi nói “Mục đích của chuyến đi và những hoạt động của ông ấy ở những nước khác chỉ là thúc đẩy cho chủ trương đòi độc lập cho Tây Tạng.”
Người dân Trung Quốc đã bày tỏ trên mạng internet sự tức giận của họ về cuộc gặp và đả kích Lady Gaga, người được giới trẻ Trung Quốc yêu thích.
Nhiều nghệ sĩ nước ngoài đã bị giới hữu trách Trung Quốc ghi vào sổ đen vì có những cuộc gặp gỡ tương tự với vị tu sĩ đoạt giải Nobel Hoà bình.
Trung Quốc tố cáo Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần tử nguy hiểm, có âm mưu chia cắt đất nước. Hồi đầu tháng này, Bắc Kinh đã mạnh mẽ chỉ trích một cuộc gặp gỡ giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ra sức hô hào cho chủ trương mà ông gọi là “trung đạo” để đòi cho Tây Tạng được hưởng nhiều quyền tự trị hơn, thay vì tách khỏi Trung Quốc để độc lập.
Cuộc đối thoại giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ trung ương Trung Quốc đã bị đổ vỡ vào năm 2010. Tháng 5 vừa qua, người Tây Tạng, lại một lần nữa, bầu ông Lobsang Sangay làm thủ tướng của chính phủ lưu vong, và họ hy vọng cuộc đàm phán với Trung Quốc để Tây Tạng có thêm quyền tự trị sẽ được thực hiện lại.

Nga truy tố một nhà tranh đấu dựa trên luật ‘Đại lý Nước ngoài’
Tổ chức nhân quyền Human Rights Watch cho biết Nga đã truy tố một nhân vật tranh đấu nhân quyền về tội không tuân theo luật “đại lý nước ngoài”.
Human Rights Watch nói rằng đây là lần đầu tiên Moscow dựa trên luật lệ mơ hồ này để truy tố các nhân vật tranh đấu.
Hôm qua, giới hữu trách Nga thông báo cho bà Valentina Cherevatenko, Chủ tịch hội đồng diều hợp của Liên minh Phụ nữ sông Don, rằng họ quyết định truy tố bà về các tội hình sự.
Ông Hugh Williamson, giám đốc Âu Châu và Trung Á của Human Rights Watch, nói “Vụ án chống lại bà Valentina Cherevatenko là lần đầu tiên một vụ án hình sự về tội không tuân thủ luật đại lý nước ngoài được tiến hành để chống lại một nhân vật bảo vệ nhân quyền.”
Giới hữu trách Nga nói bà Cherevatenko biết rõ là bà phải đăng ký tổ chức của bà như một “đại lý nước ngoài” vì tổ chức này nhận tài trợ của nước ngoài, nhưng bà đã không làm như vậy.
Chính phủ Nga đã dùng luật “đại lý nước ngoài” từ năm 2012 để ghi vào sổ đen những tổ chức nhận tài trợ quốc tế và tham gia những hoạt động bị cho là có tính chất chính trị. Luật lệ mơ hồ này cho rằng những hành động như vậy là không trung thành và đã được áp dụng cho hơn 100 tổ chức của Nga, trong đó có nhiều tổ chức từ thiện phải giảm bớt qui mô hoạt động hoặc ngưng hoạt động.
Luật này cho phép công tố viên đóng cửa bất kỳ tổ chức nước ngoài hay tổ chức quốc tế nào ở Nga bị xem là một mối đe dọa, và phạt vạ hoặc bỏ tù những người Nga làm việc cho những tổ chức đó với mức án tối đa là 6 năm.
“Đại lý nước ngoài” là từ ngữ được dùng thời Liên Xô để chỉ hành vi gián điệp hoặc phản quốc.

Lãnh đạo EU: Anh phải làm rõ lập trường
Sau cuộc đầu phiếu lịch sử của Anh để rời Liên hiệp Âu châu, các nhà lãnh đạo Âu châu bắt đầu tìm cách xác định mối quan hệ của họ với London.
Thủ tướng Đức Angela Merkel, khi phát biểu tại Quốc hội Đức ngày hôm nay, nói rằng tuy Anh sẽ mất đi những quyền lợi của một thành viên EU, nước này vẫn tiếp tục là một đồng minh thân thiết trong khối NATO. Bà cũng cảnh báo EU không nên xao nhãng những vấn đề cấp bách khác, như vụ khủng hoảng di dân, mà phải cùng nhau lớn mạnh hơn nữa để ngăn ngừa những hội viên khác rời khỏi liên hiệp.
Bà nêu Na Uy như một thí dụ về mối quan hệ mà Anh có thể thiết lập với Âu châu – (đó là) một nước không phải là hội viên EU nhưng có quyền tiếp cận thị trường tự do này vì sẵn sàng tôn trọng sự tự do đi lại.
Mặc dầu vậy, bà Merkel cũng nói rằng cuộc thảo luận chính thức về mối quan hệ mới sẽ không diễn ra cho tới khi nào nước Anh bắt đầu thủ tục chính thức để chia tay.
Tại một phiên họp khẩn của Nghị viện Âu châu để thảo luận về cuộc đầu phiếu “thoát Âu” ở Anh, Chủ tịch Uỷ hội Âu châu Jean-Claude Juncker cho biết ông hy vọng Anh Quốc có thể duy trì những mối quan hệ thân thiện với EU, nhưng ông lập lại là các cuộc thương thuyết sẽ không thể thực hiện cho tới nước Anh biết chắc lập trường của mình.
Ông nói “Chúng ta không thể để cho mình tiếp tục ở trong một thời kỳ bất định kéo dài. Không thông báo, không thương thuyết.”
Ông Juncker đã cấm những cuộc họp “bí mật” giữa các giới chức Anh với các giới chức của từng nước trong Liên hiệp Âu châu, và nói rằng các cuộc thương thuyết chỉ diễn ra trong một khung cảnh toàn thể Liên hiệp Âu châu và có tính chất minh bạch sau khi tiến trình rời liên hiệp chính thức khởi sự.
Cử tri Anh đồng ý rời EU với tỉ lệ chênh lệch khít khao, nhưng Thủ tướng David Cameron nói quốc hội nước ông phải phê chuẩn quyết định này trước khi một tiến trình ra đi có thể khởi sự.
Ông Cameron đã loan báo quyết định từ chức và nói rằng ông sẽ tôn trọng kết quả của cuộc trưng cầu dân ý, tuy trên lý thuyết chính phủ có thể đảo ngược kết quả của cuộc đầu phiếu.
Nếu quốc hội phê chuẩn quyết định này, tiến trình rời liên hiệp sẽ mất hai năm và trong thời gian đó Anh Quốc về mặt chính thức vẫn là một thành viên của EU.

Ân Xá Quốc Tế: Phụ nữ Mexico bị tra tấn, cưỡng hiếp trong tù
Hội Ân Xá Quốc Tế cho biết đa số những phụ nữ Mexico bị giam giữ đối mặt với rủi ro trở thành nạn nhân của bạo lực và xâm hại tính dục khi bị bắt và trong thời gian sau đó.
Trong phúc trình công bố hôm nay, Hội Ân Xá Quốc Tế cho biết chi tiết về những cuộc phỏng vấn và những lời khai của 100 phụ nữ Mexico bị cầm tù.
72 người trong số này nói họ bị xâm hại tính dục trong khi bị bắt hoặc không lâu sau đó, và 33 người nói họ bị cưỡng hiếp.
Phúc trình cho biết hầu hết nữ tù nhân ở Mexico là người phạm tội lần đầu, thu nhập thấp, và có lẽ là nạn nhân của một sự tăng mạnh của những vụ bắt giữ có liên hệ tới cuộc chiến chống ma tuý. Nhiều người cho biết họ bị ép ký giấy thú tội sau khi bị tra tấn.
Đa số những người được Hội Ân Xá Quốc Tế phỏng vấn đã báo cáo những hành vi xâm hại đó cho quan toà hoặc các giới chức chính quyền, nhưng chỉ có 22 cuộc điều tra được thực hiện.
Hội Ân Xá Quốc Tế nói chưa ai bị truy tố và quân đội Mexico cho biết trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005 không có binh sĩ nào bị cho giải ng

Myanmar: Hạ cấp vấn đề buôn người sẽ là một sai lầm
Myanmar đang phản đối bản phúc trình của Hoa Kỳ đưa nước này xuống hạng thấp nhất trong bảng chỉ số mua bán người của Washington. Theo một giới chức chính phủ ở Naypyitaw, xếp Myanmar vào cùng hạng với Iran, Bắc Triều Tiên và Syria trong số những nước phạm tội buôn bán người tệ hại nhất là một sai lầm.
Cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ sẽ công bố bản phúc trình thường niên về nạn buôn bán người, còn gọi tắt là TIP, và Myanmar có thể bị rớt xuống phân loại chót trong bảng phân loại 3 bậc.
Thông tấn xã Reuters hôm nay trích dẫn các nguồn tin ở Washington và Bangkok tường thuật rằng Myanmar sẽ bị cho tụt hạng để thúc đẩy nước này phải hành động nhiều hơn nhằm ngăn chặn việc sử dụng lính trẻ em và cưỡng bách lao động và giữa hiện tượng tiếp tục ngược đãi tràn lan nhắm vào những người Hồi giáo Rohingya ở quốc gia với đa số dân theo Phật giáo này.
Ông Aung Lin, bí thư thường vụ tại Bộ Ngoại giao Myanmar nói với đài VOA: “Dĩ nhiên chúng tôi sẽ thất vọng vì bị cho tụt hạng, bởi vì chúng tôi đã làm với với tất cả các bên để cải thiện tình hình.”
Giới chức này nói thêm rằng mặc dầu ông đã thấy các bản tin cho thấy Myanmar bị cho tụt hạng trong danh sách TIP, chưa có thông báo chính thức nào của Hoa Kỳ.
Ông Aung Lin nói thêm rằng, “Chúng tôi đang làm bổn phận của chúng tôi và sẽ tiếp tục làm.”
Các nhà ngoại giao tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Yangon hôm nay cho hay họ sẽ không đưa ra lời bình trước khi báo cáo được công bố.
Hạ cấp trong bảng xếp loại có thể gây thiệt hại nhiều mặt
Bị xếp hạng vào thứ bậc chót không những là một biểu hiệu ô nhục trên trường quốc tế mà còn có thể châm ngòi cho những biện pháp chế tài hạn chế việc tiếp cận viện trợ của Hoa Kỳ và các nước khác.
Sau mấy chục năm dưới chế độ quân trị, Myanmar, còn gọi là Miến Điện nay có một chính phủ được bầu lên theo thể chế dân chủ mặc dầu quân đội vẫn nắm nhiều thế lực.
Lãnh tụ trên thực tế của đất nước, cố vấn quốc gia kiêm ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, đã bị chỉ trích kể từ sau chiến thắng ồ ạt của đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc của bà vì đã không có đủ các biện pháp giải quyết vấn nạn của người Rohingya.
Chính phủ Myanmar không chịu dùng từ Rohingya để chỉ nhóm sắc tộc này mà coi họ là người Bengali di trú bất hợp pháp từ Bangladesh.
Ông Matthew Smith, trưởng ban quản trị của tổ chức bất vụ lợi Fortify Rights nói: “Một quyết định hạ cấp trong bảng xếp hạng là đích đáng một cách khách quan và gửi đi một thông điệp đúng đắn cho quân đội, đã sử dụng lao động cưỡng bách mà không bị trừng phạt từ mấy chục năm nay.”
Phải cứu xét thời điểm công bố phúc trình
Phúc trình TIP mới nhất đánh giá tình hình ở Myanmar trước khi NLD lên nắm quyền, “do đó điều rõ ràng là quyết định năm nay không dựa vào thành tích của NLD, mà là vào thành tích của quân đội.”
Đồn đoán về thứ hạng của Thái Lan
Bất kỳ thay đổi nào trong thứ hạng TIP của Thái Lan dưới quyền tập đoàn quân nhân trong hai năm vừa qua, cũng sẽ được theo dõi sát.
Giữa lời đồn đoán Thái Lan sẽ được nâng cấp lên thứ bậc 2 trong danh sách theo dõi, ông Smith nói, “Đây rõ ràng sẽ là một sai lầm” bởi vì năm 2015 là “một năm xấu trong lịch sử nạn buôn người ở Thái Lan.”
Các tổ chức nhân quyền chỉ trích tập đoàn cầm quyền Thái về việc đóng cửa biên giới ngăn hàng ngàn người sống sót nạn buôn người có nguy cơ chết ngoài biển và đã giam giữ những người khác trong các điều kiện mà giới hoạt động mô tả là vô nhân đạo.
Ông Smith, thuộc tổ chức chuyên điều tra và theo dõi các vụ vi phạm nhân quyền ở Đông Nam Á, nói: “Chúng tôi đã thấy một số diễn biến tích cực ở Thái Lan, nhưng phần lớn những diễn biến này đã xảy ra trong những tháng gần đâu và sẽ được đánh giá trong báo cáo TIP vào năm tới, chứ không phải năm nay.”
Các nhà ngoại giao cấp cao của Hoa Kỳ nhiều lần đã phủ quyết đơn vị chống buôn người của Bộ Ngoại giao và thổi phồng thứ hạng của các nước quan trọng về chiến lược, theo một bản tin của Reuters hồi tháng 8 năm ngoái.
Bộ Ngoại giao bác bỏ những yếu tố chính trị trong việc thiết lập danh sách nhưng các nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi cải cách tiến trình này.

EU: Không thảo luận trước khi Anh có tiến trình rời khỏi khối
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Châu Âu đã bác bỏ thảo luận với Anh về việc ra khỏi Liên hiệp Châu Âu trước khi có tiến trình chính thức về việc này. Từ Paris, Thông tín viên Lisa Bryant tường trình rằng những cuộc thảo luận giữa Đức, Ý và Pháp diễn ra chỉ vài giờ trước khi các nguyên thủ quốc gia dự một hội nghị thượng đỉnh quan trọng tại Brussels để đưa ra quyết định về tương lai của Châu Âu sau khi Anh rời khỏi EU.
Thông điệp được các nhà lãnh đạo Đức, Pháp và Ý đưa ra rõ ràng là sẽ không có những cuộc thảo luận chính thức hay không chính thức với Anh cho đến khi nào Anh vận dụng Điều khoản 50-một điều khoản chính thức áp dụng thời gian 2 năm để Anh rời khỏi EU.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh điểm này tại một cuộc họp báo ở Berlin, giáng một đòn mạnh vào hy vọng của một số nhà lãnh đạo ủng hộ việc Anh rời khỏi EU. Bà Merkel nói:
“Chừng nào yêu cầu này chưa được đưa lên Liên hiệp Châu Âu, thì không thể tiến hành biện pháp nào cả.”
Điều này dự kiến sẽ không xảy ra cho đến khi có một Thủ tướng mới thay thế ông David Cameron, có lẽ diễn ra vào tháng 9 năm nay.
Bà Merkel phát biểu sau khi 3 nguyên thủ quốc gia họp để đưa ra một lập trường chung, giữa lúc xáo trộn lan rộng tại nước Anh và lan sang EU và những thị trường tài chánh sau khi người Anh trong tuần qua đã bỏ phiếu rời khỏi khối 28 thành viên.
Ba nhà lãnh đạo cũng phác họa những ưu tiên là an ninh, tăng trưởng và việc làm, giới trẻ và khu vực dồng Euro- mà các nhà lãnh đạo này tin là EU nên chú tâm đến, trước hội nghị thượng đỉnh hai ngày tại Brussels về việc EU vẫn tiếp tục tiến về phía trước dù không có nước Anh.
Dù chứng tỏ có sự đoàn kết trong EU, nhưng vẫn có những thông điệp lẫn lộn. Tổng thống Pháp Francois Holland nói:
Trong khi bà Merkel kêu gọi một tiến trình có chừng mực, Tổng thống Pháp Francois Hollande thuộc số những người thúc đẩy một tiến trình nhanh chóng để phá vỡ những bế tắc. Ông nói điều quan trọng là không phí phạm thì giờ, vì không có gì tệ hại hơn sự bất định. Nó sẽ làm nẩy sinh những thái độ chính trị và tài chánh không hợp lý- và Anh đang trải qua chuyện này.
Quyết định của Anh rời khỏi EU đã khiến cho Châu Âu lâm vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có trước đây, châm ngòi cho những lời hô hào của một số người Châu Âu noi theo Anh và đòi hỏi những cuộc cải cách quan trọng khác nữa. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, ngày hôm qua đã gặp các nhà lãnh đạo Châu Âu và Anh, cảnh báo các nước thành viên Châu Âu không nên trả đũa.

Trung Quốc tìm thấy băng cháy ở Biển Đông
 Tờ Quảng Châu Nhật báo đưa tin hôm 26/6 là Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc tìm thấy băng cháy ở vùng cửa sông Châu Giang đổ ra Biển Đông gần Hồng Công và Macau.
Cơ quan này nói trữ lượng băng cháy ước tính tương đương 100 đến 150 tỷ mét khối khí tự nhiên.
Việc tìm thấy băng cháy là kết quả của 3 cuộc thăm dò trong các tháng 5 và 10/2015 và tháng 3/2016.
Băng cháy, còn gọi là mêtan hydrat, là các tinh thể băng chứa có khí cháy ở bên trong. Nó được coi là một nguồn năng lượng đáng chú ý do 1 mét khối băng cháy chứa đến 164 mét khối khí tự nhiên và sạch hơn các loại nhiên liệu hóa thạch khác.
Tuy nhiên, việc khai thác để sử dụng về mặt thương mại có nhiều thách thức vì băng dễ tan và khí bay hơi mất, bên cạnh đó là khó khăn trong việc lấy được băng ở dưới biển sâu và mối nguy về đất trượt hoặc sụp xuống.
Theo Scmp, Morningnewsusa.com

Pháp mở cuộc điều tra vụ rơi máy bay EgyptAir
Công tố viên Pháp mở một cuộc điều tra tội ngộ sát trong vụ một máy bay chở khách của hãng hàng không EgyptAir bị rơi ở phía đông Địa Trung Hải vào ngày 19 tháng 5, làm thiệt mạng tất cả 66 người trên khoang.
Loan báo điều tra đưa ra hôm nay tại Paris nhấn mạnh rằng đây là một cuộc điều tra tai nạn, không phải một cuộc điều tra khủng bố. Một nữ phát ngôn viên của văn phòng công tố cho biết nhà chức trách hiện không nghiêng về giả thuyết chuyến bay từ Paris tới Cairo đã bị làm rơi một cách có chủ ý.
Không có tín hiệu cấp cứu gửi đi từ những phi công và chưa có ai nhận trách nhiệm gây ra vụ rơi máy bay.
Trong một diễn biến liên quan, các thẻ nhớ được những nhà điều tra Ai Cập lấy ra từ thiết bị ghi dữ liệu bị hư hỏng của chuyến bay xấu số đó đã được đưa tới Paris hôm nay, với hy vọng các kỹ sư Pháp có thể thu hồi được những dữ liệu hệ trọng về vụ tai nạn.
Các nhà phân tích người Pháp nỗ lực thu dữ liệu con chip từ những hộp đen bị hư hỏng của chuyến bay MS804 cũng thuộc cùng một đơn vị từng lấy thành công dữ liệu hộp đen của chuyến bay từ Rio de Janeiro đến Paris gặp nạn ở Đại Tây Dương vào năm 2009.
Những hộp đen đó bị chìm hàng ngàn mét dưới bề mặt đại dương suốt gần hai năm trước khi được thu hồi.
Các nhà điều tra Ai Cập đã xác định rằng chuyến bay ngày 19 tháng 5 đã rẽ mạnh sang trái rồi quay ngoắt 360 độ sang phải trước khi lao xuống biển. Các chuyên gia hàng không của Pháp nói rằng chiếc máy bay đã gửi các tín hiệu tự động cho thấy có khói trong cabin và có trục trặc với một bộ điều khiển chuyến bay, không lâu trước khi biến mất khỏi màn hình radar.

Mỹ-Somalia mở chương mới trong quan hệ song phương
Hoa Kỳ vừa điền khuyết một lỗ hổng ngoại giao tại Somalia khi đại sứ đầu tiên của Mỹ trong 25 năm qua tại nước này tuyên thệ nhậm chức.
Đại sứ Stephen Schwartz tuyên thệ nhậm chức tại Washington hôm nay, sau khi được Thượng viện xác nhận chuẩn thuận hồi tháng 5.
Ông Schwartz, một sĩ quan cao cấp của Ngoại vụ từng là phó giám đốc các phái bộ ở Zambia, sẽ thay thế đại sứ James Bishop, người rời khỏi Somalia hơn 2 thập kỷ trước khi sứ quán Mỹ bị đe dọa.
Mỹ rút đại diện ngoại giao và các lực lượng ra khỏi Somalia vào năm 1993, sau khi các phần tử chủ chiến bắn rơi một trực thăng quân sự của Mỹ, giết chết 18 binh sĩ.
Nhóm cực đoan al-Shabab nổi lên từ tình hình hỗn loạn dân sự tại Somalia thời bấy giờ.
Trong những năm gần đây, nhóm này bị đánh bật ra khỏi các thành phố lớn của Somalia dù vẫn tiếp tục mở các cuộc tấn công.
Trong lễ tuyên thệ nhậm chức của đại sứ Schwartz, Phó Trợ lý Ngoại trưởng Anthony Blinken nói “Không ai trong chúng ta ảo tưởng về những thách thức phía trước, những thách thức đối với tiến trình chính trị của Somalia, những nỗ lực bình ổn và phục hồi kinh tế cũng như cuộc chiến chống khủng bố của Somalia,” nhưng, vẫn theo lời ông, Somalia đã đạt được tiến bộ vì các nhà lãnh đạo nước này nhìn thấy tầm quan trọng của sự phát triển, hòa bình và ổn định.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao thừa nhận rằng quốc gia này cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
“Đã tới lúc chính quyền Somali phải lập một quân đội quốc gia đáp ứng nhanh và hiệu quả để đánh bại al-Shabab , thống nhất đất nước”, đại sứ Schwartz nói.
Đại sứ Schwartz được bổ nhiệm 1 năm sau khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry thực hiện chuyến thăm không báo trước tới Mogadishu, trở thành Bộ trưởng Ngoại giao đương nhiệm đầu tiên của Mỹ tới thăm Somalia.
Trong chuyến công du ngắn hồi tháng 5, ông Kerry đã bày tỏ sự ủng hộ dành cho đất nước bị chiến tranh tàn phá và những nỗ lực hồi phục.
Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ đã cung cấp hàng triệu đô la cho Somalia giúp xử lý hạn hán, nạn hải tặc và phong trào nổi dậy al-Shabab.
Mỹ chính thức công nhận chính phủ Somalia hồi năm 2013.
Tổng thống Barack Obama thoạt đầu đề nghị nhà ngoại giao Katherine Simonds Dhanini làm Đại sứ Mỹ tại Somalia, nhưng bà đã rút lui vào năm ngoái vì lý do cá nhân.

Tân Tổng thống Philippines ‘đổi giọng’ về tranh chấp Biển Đông
Ông Rodrigo Duterte, người sắp nhậm chức tổng thống Philippines hôm 27/6 nói ông sẽ không bình luận về tranh chấp giữa nước ông với Trung Quốc về Biển Đông cho đến khi tòa trọng tài của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết.
Năm 2013, Manila đã nộp đơn khiếu nại ra Tòa Trọng tài Thường trực ở La Haye, đề nghị làm rõ các quyền kinh tế của Philippines theo Công ước LHQ về Luật Biển cũng như tuyên bố vô hiệu về đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc dùng để đòi chủ quyền ở Biển Đông.
Phát biểu ở Davao, nơi ông làm thị trưởng trong 22 năm, ông Duterte nói: “Chúng ta sẽ đợi phán quyết trước khi tôi ra tuyên bố gì trước công chúng. Chúng ta đang đợi phán quyết của tòa trọng tài. Chúng ta đừng làm phiền đến vấn đề đó. Tôi phải nói chuyện với mọi người trong chính phủ, đặc biệt là quân đội”.
Tuyên bố của ông Duterte phù hợp với chính sách của Tổng thống sắp mãn nhiệm Benigno Aquino là xuống thang căng thẳng với Trung Quốc bằng cách tránh các bình luận khiêu khích cho đến khi có phán quyết của tòa ở La Haye trong vài tuần tới. Các chuyên gia và nhà quan sát cho rằng nhiều khả năng phán quyết của tòa sẽ bất lợi cho Trung Quốc.
Việt Nam không công khai đứng cùng Philippines trong đơn khiếu nại. Hồi đầu tháng này, hôm 2/6, một người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố: “Là quốc gia trực tiếp liên quan tới tranh chấp ở Biển Đông, Việt Nam ủng hộ giải quyết vấn đề thông qua các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế. Chúng tôi mong muốn Tòa Trọng tài đưa ra phán quyết công bằng, khách quan, phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, đồng thời yêu cầu các bên liên quan tôn trọng pháp lý quốc tế được nêu ra trong công ước quan trọng này”.
Trong một diễn biến khác, vào lúc ông Duterte đổi giọng về tranh chấp ở Biển Đông, tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 27/6 đã đăng xã luận nói nước này có đủ khả năng dời đi một tàu hải quân của Philippines được dùng làm căn cứ tại một bãi cạn có tranh chấp.
Vào năm 1999, hải quân Philippines đã cố tình làm một tàu cũ bị mắc cạn tại Bãi Cỏ Mây, có tên quốc tế là Second Thomas Shoal, một nơi thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, có tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc. Kể từ đó, họ cử một tiểu đội hơn 10 binh sỹ trú đóng trên con tàu. Trung Quốc đã nhiều lần phản đối và đòi di dời con tàu.
Bài xã luận của Trung Quốc nói nước này có đủ khả năng kéo con tàu của Philippines đi nhưng “vì sự ổn định của Biển Đông, Trung Quốc thể hiện thiện chí, kiên nhẫn và luôn luôn kiềm chế”.
Bài viết cũng nhắc lại rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài ở La Haye.
Theo Straitstimes, Yahoo, Scmp.

Người Mỹ đối đầu về vấn đề liên quan đến phá thai
Những người ủng hộ quyền phá thai ca ngợi quyết định hôm qua của Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ các quy định gắt gao gây khó khăn cho việc được tiến hành các thủ tục phá thai ở Texas, bang đông dân thứ nhì của Hoa Kỳ. Phá thai là hợp pháp ở Hoa Kỳ, nhưng một số bang áp dụng các quy định nhắm gây khó khăn cho việc tiến hành phá thai. Thông tín viên VOA Zlatica Hoke ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Những người hoạt động ủng hộ cho quyền được phá thai tụ tập ở thủ đô hôm qua có lý do để vui mừng. Tòa án cao nhất Hoa Kỳ đã đứng về phe các bệnh xá ở Texas trong lập luận cho rằng mục đích của các nhà chính trị bảo thủ của bang này là muốn đóng cửa các bệnh xá đó. Một phụ nữ thuộc tổ chức phụ nữ Whole Women’s Health phát biểu ý kiến:
“Sau nhiều năm tranh đấu, các chính trị gia chống lại quyền được lựa chọn của phụ nữ dường như không từ nan một việc gì để gây khó cho việc phá thai. Tôi muốn mọi người hiểu là: đừng hòng lộn xộn với phụ nữ Texas.”
Phán quyết có phần chắc sẽ khiến các bang khác không tìm cách sử dụng các chiến thuật tương tự. Chủ tịch Trung tâm Quyền Sinh sản, bà Nancy Northup nói:
“Rõ ràng quyết định hôm nay của Tối cao Pháp viện có tác động thay đổi cục diện cuộc tấn công tàn nhẫn nhắm vào sức khỏe và các quyền của phụ nữ đã tiếp diễn từ nhiều năm nay ở các cơ quan lập pháp cấp bang.”
Thống đốc bang Texas Dan Patrick bác bỏ lời cáo buộc đó và nói rằng các quy định nhắm vào việc bảo về sức khỏe của phụ nữ.
“Quý vị đã nghe cơ quan Kế hoạch Gia đình và những người ủng hộ phá thai nói rằng, nếu chúng ta tiếp tục thông qua các luật lệ, thì chúng ta sẽ có phụ nữ phá thai ở những nơi không an toàn. Đó chính là điều mà Tối cao Pháp viện hôm nay đã chấp thuận.”
Quyết định với 5 phiếu thuận và 3 phiếu chống của tòa án với 8 thành viên là một thất bại cho những người hoạt động ủng hộ quyền sống và các tổ chức chống phá thai.
Một thành viên của tổ chức Sinh viên Bênh vực Quyền sống ở Mỹ nói:
“Chúng tôi tin rằng phụ nữ xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp hơn là phá thai. Phá thai là hình ảnh cho thấy chúng ta đã phụ lòng phụ nữ. Tôi không muốn coi phá thai là bất hợp pháp, mà chỉ muốn đó là điều mình không nên nghĩ tới.”
Người Mỹ gần như chia rẽ làm hai bên đều nhau về vấn đề này, và cả hai phía đều nhất quyết tiếp tục tranh đấu.
Bà Penny Nance thuộc tổ chức Phụ nữ Quan tâm đến nước Mỹ nói:
“Texas đã cố gắng một cách đích đáng để thực thi quyền bảo vệ phụ nữ, nhưng điều đáng buồn là Tối cao Pháp viện lại đứng về phe bênh vực phá thai, vì thế hôm nay chúng tôi đứng ở đây trong tư cách thành viên của phong trào ủng hộ quyền được sống và nói rằng chúng tôi sẽ không lùi bước.”
Bà Erin, một người ủng hộ quyền được lựa chọn nói:
“Nay cuộc tranh đấu là bảo đảm mọi người, bất kể chủng tộc, thu nhập, nơi sinh sống, được quyền tiếp cận phá thai một cách an toàn.”
Tổng thống Barack Obama hoan nghênh quyết định và nói rằng nó gỡ bỏ “một trở ngại vi hiến trên con đường tiến tới quyền tự do sinh sản của một phụ nữ.”
Tòa Tối cao Mỹ ra phán quyết quan trọng nhất trong 25 năm qua về luật phá thai
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hôm nay quyết định duy trì quyền phá thai, phán rằng các tiểu bang trên toàn nước Mỹ không có quyền hạn chế quyền hiến định của phụ nữ muốn phá thai bằng cách áp đặt ‘gánh nặng thái quá’ hầu ngăn cản không cho họ tiếp cận với các phòng khám chuyên phá thai.
Quyết định dựa trên tỷ lệ biểu quyết 5-3 có lẽ là phán quyết quan trọng nhất trong một phần tư thế kỷ nay liên quan đến quyền phá thai.
Tỷ lệ đa số đã đảo ngược một đạo luật tại bang Texas tương tự như các quy định đã ban hành ở các bang khác vốn đòi hỏi các chuyên gia phá thai phải có những đặc quyền nhận bệnh nhân tại những bệnh viện ở gần cơ sở phá thai của họ, và các cơ sở phá thai phải được trang bị những thiết bị y tế tốn kém cấp bệnh viện.
Thẩm phán Stephan Breyer nói luật lệ của bang Texas không cần thiết về mặt y tế cũng như hạn chế quyền phá thai của phụ nữ trái với hiến pháp.
Ông nói: “Yêu cầu về trung tâm phẫu thuật cũng như các yêu cầu về đặc quyền tiếp nhận bệnh nhân chẳng mang lại lợi ích sức khỏe nào cho phụ nữ, mà còn tạo ra trở ngại đáng kể đối với các phụ nữ muốn phá thai, áp đặt ‘gánh nặng thái quá’ đối với quyền hiến định của họ.”
Nhà chức trách bang Texas lập luận rằng luật tiểu bang giúp bảo vệ sức khỏe của phụ nữ phá thai, nhưng những người ủng hộ quyền phá thai cho rằng luật này là một nỗ lực của tiểu bang bảo thủ muốn cắt giảm con số 70 ngàn ca nạo phá thai tại Texas mỗi năm.
Phán quyết của Tòa án Tối cao đưa ra trong ngày cuối trước khi tòa nghỉ hè có thể ảnh hưởng đến hàng ngàn phụ nữ ở Texas nói riêng và nhiều người khác nước trên toàn nước Mỹ nói chung

Ông Trump thua sút về tỉ lệ ủng hộ, tăng cường đả kích bà Clinton
Những cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã tụt lại sau ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong cuộc đối đầu tranh cử tổng thống vào tháng 11. Ông Trump đang cố sức vượt qua những tranh cãi hồi gần đây và hiện đang thua sút bà Clinton cả về việc gây quỹ và tổ chức chiến dịch tranh cử. Nhưng ông Trump cũng đang tăng cường công kích bà Clinton.
Đi tới đâu ông cũng thu hút đông đảo người ủng hộ, và cả những người gièm pha.
Dù tìm cách đoàn kết Đảng Cộng hòa, ông Trump đang dịch chuyển trọng tâm của mình sang ứng viên sắp được Đảng Dân chủ đề cử Tổng thống, Hillary Clinton.
Ông gọi cựu ngoại trưởng là “kẻ nói dối đẳng cấp thế giới” trong một bài phát biểu hôm 22 trước các ủng hộ viên ở New York.
Ông Trump nói: “Không có ngoại trưởng nào mắc nhiều sai lầm một cách thường xuyên và tại nhiều nơi như bà Hillary Clinton. Những quyết định của bà ta gieo rắc cái chết, sự hủy diệt và chủ nghĩa khủng bố ở khắp mọi nơi bà ta động tay vào.”
Bà Clinton cũng tăng cường công kích ông Trump, không chỉ về chính sách đối ngoại mà còn về những đề xuất kinh tế của ông ta.
Bà Clinton phát biểu: “Mỗi ngày chúng ta lại thấy rõ sự liều lĩnh và bất cẩn của ông Trump. Ông ta tự hào về việc đó, đó là chuyện của ông, nhưng khi ông muốn trở thành Tổng thống, thì đó là chuyện của chúng ta.”
Nhiều nhà lãnh đạo Đảng Cộng hòa vẫn chỉ trích ông Trump. Nhưng tới giờ ít người bỏ rơi ông, theo lời nhà phân tích Kyle Kondik.
Ông Kondik nhận định: “Họ không thể tin tưởng Trump và họ cũng không thể tin tưởng ông ta sẽ theo đuổi những ưu tiên của họ nếu ông ta đắc cử. Tôi nghĩ rằng phe Cộng hòa đang tính toán rằng trong một trận chiến giữa hai ứng cử viên không mấy tốt đẹp thì họ sẽ chọn người đồng đảng với họ.”
Nhưng ông Trump còn phải nỗ lực để biến mình thành một ứng cử viên phù hợp cho cuộc tổng tuyển cử, theo lời chuyên gia về Đảng Cộng hòa, Scot Faulkner.
Ông Faulkner nhấn mạnh: “Ông Trump cần phải mở rộng sức hút của mình để lôi cuốn công chúng Mỹ, khiến họ cảm thấy có lý do để bỏ phiếu cho ông ta. Ông ta rõ ràng đã khai thác được những bức xúc. Giờ ông ta cần khai thác những lý tưởng.”
Những cuộc khảo sát ý kiến hiện tại cho thấy bà Clinton đang dẫn trước, nhưng cũng cho thấy cử tri mong muốn có sự thay đổi mà rốt cục có thể có lợi cho ông Trump, theo lời bà Lara Brown.
Bà Brown chia sẻ: “Còn có sự chán chường tuyệt vọng và cảm giác của nhiều người Mỹ rằng không chỉ hệ thống của chúng ta bị hỏng, mà hơn thế nữa là khi người dân tiếp tục cố gắng chuyển tải thông điệp tới Washington, Washington chẳng thèm lắng nghe.”
Cơ hội tốt nhất để ông Trump khởi động lại chiến dịch tranh cử của mình có thể tới tại đại hội Đảng Cộng hòa vào tháng 7 ở thành phố Cleveland, dù một số đại biểu vẫn đang tìm cách từ chối trao đề cử cho ông ta.

‘Anh Quốc phải làm rõ lập trường’
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi Anh Quốc nhanh chóng “làm rõ lập trường” của mình về việc ra khỏi EU (Brexit).
Ông Juncker nói tại Nghị viện châu Âu rằng Anh và EU vẫn là bè bạn nhưng Anh Quốc cần làm rõ quan điểm để tránh tình trạng mơ hồ.
Thủ tướng Anh David Cameron sẽ gặp lãnh đạo các nước EU lần đầu kể từ sau trưng cầu dân ý vào hôm nay 28/6. Ông Cameron đã từ chức, nhường việc đàm phán với châu Âu cho người sẽ kế nhiệm ông.
Ông Cameron nói rằng vị thủ tướng mới sẽ phải có trách nhiệm bắt đầu tiến trình thủ tục ra khỏi khối, bắt đầu bằng Điều 50 của Hiệp ước Lisbon.
Ông Juncker nói: “Chúng ta cần làm rõ tình hình càng sớm càng tốt. Nhưng tôi vẫn thấy buồn vì tôi không phải là người máy, không phải là kẻ quan liêu hay kỹ trị chung chung”.
“Tôi là một người châu Âu và tôi có quyền nói tôi rất tiếc về kết quả trưng cầu dân ý ở Anh.”
Ông Juncker cũng nhắc lại các bình luận của lãnh đạo Pháp, Đức và Italy rằng sẽ chưa thể có các cuộc đàm phán chính thức chừng nào mà Anh Quốc chưa bắt đầu thủ tục rút khỏi EU.
‘Không thương lượng’
Ông nói: “Chúng ta không thể cho phép tình trạng mơ hồ kéo dài. Không thể có thương lượng kín. Nếu không có thông báo chính thức thì sẽ không có thương lượng gì cả”.
Ông Juncker nói cần tôn trọng nguyện vọng của người dân Anh, và phát biểu này được thủ lĩnh đảng Độc lập Anh Quốc (Ukip) Nigel Farage hoan nghênh nhiệt liệt.
Ông Farage là một trong những nhân vật chính trong cuộc vận động rời EU.
Ông Juncker nói với ông Farage: “Ông đã vận động để rút khỏi EU, người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc này. Thế tại sao ông lại có mặt ở đây?”
Manfred Weber, Chủ tịch nhóm có tên đảng Nhân dân châu Âu tại Nghị viện châu Âu, đã có phát biểu giận dữ nhằm vào ông Farage.
Ông Weber nói “có một số kẻ dối trá tồi tệ nhất ở trong Ukip”. Ông nói ông Farage đã nuốt lời hứa cấp ngân sách cho hệ thống y tế công cộng Anh Quốc NHS bằng tiền lấy lại từ các nước EU.
Ông nói thẳng với ông Farage: “Xin lỗi người dân Anh, và ông thật là đáng xấu hổ. Hãy dừng ngay việc thóa mạ châu Âu để lấy lòng cử tri đi.”

Thủ tướng Anh gặp lãnh đạo EU sau Brexit
Thủ tướng Anh sẽ có cuộc gặp với các lãnh đạo Liên hiệp châu Âu lần đầu từ khi Anh Quốc trưng cầu dân ý chọn rời EU.
Ông David Cameron sẽ thảo luận tác động của cuộc trưng cầu dân ý rời EU và các phương hướng kế tiếp tại Hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels (Bỉ).
Các lãnh đạo Đức, Pháp và Ý nói hôm thứ Hai 27/6 sẽ không có các cuộc đàm phán “chính thức hay không chính thức” về việc Anh rời EU trong thời điểm này.
Trong khi đó, Bộ trưởng tài chính Anh George Osborne đã nói ông không phù hợp thay thế ông Cameron làm thủ tướng Anh.
Ông nói với tờ Times: “Tôi đã đấu tranh cho cuộc trưng cầu dân ý bằng tất cả những gì mình có. Tôi tin vào quyết định này và đấu tranh mạnh mẽ vì nó.”
“Vì thế rất rõ ràng là tôi hoàn toàn chấp nhận kết quả, nhưng tôi không phải là người có thể đem lại sự đoàn kết mà đảng cần vào lúc này.”
Bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt nói Anh Quốc phải tiếp tục ở lại với thị trường chung châu Âu.
Ông Hunt, người được cho là đang xem xét ứng cử vị trí lãnh đạo sau khi ông Cameron từ chức, đã gợi ý về thỏa thuận “Na Uy cộng” bên ngoài EU, nơi mà Anh Quốc vẫn có thể hưởng lợi ích thương mại hiện tại như một thành viên EU trong khi tiếp tục thương thảo về các điều khoản nhập cư sửa đổi.
Trong một diễn biến khác, hôm thứ Ba 28/6, các nghị sĩ đảng Lao động sẽ bỏ phiếu bất tín nhiệm với lãnh đạo đảng Jeremy Corbyn. Ông Corbyn nói sẽ không từ chức trong khi Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon sẽ trình bày trước Quốc hội Scotland về việc Anh rời EU có thể tác động ra sao đến tương lai của Scotland.
‘Càng nhanh càng tốt’
Trong khi Châu Âu vẫn còn đang tìm cách tiếp nhận quyết định rời EU của Anh, thủ tướng Anh Cameron sẽ có buổi ăn tối với các lãnh đạo EU sau cuộc gặp Chủ tịch hội đồng Châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker.
Ông Cameron tuyên bố từ chức sau kết quả trưng cầu dân ý. Thủ tướng Anh từng vận động Anh Quốc ở lại EU nhưng ông cho biết kết quả phải được tôn trọng.
Trong bài nói chuyện hôm thứ Hai 27/6, ông nói một đơn vị đặc biệt trong chính phủ đang được thiết lập để chuẩn bị những công việc ban đầu cho việc Anh rời EU.
Tuy nhiên, ông nói việc quyết định các bước và khi nào thông báo chính thức về việc Anh rời EU bằng cách viện dẫn Điều 50 Hiệp ước Lisbon còn phụ thuộc vào người kế nhiệm ông, có thể được bầu ra vào đầu tháng Chín.
Theo luật EU, khi việc này xảy ra, Anh Quốc sẽ có hai năm để thương thảo về các điều khoản rời EU, nếu không 27 thành viên còn lại của khối sẽ nhất trí kéo dài quy trình. Anh Quốc sẽ phải quyết định việc định hình lại mối quan hệ thương mại trong tương lai với EU.
Thủ tướng Đức Angela Merkel nói chính phủ Anh mới sẽ cần thời gian để chuẩn bị nhưng các lãnh đạo EU khác nói tiến trình không thể trì hoãn vô thời hạn trong bối cảnh lo sợ “sự lây lan” trong tổ chức đang đối mặt với nhiều thách thức kinh tế và chính trị.
Tổng thống Pháp Francois Hollande và thủ tướng Matteo Renzi đã nhấn mạnh cần phải tiến hành thủ tục để Anh rời EU càng nhanh càng tốt và tập trung vào các thách thức mà 27 nước còn lại trong khối phải đối mặt như chống khủng bố và tăng cường an ninh biên giới.
Quốc hội Anh cũng sẽ họp khẩn vào thứ Ba 28/6 để thảo luận các hệ quả từ cuộc trưng cầu dân ý – bao gồm động thái thúc giục “kích hoạt ngay” điều 50 của Hiệp ước Lisbon.

Chứng khoán Nhật tiếp tục ổn định
Chứng khoán Nhật xoay chiều sau khi nhiều cổ phiếu mất giá đầu phiên giao dịch buổi sáng do tác động của Brexit.
Chỉ số Nikkei 225 đóng cửa tăng 0,1% ở mức 15.323.14 điểm.
Do đồng yen vẫn còn mạnh, các nhà xuất khẩu Nhật bị ảnh hưởng.
Do vẫn quan ngại về tác động của Brexit, các nhà đầu tư xem đồng yen như một chỗ trú ẩn an toàn, khiến đồng tiền này tăng mạnh.
Bất kỳ sự gia tăng của đồng yen sẽ làm cho hàng hóa Nhật đắt hơn ở nước ngoài, gây thiệt hại cho các khách hàng tiềm năng của ngành xuất khẩu Nhật.
Hôm thứ Hai 27/6, Tokyo đã cố gắng trấn an bằng cách hứa hẹn sẽ hành động nếu cần thiết để kiểm soát đồng yen.
Lợi nhuận các hãng sản xuất xe hơi Toyota, Nissan và Honda – tất cả đều có nhà máy tại Anh – đã bị mất khoảng 2%.
Các nhà xuất khẩu khác như Sony, Hitachi, Panasonic hay Yamaha cũng nhìn thấy thiệt hại trong giao dịch hôm 28/6. Các cổ phiếu châu Âu, Anh và Mỹ đều bị tổn thất nặng nề hôm 27/6 do tương lai kinh tế Anh càng lúc càng không chắc chắn.
Anh quốc hiện đã bị mất hạng tín dụng hàng đầu AAA.
Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1,3% còn 19.970,10 trong khi chỉ số Shanghai Composite giảm 0,4% còn 2.884,72.
Chỉ số ASX/200 của Úc tại Sydney giảm 1% còn 5.085,90.
Cổ phiếu Rio Tinto và BHP Billiton mất hơn 1,5% trong khi cổ phiếu ngân hàng cũng trở nên tiêu cực.
Chỉ số Kospi của Nam Hàn cũng thấp hơn, giảm 0,4% còn 1.918.51 điểm.

NIS, « ổ gián điệp » hoành hành tại Hàn Quốc
Để rò rỉ thông tin, đưa tin thất thiệt, thao túng công luận, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc NIS phạm nhiều lỗi lầm nhưng vẫn tập trung rất nhiều quyền lực trong tay và rất có uy tín trong công luận. Trên đây là nội dung bài báo được đăng trên trang mạng của Mediapart ngày 15/06/2016.
Jacques Kim, thực hiện một cuộc điều tra về các hoạt động của ngành tình báo xứ Hàn điểm lại những sơ sót của ngành tình báo Hàn Quốc : NIS từng loan tin một viên tướng cao cấp của chế độ Bình Nhưỡng bị hành quyết để rồi ba tháng sau, cả thế giới trông thấy nhân vật này xuất hiện bên cạnh lãnh tụ tối cao Bắc Triều Tiên và đã được thăng quan tiến chức. Đó là trường hợp của tướng Ri Yong Il.
Cũng « ổ gián điệp » ngay giữa lòng thủ đô Seoul này năm 2013 đã loan tin, cô Hyon Song Wol, bồ cũ của nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un đã bị thủ tiêu, để rồi ít lâu sau cô gái xinh đẹp này trên các phương tiện truyền thông ở Bình Nhưỡng.
Lại cũng Cơ quan Tình báo Quốc gia NIS đã « bịa đặt » nhiều bằng chứng để cáo buộc người Bắc Triều Tiên trốn sang Hàn Quốc làm gián điệp cho chế độ trong tay dòng họ Kim ở phía bắc vĩ tuyến 38. Bài báo trên mạng của Mediapart nêu lên trường hợp tháng 10/2014 hai nhân viên tình báo Hàn Quốc phải ra tòa vì tội ngụy tạo bằng chứng để cáo buộc một công dân Bắc Triều Tiên trốn sang Seoul làm gián điệp cho Bình Nhưỡng.
Mỗi người Bắc Triều Tiên đào thoát sang miền Nam đều bị cách ly trong nhiều ngày, họ bị đưa về trụ sở của Cơ quan Tình báo Hàn Quốc để thẩm vấn trong vòng bí mật. Mãi sau này giới mới biết là có nhiều người trong số đó bị hành hung.
Thế rồi vẫn theo tác giả bài báo Jacques Kim, các điệp viên xứ Hàn cũng rất năng động trên các trang mạng interet. Về mặt kiểm duyệt, nhân danh « an ninh quốc gia », Hàn Quốc không thua Trung Quốc là bao.
NIS, công cụ chính trị của Seoul
Bên cạnh đó là hàng loạt các chiến dịch mà tác giả gọi là « cuộc chiến tranh tâm lý » được truyền tải rộng rãi trên mạng internet để tạo lợi thế cho một nữ ứng cử viên tổng thống.
Lực lượng « cyberforce » Hàn Quốc cũng rất lợi hại, mà chủ yếu là đề phục vụ các mục tiêu chính trị của nội bộ xứ này. NIS đã phải nhìn nhận cố ý thao túng công luận nhân cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2012, khi đó ngành tình báo quốc gia đã nghiêng hẳn về phía ứng cử viên cánh bảo thủ là bà Park Geun Hye, đương kim tổng thống Hàn Quốc và đã tung ra hơn 12 triệu tin nhắn bất lợi cho ứng viên Moon Jae In một trong những đối thủ đáng gờm nhất của bà Park.
Tháng 3/2016 Quốc hội đã mở rộng quyền hạn của NIS, cho phép Cơ quan Tình báo Quốc gia theo dõi, điều tra những đối tượng « đáng nghi ngờ ». Một phần công luận Hàn Quốc, đặc biệt là đảng đối lập đã phẫn nộ trước quyết định trên, nhưng theo Jacques Kim, đó là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh căng thẳng liên Triều hiện nay.
Chế độ miền Bắc khép kín với thế giới bên ngoài, lại có vũ khí nguyên tử để răn đe thiên hạ. Thu thập được thông tin từ Bắc Triều Tiên là cả một thách thức lớn đối với ngành tình báo của Hàn Quốc cũng như của thế giới.
Theo phân tích của một chuyên gia về Bắc Triều Tiên thuộc viện Đại học Sejong ở Seoul, ông Cheong Seong Chang được Mediapart trích dẫn, NIS nắm được nhiều thông tin nhất về Bắc Triều Tiên nhưng cơ quan này thỉnh thoảng cũng phạm phải một số sai lầm bởi vì NIS muốn sử dụng những thông tin thu thập được từ Bắc Triều Tiên để phục vụ một số những mục đích chính trị được giới lãnh đạo ở Seoul đề ra.
Một số các nhà quan sát khác cho rằng Hàn Quốc luôn muốn chứng minh rằng, Bình Nhưỡng luôn “sống trong sợ hãi” với bất ổn chính trị ở thượng tầng cơ quan quyền lực Bắc Triều Tiên. Seoul muốn công luận trong nước hiểu rằng, các nhà lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên luôn tìm cách thanh toán lẫn nhau.
Từ hiếm tin đến thao túng thông thông
Vẫn theo chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại đại học Sejong, NIS dễ dàng phao tin thất thiệt về Bình Nhưỡng bở vì quốc tế và nhất là các phòng viên Bắc Triều Tiên không biết gì về thế giới quá khép kín trong tay gia đình họ Kim. Chỉ tiếc là báo chí phương Tây thường căn cứ trên những thông tin thất thiệt được NIS tung ra để viết bài, bình luận mà không có điều kiện để kiểm chứng.
Mediapart nhắc lại, NIS được hình thành từ đầu thập niên 1960 trong thời kỳ Hàn Quốc trong tay các tập đoàn quân sự độc tài. Ngay từ đầu Seoul luôn xem Cơ quan Tình báo Quốc gia là một công cụ để kiểm soát dân tình, phục vụ cho các mục đích chính trị của tổng thống Park Chung Hee, thân phụ của đương kim tổng thống Hàn Quốc ngày nay.
Mãi cho tới đầu những năm 1990 NIS là cánh tay nối dài của chế độ độc tài Hàn Quốc để theo dõi, bắt giữ, tra tấn và hành quyết các nhà đối lập. Chỉ một khi nền dân chủ được tái lập, những hành vi đó mới bị đẩy vào quá khứ nhưng gần đây xã hội dân sự ở Seoul nhận thấy rằng NIS có khuynh hướng quay lại với con đường cũ.

Một trí thức Trung Quốc phải xin lỗi vì nghi ngờ về anh hùng lịch sử
Một tòa án Trung Quốc ngày 28/06/2016 đã buộc cựu tổng biên tập một tờ báo có khuynh hướng tự do phải công khai xin lỗi vì đã bày tỏ nghi vấn về tính xác thực của câu chuyện năm « anh hùng » cộng sản trong thời Đệ nhị Thế chiến.
Ông Hồng Chấn Khoái (Hong Zhenkuai), cựu tổng biên tập tờ Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu) đã viết ra những nghi ngờ về tính xác thực của chuyện « Lang Nha Sơn ngũ tráng sĩ », nói về năm người lính Trung Quốc đã nhảy xuống vực thẳm thay vì ra đầu hàng quân Nhật.
Năm nhân vật này được sách giáo khoa ca ngợi là những anh hùng ái quốc, thường xuyên được đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dùng để tuyên truyền. Nhưng năm 2013, ông Hồng Chấn Khoái, cũng là một nhà nghiên cứu sử học và cây bút bình luận cho nhiều tờ báo, đã đăng lên tờ Viêm Hoàng Xuân Thu hai bài viết chỉ ra những chi tiết bất hợp lý, và đặt câu hỏi liệu hai trong số năm người lính này có nhảy xuống vực hay không.
Tòa án quận Xicheng hôm qua cho rằng ông Hồng Chấn Khoái « đã làm xấu đi thanh danh và vinh dự » của « ngũ tráng sĩ », xúc phạm đến tình cảm của con cái họ và « toàn thể nhân dân Trung Quốc ». Tòa cho bị cáo ba ngày để đứng ra xin lỗi công khai.
Theo tòa án : « Bị cáo có thể hạn chế các hậu quả tai hại từ các bài viết này nhưng đã không làm. Nhận định của bị cáo hoàn toàn sai lạc, và phải chịu trách nhiệm pháp lý. Quyền tự do ngôn luận mà bị cáo nêu ra rõ ràng không đủ để bào chữa cho các sai lầm trên ».
ĐCSTQ không dung thứ cho bất kỳ tranh luận nào về quyền lực của mình, và các báo giấy, báo mạng, đài phát thanh và truyền hình ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Giọng điệu tự do truyền thống của tờ Viêm Hoàng Xuân Thu đã bị siết chặt từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2012.

Brexit : Chính phủ Anh cam kết chống tệ nạn bài ngoại
Đại diện cộng đồng tín đồ Hồi giáo và người Ba Lan tại Anh Quốc báo động về tệ nạn kỳ thị người nước ngoài bùng lên từ sau trưng cầu dân ý. Chủ đề di dân nhập cư đã được phe Brexit khai thác triệt để trong suốt chiến dịch vận động cử tri ủng hộ ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu.
Hội đồng người Hồi giáo tại Liên Hiệp Anh MBC, 2,7 triệu tín đồ, cho biết từ thứ ngày 24/06/2016, đã xảy ra hàng trăm vụ báng bổ người theo đạo Hồi. Chủ tịch hiệp hội MBC, Shuja Shafi tỏ ý lo ngại quê hương thứ hai của mình đang trải qua cuộc khủng hoảng chính trị tại Anh đe dọa yên bình xã hội.
Cộng đồng Ba Lan cho dù da trắng tóc vàng cũng là đối tượng bài kích của thành phần kỳ thị. Cảnh sát cho biết, tại thành phố Huntingdon, nơi có đông đảo di dân Ba Lan sinh sống, nhiều truyền đơn miệt thị như « hãy đi về đi bọn sâu bọ » được phát tán.
Trước phản ứng của hai cộng đồng này cũng như của báo chí, ngày 27/06/2016, thủ tướng David Cameron lên án các hành vi kỳ thị, bài ngoại trước Quốc hội. Ông cho biết đã chia sẻ mối quan ngại với thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo và cam kết sẽ bảo vệ công dân Ba Lan, 790.000 người, tại Anh Quốc.
Đại sứ quán Ba Lan tại Luân Đôn ra thông cáo cho biết bị « sốc » và lo ngại tình trạng công dân Ba Lan, cũng như nhiều cộng đồng khác, bị kỳ thị từ sau trưng cầu dân ý.

Đồng yen Nhật tăng giá sau Brexit
Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh về việc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, giá trị đồng bảng Anh từ ngày 27/06/2016 đã xuống đến mức thấp nhất từ hai năm qua so với euro. Thị trường chứng khoán Tokyo cũng gánh chịu hậu quả của« Brexit ».
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles cho biết thêm chi tiết :
« Nhật Bản là nạn nhân bị thiệt hại nặng nề nhất của Brexit tại châu Á. Đồng yen tăng giá ngoạn mục so với các đồng tiền chủ yếu của phương Tây. Từ hôm thứ Sáu 24/6, đồng tiền Nhật Bản đã tăng trên 15% so với đồng bảng Anh, và trên 10% so với đồng euro.
Còn nếu so với đô la, đồng yen đang ở mức gần tương đương với tỉ giá cách đây ba năm, trước khi Ngân hàng Nhật Bản tung ra một chương trình đại quy mô, góp phần vào việc làm giảm giá đồng yen trên 30% đối với đồng đô la.
So với các đối thủ châu Âu hoặc Mỹ, các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản vô cùng nhạy cảm trước việc tỉ lệ hối đoái của đồng yen bị đảo lộn, trở thành ngoại tệ ưa thích để mua dự trữ. Các nhà đầu tư bán ra ồ ạt các cổ phiếu của các tập đoàn Nhật. Từ thứ Sáu, cổ phiếu hãng Itachi bị mất 15% giá trị, còn hãng sản xuất đồng hồ Citizen nổi tiếng mất 11%.
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã triệu tập khẩn cấp cuộc họp giữa chính phủ và Ngân hàng Nhật Bản, yêu cầu theo dõi thị trường ngoại hối sát sao hơn bao giờ hết ».

Sau Brexit, Nghị viện Châu Âu hy vọng một sức bật mới
Nghị viện Châu Âu họp phiên toàn thể đặc biệt vào sáng ngày 28/06/2016, để thông qua một nghị quyết yêu cầu thủ tướng Anh tiến hành các thủ tục ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ngay lập tức.
Từ Bruxelles, thông tín viên Laxmi Lota của RFI tường trình về phản ứng của các đại biểu Châu Âu :
« Olala…Một cú sốc ! », « Tôi rất lo làn sóng ngờ vực Châu Âu là không thể đảo ngược », « Nguy cơ tan rã là có thực ». Nỗi sợ « Brexit » lây lan ngự trị tại Nghị viện Châu Âu. Các đại biểu không muốn để tâm trạng hoài nghi chiếm lĩnh.
Và như thế, phải thuyết phục các công dân rằng Liên Hiệp Châu Âu mang lại lợi ích cho họ, theo bà Elisabeth Morin-Chartier của đảng Nhân dân Châu Âu (PPE) thuộc nhóm cánh hữu và trung hữu. Bà nói : « Đấu tranh cho công ăn việc làm, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để cho Châu Âu sống động và nhạy cảm hơn về phúc lợi xã hội ».
Một Châu Âu chăm lo cho đời sống người dân, đó cũng là quan điểm của ông Philippe Lamberts, đồng chủ tịch nhóm đảng Xanh/Liên minh tự do Châu Âu. Bởi vì Châu Âu không còn khiến người ta mơ tưởng, nên ông mong muốn nhấn nút « tái khởi động » Liên Hiệp và đáp ứng lợi ích chung.
Ông Lamberts nói : « Nói về Hiệp ước tự do mậu dịch xuyên Đại Tây Dương chẳng hạn, rõ ràng là các công dân không hề đòi hỏi, tuy vậy người ta lại muốn áp đặt. Nếu nghĩ về các hóa chất như glyphosate, dù đa số công luận không muốn, nhưng họ vẫn cố tình xúc tiến ».
Trong các hành lang Nghị viện Châu Âu, các đại biểu nói rằng họ đang trải qua một thời điểm lịch sử, nêu ra một cuộc cách mạng dân chủ và mơ đến một đà tiến mới.

Trung Quốc : Phó tổng biên tập tạp chí của đảng Cộng sản tự sát
Phó tổng biên tập tạp chí Cầu Thị của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tự sát, theo tin từ báo chí Trung Quốc ngày 28/06/2016. Nhiều giả thiết đã được đưa ra, từ đấu đá nội bộ cho đến vấn đề tự do ngôn luận hay tham nhũng.
Ông Chu Thiết Chí (Zhu Tiezhi), 56 tuổi, cây bút tiểu luận nổi tiếng về lý luận của ĐCSTQ và là phó tổng biên tập tạp chí Cầu Thị (Qiushi), đã treo cổ trong bãi đậu xe ở tầng hầm tòa nhà nơi đặt trụ sở tờ báo.
Tạp chí uy tín Tài Tân (Caixin) dẫn lời một người bạn của ông Chu Thiết Chí cho biết, ông bị trầm cảm vì các xung đột ý thức hệ trong đảng, giữa phe cải cách và phe bảo thủ ngày càng quyết liệt.
Trong một bài báo, ông viết nếu ĐCSTQ không giải quyết các vấn đề thực chất, « thì các tranh luận về ý thức hệ sẽ trở thành những bài diễn văn sáo rỗng, phương hại đến sự tin cậy lẫn nhau giữa đảng và chính phủ đang lãnh đạo nhân dân ».
Từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền cuối năm 2012, chính quyền luôn hạn chế việc tranh luận. Đối với ông Chu Thiết Chí, một nhà trí thức không thể từ bỏ tính liêm chính, độc lập và quan điểm của mình. Nhưng theo tạp chí Tài Tân, « ưu tư này không phù hợp với những lời cổ vũ các cán bộ đảng viên phải đoàn kết, tuân thủ các chủ trương của đảng ».
Trang web của Nhân dân Nhật báo hôm Chủ nhật 26/6 có đăng một tin ngắn về cái chết của ông Chu, nhưng không giải thích nguyên nhân khiến ông tự sát hôm 25/6. Nhiều báo chí khác của Trung Quốc đã đưa lại tin này, nhưng hầu hết đã rút xuống hôm nay.
Các phương tiện truyền thông Hoa ngữ ở nước ngoài cố gắng lý giải về vụ ông Chu Thiết Chí phải tìm đến cái chết, nêu ra mối quan hệ giữa ông và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), từng là cố vấn thân cận của cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào (Hu Jintao). Ông Lệnh Kế Hoạch bị cáo buộc đã nhận hối lộ và lén lút thu thập bí mật nhà nước.
Hai tuần trước khi bị thất sủng, ông đã cho đăng trên tạp chí Cầu Thị một bài viết dài trong đó dẫn tên Tập Cận Bình 16 lần, nhằm cố bày tỏ lòng trung thành. Lệnh Kế Hoạch bị cho là đã đốc thúc ông Chu Thiết Chí cho đăng sớm, trong khi tờ Cầu Thị rất thận trọng kiểm soát nội dung. Cơ quan chống tham nhũng của ĐCSTQ hồi tháng 10/2015 lên án tạp chí Cầu Thị là « bỏ rơi kiểm duyệt chính trị » và quy trình biên tập để đăng các bài báo của những người thân cận.

Dự án « liên bang Philippines » đầy bất trắc của Rodrigo Duterte
Ngày 30/06/2016, Rodrigo Duterte sẽ nhậm chức tổng thống Philippines với dự án biến quốc đảo Đông Nam Á này thành một liên bang. Ông muốn « phá nát » cơ chế chính trị hiện nay do một « băng đế quốc » kiểm sóat và chỉ đạo từ Manila. Tăng cường quyền hạn cho các chính quyền địa phương để giải quyết nội chiến sẽ lợi hại ra sao ?
Trong lúc vận động tranh cử, luật sư Rodrigo Duterte cam kết sẽ thay đổi Hiến pháp để xây dựng một chế độ liên bang cho Philippines : tản quyền về các « tiểu bang mới » để điều hành vận mệnh của 81 tỉnh hiện nay. Theo tổng thống tân cử chế độ hiện tại chỉ là phương tiện để thành phần chính trị gia ở Manila thay nhau chiếm giữ quyền lực : cũng từng người ấy, trong một văn phòng duy nhất, cai trị tất cả người Philippines.
Lời tuyên bố này, theo AFP, đúng là cá tính đao to búa lớn mà thị trưởng Davao hay sử dụng để bài bác chính khách thủ đô.
Ngày 30/06/2016, ông Rodrigo Duterte sẽ là nhân vật tỉnh lẻ đầu tiên lên thay tổng thống mãn nhiệm Benigno Aquino, tuy rất được lòng dân, nhưng xuất thân từ một nhóm gia đình giàu có, thượng lưu ở Manila, từ nhiều thế hệ đứng đầu sinh họat chính trị Philippines.
Để chứng tỏ ông xem thường thủ đô, ngày Lưỡng viện quốc hội thông báo kết quả bầu tổng thống với nghi lễ trang trọng, Rodrigo Duterte không đến tham dự. Từ khi đắc cử đến nay, ông chỉ về Manila có một lần và cho biết sẽ dành đa số thời gian của nhiệm kỳ sáu năm « đóng đô » ở đảo Davao cách thủ đô 2000 cây số.
Hy vọng hoà bình và phát triển kinh tế
Theo kế hoạch « liên bang » của tổng thống mới thì các « tiểu bang » sẽ được quyền tự trị rộng rãi, có thể giữ lại phần lớn lợi nhuận từ khai thác tài nguyên giúp cho địa phương được phát triển tốt hơn. Trong chế độ liên bang,  trung ương chỉ giữ những thẩm quyền cốt lõi như an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại và hải quan.
Tác động quan trọng nhất của chính sách tản quyền là thiểu số Hồi giáo ly khai sẽ ngừng nổi dậy chống chính quyền trung ương.
Trong những tuần lễ gần đây, những tuyên bố thuận chiều từ các thủ lĩnh Hồi giáo võ trang cho phép suy luận là họ đồng ý với dự án liên bang .
Từ muốn đến được, đường đi không dễ
Tuy nhiên, theo AFP, cải cách Hiến Pháp không phải là chuyện đơn giản. Bản Hiến pháp Philippines được viết lại lần cuối cùng vào năm 1987 sau cuộc « cách mạng nhân dân » lật đổ chế độ độc tài Marcos. Các Nghị sĩ đã cài nhiều chốt chận, phòng ngừa mọi mưu toan tái lập chế độ độc tài, chẳng hạn như giới hạn nhiệm kỳ tổng thống, duy nhất, 6 năm.
Để lách các chốt chận, ông Rodrigo Duterte sẽ nhân giai đoạn đang được lòng dân, tổ chức trưng cầu dân ý, sửa đổi Hiến Pháp, theo tiết lộ của những người thân cận. Thế nhưng, không có gì bảo đảm là ý định này sẽ thực hiện thành công và chưa chắc mang lại kết quả mong chờ.
Lợi bất cập hại
Những người chống lại dự án liên bang cho rằng kế hoạch của ông Rodrigo Duterte mù mờ. Họ đặt câu hỏi liệu chế độ liên bang sẽ trị được căn bệnh hiện nay của Philippines hay sẽ làm cho các vấn đề trở thành nghiêm trọng hơn ?
Theo nhà phân tích Temario Rivera, thuộc Center for People Empowerment in Governance, trong một nước mà chính thể đã yếu thì chế độ liên bang có thể làm cho tan rả. Tản quyền có thể tạo cơ hội cho các bè nhóm lợi ích ở địa phương, một phần là nguồn cội của bạo lực hiện nay, tóm thu quyền thế.
Vì chính phủ trung ương không đủ mạnh để phản ứng, chế độ liên bang sẽ đưa Philippines vào một tương lai đầy bất trắc.

Cam Bốt sẽ không ủng hộ phán quyết về Biển Đông
Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đồng thời là lãnh đạo đảng Nhân dân (CPP) cầm quyền ngày 28/06/2016 tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực về Biển Đông, do đây là « sự thông đồng chính trị tệ hại nhất ».
Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Nhân dân Cam Bốt tại Phnom Penh, ông Hun Sen nói : « Đảng CPP không ủng hộ, và hơn nữa còn phản đối bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN nhằm ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông, mà một số quốc gia bên ngoài khu vực đã giật dây và gây áp lực lên các thành viên ASEAN, thậm chí còn trước cả khi tòa án chưa có quyết định ».
Theo Tân Hoa Xã, năm 2013, Philippines đã đơn phương đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye, theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) về việc Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền « đường lưỡi bò » tại Biển Đông.
Hãng tin nhà nước Trung Quốc dẫn lời thủ tướng Hun Sen: « Đảng Nhân dân Cam Bốt dự kiến điều này, và cho rằng đây là sự thông đồng chính trị tệ hại nhất trong khuôn khổ quốc tế, kết quả là dẫn đến sự chia rẽ giữa các thành viên ASEAN và giữa ASEAN với Trung Quốc ».
Ông Hun Sen cảnh báo rằng nỗ lực của một số quốc gia bên ngoài khu vực nhằm huy động lực lượng chống lại Trung Quốc sẽ gây tác động tiêu cực đối với ASEAN và hòa bình trong vùng này.
Hôm 14/6, ngoại trưởng các nước ASEAN họp tại Vân Nam đã đưa ra một tuyên bố chung với lời lẽ cứng rắn khác thường, chỉ trích các hành động quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông. Nhưng vài giờ sau bản tuyên bố đã được thu hồi với lý do nhầm lẫn, nhưng nhiều chuyên gia khẳng định do Trung Quốc đã gây sức ép.
Bắc Kinh đầu tư hàng tỉ đô la vào Cam Bốt, cùng với viện trợ quân sự hào phóng. Năm 2012 Phnom Penh với tư cách chủ tịch luân phiên ASEAN đã phá hỏng nỗ lực của khối này nhằm thiết lập một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông với Trung Quốc.

Gian lận về phát khí thải, hãng xe Volkswagen bồi thường 15 tỉ đô la
Theo bản tin của Bloomberg ngày 27/06/2016, trong vụ tai tiếng gian lận kiểm tra phát thải của xe hơi, hãng xe Đức Volkswagen sẽ phải chi tổng cộng 15 tỉ đô la để dàn xếp vụ kiện ở Mỹ.
Khoản bồi thường này cũng bao gồm 2,7 tỉ đô la nộp phạt cho các cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ và California và 2 tỉ đô la đầu tư cho công nghệ làm sạch khí thải. Volkswagen cũng có thể sẽ phải nộp phạt 400 triệu đô la cho chính quyền nhiều bang, trong đó có NewYork.
Kế hoạch bồi thường này sẽ khép lại quá trình thương lượng lâu dài và phức tap giữa tập đoàn xe hơi Đức và các cơ quan chức năng của Mỹ nhưng đây chưa phải là dấu chấm hết cho các rắc rối pháp lý của Volkswagen.
Tháng 9/2015 vụ tai tiếng bị phát hiện : tập đoàn Volkswagen đã cài đặt phần mềm làm sai lệch kết quả thử ngiệm khí thải của 600,000 xe hơi bán ra trên thị trường Mỹ.  Volkswagen đã gian dối về các thông số gây ô nhiễm và đã cho lắp đặt trên loại xe hơi diesel (chạy dầu cặn) của hãng một thiết bị che dấu việc phát thải khí độc.
Tập đoàn Volkswagen không phản bác các cáo buộc của cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA). Hãng sản xuất xe hơi Đức cho thu hồi kiểm tra 500 000 xe, rút khỏi thị trường các loại xe có vấn đề. Cơ quan chức năng Mỹ cho biết sẽ tiến hành kiểm tra các thông số gây ô nhiễm của các nhãn hiệu xe hơi khác.

Anh đo lường hậu quả kinh tế sau Brexit
Hàng ngàn nhân viên khu tài chính City sắp bị sa thải khi Luân Đôn không còn là cửa ngõ vào thị trường Châu Âu. Các tập đoàn hàng không lúng túng trước viễn cảnh phải xét lại thỏa thuận tự do hàng không với Liên Hiệp Châu Âu. Nông dân Anh chờ đợi mất 4 tỷ trợ cấp nông nghiệp của Châu Âu. Đó là một số hậu quả kinh tế Brexit gây nên cho kinh tế của vương quốc Anh.
Vụ ly dị nào cũng đau đớn và tốn kém khi hôn nhân đổ vỡ. Đó là tâm trạng của Luân Đôn và Bruxelles sau khi gần 52 % người dân Anh đòi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu. Với Liên Hiệp, một khi hai bên chính thức chia tay, khối này mất đi một thành viên hiện đang là nền kinh tế đứng thứ 5 trên thế giới và cũng là một trong những nền công nghiệp phát triển đang có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất, cùng với Hoa Kỳ. Trong khuôn khổ tạp chí hôm nay, RFI xin được tập trung vào những tác động của Brexit đối với bản thân kinh tế Anh.
Doanh nhân hoang mang
Cứ trên 5 doanh nhân Anh thì có một người tính tới khả năng di dời cơ sở khỏi vương quốc này và gần 2/3 những người được hỏi cho rằng Brexit đem lại những hậu quả tai hại cho các hoạt động kinh tế của nước Anh.
Trên đây là kết quả một cuộc thăm dò dư luận do hiệp hội giới chủ Anh (IoD) thực hiện được công bố ngày 27/06/2016. Cùng lúc, Luân Đôn đánh mất điểm an toàn cao nhất AAA mà cơ quan thẩm định tài chính Standard & Poor’s đã dành cho nước Anh từ gần một nửa thế kỷ nay. Nhờ có ba chữ A đó mà Luân Đôn luôn huy động được vốn với lãi suất thấp, vì được xem là một địa điểm đầu tư an toàn.
Tài chính, ngân hàng và đồng bảng Anh điêu đứng
Một cách cụ thể hơn, ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý bên kia bờ biển Manchesđược công bố vào rạng sáng ngày 24/06/2016, hai hậu quả đầu tiên là đồng bảng Anh mất 12 % so với đồng đô la và gần 18 % so với đồng tiền chung châu Âu. Đà tuột dốc đó đã tiếp diễn vào phiên giao dịch hôm thứ Hai đầu tuần, khiến đồng bảng Anh rơi xuống mức thấp nhấp so với đô la kể từ 30 năm qua. Không biết tương lai kinh tế Anh đi về đâu, nhiều nhà đầu tư ồ ạt bán đồng bảng Anh để mua vàng, đô la hay đồng euro, những đơn vị « dự trữ an toàn ».
Giới tài chính ví vón, lá phiếu của cử tri Anh là một « gáo nước lạnh » dội xuống các sàn chứng khoán trên thế giới và gây nên một làn sóng chấn động tương tự như khi tập đoàn ngân hàng Mỹ Lehman Brothers tuyên bố phá sản hồi tháng 9/2008.
Ba tuần trước trưng cầu dân ý, ngân hàng Mỹ JP Morgan báo trước là nếu nước Anh bước ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, thì tập đoàn này sẽ phải sa thải từ 1 đến 4 ngàn nhân viên trên tổng số 16 ngàn đang làm việc cho JP Morgan trên lãnh thổ Anh. Morgan Stanley thì tính tới khả năng bố trí lại 1/6 nhân sự sang một quốc gia khác trong số 27 thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu. Golmand Sachs cũng thông báo một kế hoạch tương tự.
Trả lời đài RFI Stéphanie Villier, kinh tế gia thuộc cơ quan bảo hiểm Humanis giải thích vì sao ngành tài chính ngân hàng ở bên kia biển Manche lại là những nạn nhân đầu tiên của nguyện vọng nước Anh đòi tách rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu :
« Trước tiên hết, ngành tài chính và ngân hàng tại Anh Quốc sẽ mất đi ‘thẻ thông hành Châu Âu’ : có nghĩa là tới nay, tất cả các sản phẩm tài chính tại khu City đều được tự do chuyển nhượng trên khắp các thị trường trong khối 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu. Một khi bước ra khỏi khối này, không có gì bảo đảm là Bruxelles vẫn dành cho Luân Đôn đặc quyền đó. 
Điều ấy có nghĩa là từ trước tới nay, các ngân hàng của Anh làm ăn thịnh vượng hay các ngân hàng Mỹ và cả của Châu Á đã mở chi nhánh tại khu tài chính Luân Đôn, chính vì City là cửa ngõ mở ra toàn thị trường Châu Âu và cả với những đối tác kinh tế, tài chính đặc biệt của Bruxelles như Thụy Sĩ, hay Na Uy. 
Khi nước Anh mất đi lợi thế đó thì các ngân hàng nước ngoài sẽ đi tìm một địa bàn khác, họ tìm cách ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu để làm ăn. Cần biết rằng City là nguồn đóng thuế lớn nhất cho chính phủ. Chỉ bấy nhiêu cũng đủ thấy là tác động của Brexit tai hại tới chừng nào ».
Nhìn từ một khía cạnh khác, chuyên gia tài chính Eric Delannoy, sáng lập viên cơ quan tư vấn Tenzig cho rằng, điều gây hoảng loạn chính là ẩn số chung quanh quan hệ sắp tới giữa nước Anh với Liên Hiệp Châu Âu :
« Khi đa số dân Anh chọn bước ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, việc đầu tiên hết là quyết định đó mở ra một thời kỳ đầy bất trắc. Không ai biết một cách cụ thể khi nào Luân Đôn chính thức chia tay với Bruxelles, với những hậu quả kèm theo là gì ? Brexit tác động đến mức độ nào đối với tăng trưởng của Anh ? Cũng không ai biết một cách chính xác, cuộc đổ vỡ đó là hay hay dở. Thế rồi cũng không ai ngờ là phe bài Châu Âu lại thắng thế.
Chính những yếu tố đó đã tạo nên phản ứng hoảng loạn nhất thời. Tất cả các sàn chứng khoán trên thế giới đã mất giá từ 12 đến 15 % trong phiên giao dịch ngày 24/06/2016 khi nước Anh công bố kết quả trưng cầu dân ý. 
Nhưng theo tôi, đó chỉ là một sự hoảng loạn trong ngắn hạn. Chỉ khoảng hai tháng nữa thôi, chỉ số chứng khoán ở mọi nơi sẽ tăng lên trở lại khoảng từ 10 đến 12 %. Bởi vì khi đó mọi người sẽ làm quen với tình huống và các nhà đầu tư sẽ nhận thấy là Brexit trước mắt không đem lại quá nhiều thay đổi trong đời sống hay các sinh hoạt kinh tế, ít ra là trong ngắn hạn. 
Tôi cũng xin giải thích thêm là sở dĩ thị trường chứng khoán đã chao đảo mạnh như vậy trong những ngày qua, là do không chỉ Anh Quốc hay Châu Âu mà cả thế giới, đang trong tình trạng dư thừa tiền mặt cho nên, trước một tình huống bất ngờ, thị trường đã dao động rất mạnh. 
Tuy nhiên về mặt cơ bản mà nói thì Brexit không làm thay đổi toàn cảnh kinh tế hay tài chính của thế giới. Chỉ có một ngoại lệ là cổ phiếu của các tập đoàn ngân hàng mất giá mạnh, bởi vì mọi người thấy rõ là trong tương lai, khu tài chính City sẽ bị cô lập, đây sẽ không còn là sàn giao dịch số 1 trên thế giới nữa. Trong khi đó ai cũng biết, mảng dịch vụ tài chính, ngân hàng đem về đến 25 % GDPcho nước Anh. 
Ngoài ra người ta cũng lo ngại, khối Liên Hiệp Châu Âu tan ra khi sẽ có những quốc gia khác noi gương nước Anh, đòi tách rời khỏi Châu Âu ».
Ẩn số về quan hệ Anh- Châu Âu
Qua ẩn số về quan hệ trong tương lai giữa Luân Đôn với Bruxelles câu hỏi quan trọng nhất có lẽ liên quan đến mảng mậu dịch. Viện nghiên cứu Đức Bertelsmann Stiftung chờ đợi, ra khỏi Châu Âu, thu nhập đầu người tại Anh sẽ mất đi khoảng 3 % một năm từ nay đến năm 2030.
Liên Hiệp Châu Âu đối tác thương mại lớn nhất của Anh, mua vào 50 % hàng xuất khẩu nước này nhờ trong 40 năm qua, thuế xuất nhập khẩu đã được giảm đi đáng kể. Dầu thô của Anh khai thác từ lòng Bắc Hải vốn đã có giá thành cao, khó bán cho Châu Âu. Nếu như Liên hiệp tái lập lại các hàng rào quan thuế với dầu thô của Anh nhập vào 27 nước còn lại thì dầu của Anh lại càng kém hấp dẫn.
Ngoài ngành tài chính, ngân hàng và thương mại, từ ngành vận tải đến những thỏa thuận hợp tác trong các ngành nghiên cứu của Anh đều phải hứng chịu những hậu quả nghiêm trọng với lá phiếu đòi Brexit.
Chẳng hạn như trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhìn chung hàng năm nước Anh đóng góp cho ngân sách chung Châu Âu hơn 7 tỷ euro. Đổi lại Luân Đôn nhận được gần 4 tỷ trợ giá nông phẩm qua Chính Sách Nông Nghiệp Chung –PAC. Nông gia Anh phải tính sao khi mất đi nguồn thu nhập đó ?
Nhìn tới ngành nghiên cứu, nước Anh hiện đứng đầu trong số 28 thành viên được Liên Hiệp Châu Âu trợ cấp nhiều nhất cho các công trình nghiên cứu khoa học – gần 1,4 tỷ euro một năm-
Ra khỏi Châu Châu, các nhà khoa học Anh mất đi nguồn tài trợ đó. Liệu rằng chính phủ và các doanh nghiệp Anh có thay thế Liên Hiệp Châu Âu để bảo đảm ngân sách cho ngành nghiên cứu được như vậy hay không ?
Hãng xe Nhật Toyota mở chi nhánh tại Anh, cửa ngõ vào Châu Âu đang rất lo lắng, do 90 % xe sản xuất tại đây là để xuất khẩu và 75 % trong số đó là để phục vụ cho các thị trường của Liên Hiệp Châu Âu. Với Brexit, xe Toyota ra lò tại Anh sẽ trở nên đắt đỏ hơn và lượng xe bán ra qua đó sẽ giảm mạnh.
Trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy bay, đến nay Airbus là biểu tượng của hợp tác châu Âu. Trên lãnh thổ Anh, 15.000 nhân viên trực tiếp làm việc cho Airbus tại ba cơ sở khác nhau. Bên cạnh đó còn phải kể đến 4.000 hãng gia công cho Airbus với 85.000 nhân viên. Theo lời tổng giám đốc Airbus Marwan Lahoud, khoảng 20 % của mỗi chiếc máy bay Airbus được chế tạo tại Anh. Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các khoản đầu tư của Airbus tại Anh không bị thiệt hại.
Ngành hàng không của Anh cũng đang « ngồi trên lửa » vì đồng bảng Anh mất giá họ sẽ phải mua nhiên liệu đắt hơn, đó là chưa kể khối lượng hành khách anh đi du lịch sẽ giảm đáng kể khi mãi lực của người dân Anh giảm vì đồng bảng tuột giá.
Thêm một thách thức khác đặt ra cho các hãng hàng không Anh hay của nước ngoài đặt trụ sở trên xứ sở của nữ hoàng Elizabeth đệ nhị : trong tương lai sẽ phải đàm phán lại về quyền tự do sử dụng không gian chung của Châu Âu. Từ hãng hàng không giá rẻ Easyjet đến tập đoàn nổi tiếng British Airways cùng lo ngại mất quyền mở chi nhánh hay trong thị trường chung Châu Âu. Nhờ được hưởng quyền tự do sử dụng không gian chung Châu Âu mà tập đoàn hàng không low cost Easyjet, trong vỏn vẹn 20 năm, đã trở thành một đối tác nặng ký trên thế giới trong ngành.
Vài ngày trước khi cử tri Anh được tham khảo ý kiến về việc đi hay ở lại trong Liên Hiệp Châu Âu, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OCDE đã công bố một báo cáo với những thống kê cụ thể như là : chia tay với Châu Âu, người tiêu dùng Anh phải trả giá một bao thuốc lá đắt hơn đến 20 % so với hiện tại.
Trung bình, một người nghiện thuốc sẽ phải chi ra thêm 600 bảng một năm : đó là cái giá phải trả vì thuế nhập khẩu tăng thêm. Giá thuốc men và xe hơi trên thị trường Anh sẽ tăng thêm theo thứ tự là 4,5 % và 10 %.
Trong bối cảnh hàng loạt các tín hiệu, thống kê và báo cáo đều chỉ ra rằng kinh tế Anh chẳng có lợi gì khi ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, thủ tướng David Cameron và bộ trưởng Tài chính George Osborne đã liên tục tìm cách trấn an các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Luân Đôn nhấn mạnh : kinh tế Anh may mắn có được những nền tảng vững chắc. Được RFI đặt câu hỏivề mức độ tin cậy của những tuyên bố đó, chuyên gia kinh tế thuộc ngân hàng Saxo Bank Christopher Dembick trả lời như sau :
« Tôi nghĩ là thủ tướng Anh có lý trong trung hạn bởi, xét cho cùng, hiện tại hai nền công nghiệp phát triển ổn định nhất là Anh và Mỹ. Nước Anh có tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục khiến chúng ta phải ganh tị. Kinh tế Anh vững vàng. Điều duy nhất mọi người lo sợ là câu hỏi, tương lai nước nay đi về đâu nếu không còn là thành viên của Liên Hiệp Châu Âu. 
Lo ngại đó đè nặng lên các dự án đầu tư của doanh nghiệp và cũng có thể là do những hoang mang ban đầu, kinh tế Anh giảm sụt trong ngắn hạn. Về câu hỏi liệu rằng các doanh nghiệp ngoại quốc đang hoạt động tại Anh có di dời cơ sở sang Châu Âu hay không, tôi nghĩ nếu có, thì đấy không là những làn sóng ồ ạt như mọi người lo ngại. Nhưng đúng là về lâu dài, nghi vấn bao quanh mối quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu với Anh Quốc.
Tựu chung, thì nước Anh cần có Châu Âu hơn là Liên Hiệp Châu Âu cần có nước Anh. Luân Đông không trong thế mạnh để đặt điều kiện với Bruxelles ».
Vào lúc các lãnh đạo Châu Âu họp thượng đỉnh đầu tiên với vỏn vẹn 27 thành viên, thay vì 28, mọi người đều biết, thủ tục ly dị giữa Luân Đôn với Bruxelles sẽ kéo dài. Không bên nào dám mạnh tay cắt đứt quan hệ, khi mà giao thương giữa Anh với phần còn lại của châu lục đã quá gắn bó với nhau.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?