Các thành phố cổ đại bên dưới rừng rậm Campuchia làm thay đổi sách lịch sử

Các thành phố cổ đại bên dưới rừng rậm Campuchia làm thay đổi sách lịch sử

Một nhà sư trẻ ngồi trước đền Angkor Wat vào ngày 1 tháng 1 năm 2016. (Xaume Olleros/Getty Images)Tác giả: Jim Liao, Epoch Times | Dịch giả: Minh Phát

27 Tháng Sáu , 2016

Các nhà khảo cổ học tại Campuchia đã phát hiện ra những thành phố cổ xưa khoảng 900 đến 1.400 năm tuổi bị chôn vùi bên dưới đáy rừng rậm Campuchia. Các thành phố này được xem là phát hiện mang tính đột phá có thể làm thay đổi những niềm tin được ôm giữ trước đây về lịch sử vùng Đông Nam Á.Những thành phố rất rộng lớn, kích thước có thể so sánh với Phnom Penh, thủ đô của Campuchia. Chúng được tìm thấy gần Angkor Wat, khu phức hợp đền thờ của Campuchia, nơi được xem là một trong những kỳ quan thời cổ đại của thế giới.
Tiến sĩ Damian Evans, một nhà khảo cổ học người Úc nói,”Lần này chúng tôi đã có được một vụ trọn vẹn và nó to lớn, lớn với kích cỡ của Phnom Penh,” theo tờ Guardian.
“Chúng tôi có toàn bộ các thành phố được khám phá nằm bên dưới cánh rừng mà chẳng ai biết nó đã từng ở đây – tại khu phức hợp Preah Khan ở Kompong Svay, và hóa ra, chúng ta chỉ mới phát hiện được một phần của thành phố cổ Mahendraparvata vùng Phnom Kulen [khảo sát năm 2012],” Evans tuyên bố. Ông sẽ công bố về toàn bộ những phát hiện của mình trên Tạp chí Khoa học Khảo cổ vào ngày 13 tháng 6.

Đế chế Khmer

Những phát hiện làm thay đổi nhận thức của chúng ta về quy mô đế chế Khmer cổ, bây giờ nhận thức về kích thước của nó đã lớn hơn nhiều so với ban đầu, và có lẽ nó đã là lớn nhất thế giới vào thế kỷ thứ 12. Evans kể rằng các nền văn minh trong quá khứ thường xây dựng các công trình tưởng niệm tại trung tâm thành phố của họ. Vị trí đền Angkor Wat, một di sản thế giới của UNESCO, được cho là một đài tưởng niệm như vậy. Biểu tượng quốc gia Campuchia, được xây dựng bởi vua Suryavarman II vào đỉnh diểm quyền lực chính trị của đế chế Khmer, là một trong những thành phố tiền công nghiệp lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, các học giả đã có giả thuyết từ lâu rằng đế chế còn có quy mô rộng lớn hơn nữa chứ không chỉ có khu phức hợp Angkor.
Năm 2012, các nhà khoa học đã củng cố lại mối hoài nghi của họ thông qua khám phá về Mahendraparvata, một thành phố của những ngôi đền rộng lớn khác gần Angkor Wat.
Tiếp đó lại đến một khám phá mới nhất, diễn ra trong quá trình phân tích khảo sát năm 2015. Khu vực bị che phủ này đã được phát hiện bằng cách dùng kỹ thuật quét laser tiên tiến với tên lidar. Cuộc khảo sát được thực hiện bằng cách gắn một thiết bị laser đặc biệt bên dưới máy bay trực thăng, cho phép nhìn xuyên qua các tán cây và bụi rậm để cuối cùng phát hiện ra những thành phố ẩn mình bên dưới, mặc dù chúng bị phủ bởi lớp gỗ mục và lá khô. Phương pháp lidar đã được sử dụng trong khám phá năm 2012, một thành công giúp Evans nhận được tài trợ từ Quỹ Nghiên cứu Hội đồng Châu Âu (ERC) cho dự án.
Những đo đạc địa hình cũng tiết lộ ra những hệ thống dẫn nước phức tạp được tạo ra vài trăm năm trước cà thời của họ. Những khám phá sẽ thách thức các lý thuyết về quá trình phát triển của đế chế Khmer cho đến khi lụi tàn vào thế kỷ thứ 15, đồng thời cho thấy sự liên quan của khí hậu và xử lý nước trong suốt quá trình đó.
Angkor vẫn luôn là một trong những điểm đến thu hút khách du lịch nhất của Campuchia, nhưng có lẽ khám phá mới sẽ đem đến cho người ta nhiều lý do hơn để tham quan.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Xứ Sở Hận Thù

Tại sao cả thế giới phải dõi theo Cục dự trữ liên bang Mỹ ngày hôm nay?